Là một nghiên cứu về một vấn đề khoa học xã hội, luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung, kết hợp giữa suy luận lô gic, quan sát thực tế và phân tích số liệu thống kê, các nghiên cứu thực tế đã tiến hành về các nội dung có liên quan ở địa bàn nghiên cứu cũng như các địa bàn có điều kiện tương tự khác để đánh giá thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp cần triển khai để giải quyết vấn đề mà luận án nghiên cứu. Tác giả luận văn sẽ
dựa vào những lý thuyết có liên quan tới phát triển bền vững các KCN, những kết
quả nghiên cứu về thực trạng phát triển bền vững (hoặc theo hướng bền vững) các KCN ở Việt Nam để xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, xác định các nội dung nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, các mỗi quan hệ chủ yếu, sẽ kết hợp sử dụng cả
phương pháp diễn giải và quy nạp để phân tích, đánh giá những mối quan hệ chủ yếu được đề cập trong luận án.
6.2. Cách tiếp cận, khung phân tích và phương pháp nghiên cứu cụ thể
Khung nghiên cứu và phân tích được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của luận án có thể được mô tả khái quát qua sơ đồ dưới đây.
NCS tiếp cận việc sử dụng các giải pháp tài chính để phát triển các KCN trên địa bàn Vĩnh Phúc theo hướng sau:
- Phát triển các KCN là một trong những giải pháp lớn để phát triển kinnh tế- xã hội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, được triển khai qua một hệ thống chính sách nhất quán của Nhà nước mà sự tham gia của các nhà
đầu tư vào KCN (kể cả sơ cấp và thứ cấp) có ảnh hưởng quan trọng.
- Phát triển bền vững nói chung, phát triển bền vững các KCN nói riêng, đã trở
thành một yêu cầu, đồng thời cũng là một xu hướng phát triển. Bản thân việc phát triển bền vững phải được lượng hóa và được phản ánh bằng những tiêu thức, chỉ tiêu khác nhau để có thể đánh giá một cách cụ thể.
- Việc phát triển bền vững các KCN đòi hỏi các chủ thể liên quan phải triển khai một cách đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó các giải pháp tài chính đóng vai trò
quan trọng, không tách rời các giải pháp khác.
Những phương pháp nghiên cứu cụ thể chủ yếu được sử dụng trong luận án gồm:
- Nghiên cứu số liệu và tư liệu lịch sử. NCS sẽ thu thập các thông tin về quá trình hình thành và phát triển của các KCN Vĩnh Phúc, về việc thực hiện các giải pháp tài chính có liên quan đến sự phát triển của các KCN trên địa bàn Tỉnh được công bố qua sách, báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết, các công trình nghiên cứu, các website ….
- Nghiên cứu tình huống. Một số KCN và Ban quản lý chúng (nhà đầu tư sơ cấp) và một số doanh đầu tư vào KCN (doanh nghiệp đầu tư thứ cấp) sẽ được tới thăm, khảo sát và nghiên cứu.
- Phỏng vấn chuyên gia. Những chuyên gia được phỏng vấn bao gồm cả các cán bộ quản lý nhà nước có liên quan tới các KCN và sử dụng các giải pháp tài chính đối với các KCN, chủ đầu tư vào các KCN và chủ đầu tư thứ cấp (hoặc đại diện cho họ). Mục đích của việc phỏng vấn chuyên gia là tìm hiểu, làm rõ thêm những số liệu và thông tin đã thu thập được, hiểu sâu thêm một số nội dung cụ thể
Nghiên cứu lý luận về phát triển bền vững
Nghiên cứu lý luận về các giải
pháp tài chính
Xây dựng khung lý thuyết về phát triển bền vững các KCN
Xây dựng khung lý thuyết về thực hiện giải pháp tài chính phát triển bền vững KCN Nghiên cứu
phương pháp, tiêu chí đánh giá tính bền vững trong phát triển các KCN
Thu thập số liệu
Phỏng vấn chuyên gia
Nghiên cứu thực tế, rút ra bài học về áp dụng các giải pháp tài chính để phát triển bền vững các KCN tại các địa phương ở Việt Nam
Đề xuất giải pháp hoàn thiện các giải pháp tài chính phát triển bền vững các KCN ở Vĩnh Phúc
Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp phát triển bền vững các KCN ở Vĩnh Phúc
liên quan tới những nhận định, giả thuyết được phát hiện trong quá trình nghiên cứu (điều tra/ khảo sát và phỏng vấn). Nó cũng được áp dụng để kiểm định, đánh giá tính chính xác của các thông tin được thu thập từ điều tra, khảo sát và phỏng vấn đại trà, đồng thời giúp làm rõ hơn những vấn đề liên quan tới những thông tin này.
- Điều tra xã hội học theo phương pháp chọn mẫu. Mẫu điều tra có quy mô >
200, được chọn theo nguyên tắc thuận tiện, bao gồm:
+ Chủ doanh nghiệp sơ cấp và thứ cấp, một số cán bộ quản lý chủ chốt và cán bộ nghiệp vụ/ quản lý chức năng của các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp và sơ cấp trong các KCN;
+ Các cán bộ quản lý các KCN và đại diện chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (chủ đầu tư sơ cấp) vào các KCN;
+ Các cán bộ quản lý nhà nước đối với các KCN và có liên quan tới việc phát triển các KCN;
+ Các cán bộ nghiên cứu am hiểu về sự hình thành và phát triển các KCN, về việc áp dụng các giải pháp tài chính để thúc đẩy các KCN.
6.3. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu sơ cấp và thứ cấp, sau khi được tập hợp và làm sạch, sẽ được phân tích theo phương pháp thống kê mô tả. Kết quả phân tích sẽ được trinnhf bày dưới dạng số liệu đơn lẻ hoặc số liệu so sánh dưới hình thức các bảng thống kê, các sơ đồ dạng cột, biểu đồ dạng hình tròn, … để thể hiện hiện trạng cũng như cơ cấu để so sánh, phân tích sự tăng trưởng và thực trạng, xu hướng biến động của các nội dung thuộc phạm vi nghiên cứu.