Kinh nghiệm ở Bình Dương

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc (Trang 68 - 72)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP

1.3. KINH NGHIỆM VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ TỈNH Ở VIỆT NAM

1.3.4. Kinh nghiệm ở Bình Dương

Bình Dương có KCN được thành lập khá sớm (năm 1994). Trong hơn 10 năm đầu, số lượng cũng như diện tích của các KCN trên địa bàn tỉnh đã tăng rất nhanh, sau đó chậm dần lại. Các KCN ở tỉnh này cũng được coi là có tính bền vững cao.

Năm 2017, diện tích đất quy hoạch cho các KCN ở Bình Dương là 16.336,27 ha, chiếm 6,06% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. Theo quy hoạch, đến năm 2020 Bình Dương sẽ có 33 KCN tập trung, tổng diện tích khoảng 15.730,18 ha.

Để tạo ra sự phát triển nhanh của các KCN ở Bình Dương, Tỉnh cũng áp dụng nhiều giải pháp tài chính như giảm thuế, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn một cách thuận lợi, Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng để kết nối các KCN với các đầu mối giao thông, với các thị trường một cách thuận tiện, …

Điều đáng quan tâm là ở Bình Dương, các giải pháp tài chính trực tiếp không phải là những giải pháp đem lại tác động lớn nhất và cũng không phải là nhóm giải

pháp được Tỉnh ưu tiên cao nhất, quan tâm thực hiện đầu tiên. Các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ mới là ưu tiên số một và đem lại tác động lớn nhất, đảm bảo cho các KCN trên địa bàn phát triển nhanh và bền vững. Tất nhiên, việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cũng cần tiền, nhưng chúng lại được huy động và sử dụng theo một cách khác so với việc ưu đãi thuế hoặc dùng tiền ngân sách hỗ trợ cho doanh nghiệp. Thực tế này có nguyên nhân là ngay từ đầu, Tỉnh đã

chọn được những nhà đầu tư sơ cấp có tiềm lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm đầu tư xây dựng và khai thác thương mại các KCN, biết cách khai thác thương mại các nguồn lực tài chính và sử dụng chúng một cách có hiệu quả.

Đầu tư xây dựng các khu đô thị mới nhằm góp phần giải quyết chỗ ở cho công nhân trong các KCN là một ví dụ điển hình khác về việc địa phương đã khai thác các nguồn vốn thương mại để giải quyết một trong những yêu cầu xã hội rất cơ bản nhằm phát triển bền vững các KCN trên địa bàn. Một trong những dự án được triển khai theo hướng này là Dự án Unico Thăng Long Tower với diện tích tự nhiên là

10.009m2, tổng diện tích sàn xây dựng gần 82.000m2, tạo ra 1062 căn hộ có diện tích từ 39.39m2 tới 70.23m2.

1.3.5. Một số bài học về giải pháp tài chính phát triển bền vững khu công nghiệp rút ra cho tỉnh Vĩnh Phúc

Từ thực tế sử dụng các giải pháp tài chính nhằm phát triển bền vững các KCN tại một số địa phương, có thể rút ra một số bài học cho Vĩnh Phúc như sau:

Một là, tuy khác nhau về cách thức, mức độ, chủ động hay thụ động, có ý thức hay vô thức, tất cả các tỉnh được nêu trên đây đều tận dụng đến mức tối đa các nguồn lực, thực hiện các giải pháp tài chính phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình. Để thực hiện những giải pháp này một cách hiệu quả, Tỉnh cần nghiên cứu kỹ để nắm được bản chất của từng công cụ và giải pháp tài chính, đánh giá trước những tác động của việc sử dụng công cụ và giải pháp tài chính để thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và phát triển các KCN nói riêng, từ đó xây dựng và

thực hiện những chương trình thích hợp một cách nhất quán, bám sát những mục tiêu và kết quả có thể lượng hóa được.

Hai là, các công cụ, các giải pháp tài chính được thực hiện bởi nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau, trong đó mỗi có quan, tổ chức đều có những thế mạnh, theo đuổi những lợi ích tương đối độc lập, dành mức độ ưu tiên khác nhau cho những giải pháp và công cụ tài chính cũng như các chương trình, đề án có thực hiện những giải pháp đó. Từ thực tế đó, Vĩnh Phúc cần có sự điều hành tập trung, thống nhất để các nguồn lực có thể khai thác được từ các giải pháp tài chính này phát huy cao nhất của chúng đối với sự phát triển kinh tế của địa phương một cách bền vững, trong đó có việc phát triển bền vững các KCN nói riêng.

Ba là, việc sử dụng các công cụ, thực hiện các giải pháp tài chính thường đem lại những tác động tổng hợp, liên ngành, liên lĩnh vực cả trong dài hạn lẫn trong ngắn hạn. Do đó, không thể sử dụng những công cụ, thực hiện những giải pháp này một cách tùy tiện, mà phải cân nhắc kỹ lưỡng một cách toàn diện và khoa học. Hơn nữa, cũng không thể nhấn mạnh thái quá, một chiều các giải pháp tài chính bởi còn có nhiều loại giải pháp khác nữa.

Bốn là, việc thực hiện các giải pháp tài chính nhằm phát triển bền vững các KCN được đặt trong tổng thể các biện pháp phát triển kinh tế- xã hội. Điều này đòi hỏi Vĩnh Phúc phải xây dựng và giải bài toán đa mục tiêu với đa phương tiện khi lựa chọn và thực hiện các giải pháp tài chính, trong đó phát triển bền vững các KCN chỉ là một khía cạnh. Muốn có thứ tự ưu tiên cao, các KCN phải chứng tỏ được tác động cấp số nhân, hiệu ứng dây chuyền tích cực khi được phân bổ thêm nguồn lực từ ngân sách, khi được ưu tiên miễn, giảm thuế, được ưu tiên tiếp cận các nguồn tín dụng và các tài nguyên khác.

Năm là, việc thực hiện các giải pháp tài chính phải được triển khai trong khuôn khổ pháp luật, trong khuôn khổ chính sách chung của Nhà nước. Tuy nhiên, các địa phương cần có sự linh hoạt và mềm dẻo khi vận dụng các quy định chung.

Hơn nữa, việc thực hiện các giải pháp tài chính đối với các KCN cần được gắn với công tác hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính trên phạm vi cả nước và ở

địa phương.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, chương một của luận án đã đạt được một số kết quả cụ thể sau:

- Hệ thống lại một số nội dung cơ bản nhất về KCN bản chất, vai trò của các KCN để làm căn cứ cho những phân tích về phát triển bền vững KCN.

- Xây dựng, củng cố thêm khung lý thuyết về phát triển bền vững KCN, từ

khái niệm, nhân tố ảnh hưởng, các tiêu chí/ chỉ tiêu phản ánh sự phát triển bền vững KCN, cách thức xác định (định tính và định lượng) các tiêu chí, chỉ tiêu phản ánh sự phát triển bền vững KCN.

- Hệ thống hóa giải pháp tài chính phát triển bền vững KCN ở các cấp độ nhà

nước, nhà đầu tư; nêu rõ nội dung, cách thức mà chúng tác động tới sự phát triển bền vững của KCN, những đối tượng mà chúng tác động tới để tạo ra những hiệu ứng mong đợi. Đây là cơ sở để tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng các giải pháp tài chính trong các KCN Vĩnh Phúc ở chương sau, đồng thời cũng là một căn cứ để đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tài chính nhằm phát triển các KCN ở chương cuối của luận án.

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)