Phát triển bền vững khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc (Trang 28 - 42)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP

1.1. KHU CÔNG NGHIỆP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

1.1.2. Phát triển bền vững khu công nghiệp

Phát triển bền vững là khái niệm được bàn luận từ những năm 1970, đặc biệt là từ đầu thập kỷ 1980. Vào giai đoạn này, công nghiệp hóa chất và luyện kim có sự phát triển vượt bậc, tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế rất lớn, nhưng đồng thời cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cực kỳ tai hại cho môi trường sống. Nước của nhiều hệ thống sông lớn trên thế giới bị ô nhiễm tới mức các loài thủy sinh bị tiêu diệt hàng loạt trên quy mô rộng. Nước mặt dành cho sinh hoạt cũng bị ô nhiễm khiến dân cư nhiều vùng phải sử dụng nước ngầm (cũng có dấu hiệu bị ô nhiễm ngày càng nặng). Môi trường không khí ở các trung tâm công nghiệp không chỉ bị ô nhiễm bởi khói bụi, mà còn bị tác động của các loại bụi từ kim loại nặng có hại cho sức khỏe con người. Việc sử dụng các sản phẩm hóa học khiến các loại chất thải rắn từ sản xuất và tiêu dùng gia tăng trong khi thời gian phân hủy tự nhiên của chúng lại rất dài, khiến môi trường đất bị ảnh hưởng xấu.

Lần đầu tiên, Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển chính thức đề cập tới vấn đề này là vào năm 1987 và cho rằng “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng yêu cầu hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng thỏa mãn nhu cầu đó của các thế hệ tương lai” [86]. Quan điểm này của Ủy ban được giải thích rằng phát triển bền vững là một trạng thái phát triển mà ở thời hiện tại, xã hội nói chung, nền kinh tế của một quốc gia nói riêng đạt được một tốc độ cao, nhưng sự phát triển này không được tạo ra ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của các thế hệ sau. Nói cách khác, phát triển bền vững là phương thức tăng trưởng cao về số lượng và chất lượng ở giai đoạn hiện tại nhưng vẫn đảm bảo được lợi ích cho các thế hệ tương lai; các thế hệ sau không phải “trả giá” cho sự phát triển nhanh chóng của thế hệ trước nó.

Quan niệm của các nhà nghiên cứu và các cán bộ quản lý của các nước về phát triển bền vững còn có những khác biệt do họ tiếp cận vấn đề từ những giác độ khác nhau, phục vụ những mục tiêu, những lợi ích khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung,

hầu hết các công trình nghiên cứu về phát triển bền vững đều thống nhất cho rằng phát triển bền vững bao gồm 2 yếu tố cơ bản: Một là đảm bảo có được sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ ở hiện tại; hai là không ảnh hưởng bất lợi tới sự phát triển trong tương lai. Ở Việt Nam, nhiều tác giả cũng đưa ra những định nghĩa khác nhau về phát triển bền vững, nhưng cũng xoay quanh quan niệm này.

Nhằm cụ thể hóa và chuyển hóa khái niệm có tính bản chất về phát triển bền vững như trên, các nhà khoa học và giới quản lý đưa ra 3 trụ cột của phát triển kinh tế- xã bền vững, bao gồm 1) tăng trưởng kinh tế; 2) ổn định xã hội và 3) môi trường tự nhiên bền vững. Những trụ cột này đều gắn với những quan niệm và nội hàm của các phạm trù truyền thống, có thể (và cần phải) được cụ thể hóa thành các tiêu chí (định tính và định lượng) và chỉ tiêu cụ thể.

Ở Việt Nam, phát triển bền vững là một yêu cầu đã được khẳng định trong các chủ trương, đường lối chính thức của Đảng và Nhà nước. Năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững”, tạo ra khung pháp lý chung để xây dựng và thực hiện các chính sách cụ thể quán triệt tinh thần phát triển bền vững trên các lĩnh vực cụ thể (Quyết định 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ) [71b]. Định hướng này cũng là cơ sở để phối hợp nỗ lực của các chủ thể có liên quan và tổ chức sự hợp tác của họ trong hành động thực tế nhằm đảm bảo cho sự phát triển của Việt Nam thực sự đáp ứng được các yêu cầu bền vững.

Từ khái niệm chung về phát triển bền vững như trên, có thể định nghĩa phát triển bền vững các KCN là một quá trình kinh tế- xã hội và kỹ thuật- công nghệ mà trong đó các khu công nghiệp nói chung cũng như từng khu công nghiệp cụ thể có

thể tạo ra và duy trì sự phát triển của mình một cách nhanh chóng, đồng thời đảm bảo sự phát triển ổn định về các mặt chính tri- xã hội và môi trường tự nhiên bên trong cũng như xung quanh nó. Khái niệm phát triển bền vững được sử dụng cho các KCN trong một vùng, một quốc gia, hoặc với mỗi KCN cụ thể. Cũng như đối với nền kinh tế, sự phát triển bền vững các KCN nói chung cũng như từng KCN cụ thể bao gồm 3 trụ cột:

Một là, các KCN cũng như mỗi KCN có được sự phát triển ổn định. Về mặt không gian, mỗi KCN có diện tích giới hạn, có thể được mở rộng sau khi hoạt động ổn định và đã tận dụng hết diện tích đó. Đối với mỗi địa phương và với một quốc gia, số lượng các KCN có thể tăng thêm theo thời gian, khiến tổng diện tích dành cho các KCN tăng theo. Tuy nhiên, sự mở rộng không gian của mỗi KCN cũng như số lượng các KCN không phải là vô hạn. Do đó, về mặt này, sự phát triển bền vững của KCN có nghĩa là sau một thời kỳ tăng lên, số lượng và diện tích các KCN sẽ ổn định, không bị giảm sút (các KCN riêng lẻ không bị thu hẹp và số lượng các KCN

trên một địa bàn cũng như trên cả nước không bị giảm sút). Tuy nhiên, trong mỗi KCN cũng như trong toàn bộ các KCN trên một địa bàn, sự phát triển bền vững thể

hiện ở chỗ kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ không ngừng tăng, thậm chí tăng với tốc độ cao và ổn định. Ở một giác độ khác, tính bền vững trong phát triển của các KCN còn thể hiện ở chỗ năng lực cạnh tranh của bản thân các KCN cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong KCN và sản phẩm do nó tạo ra có sự cải thiện nhanh khiến dần dần chúng có sự vượt trội so với các doanh nghiệp, các sản phẩm được sản xuất ở ngoài KCN. Sự vượt trội này sẽ khiến các KCN tạo ra được một số tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế của địa phương và khu vực, đặc biệt là:

- Hoạt động và sự phát triển của KCN thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các khu vực lân cận. Đây được gọi là tác động “lan tỏa” cùa các KCN, được tạo ra bởi các doanh nghiệp và người lao động làm việc trong các KCN tạo ra những nhu cầu để

dân cư và các doanh nghiệp vùng lân cận sản xuất (vật tư, nguyên liệu, bán sản phẩm, các sản phẩm phụ trợ, …) hoặc cung ứng dịch vụ (cho thuê chỗ ở, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ văn hóa- giải trí, …) để đáp ứng. Sự phát triển công nghiệp trong các KCN kéo theo các ngành kinh tế khác phát triển cụ thể, dịch vụ hỗ trợ ở

khu vực xung quanh KCN sẽ là ngành buộc phải phát triển để phục vụ công nghiệp.

- Các KCN góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương. Bản thân sự hình thành và hoạt động của các KCN đã đòi hỏi và thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng vật chất- kỹ thuật và

văn hóa- xã hội trong và xung quanh KCN cũng như thúc đẩy sự kết nối chung với hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực và quốc gia. Hoạt động sản xuất công nghiệp đòi hỏi người lao động hình thành tính kỷ luật cao, hỗ trợ việc hình thành nhiều thói quen gắn với phong cách sống hiện đại, thay thế những tập quán sinh hoạt tùy tiện của nền sản xuất nhỏ, từ đó góp phần cải thiện đời sống văn hóa tinh thần ở địa phương.

- Việc ứng dụng công nghệ mới và tiên tiến trong các KCN vừa thúc đẩy, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao trình độ kỹ thuật- công nghệ trên địa bàn xung quanh các KCN, đặc biệt là ở những ngành, những lĩnh vực trực tiếp sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ phục vụ KCN. Quá trình này giúp nâng cao hiệu quả

sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống sản xuất xung quanh các KCN.

- Các KCN trực tiếp góp phần nâng cao thu nhập cho dân cư trên địa bàn xung quanh nhờ thu nhập từ tiền công (đối với những người trực tiếp làm việc trong các KCN) và thu nhập tăng thêm do cung cấp dịch vụ cho người lao động làm việc trong các KCN và sản xuất sản phẩm phục vụ các KCN (kể cả sản phẩm cho các

doanh nghiệp lẫn sản phẩm cung cấp cho người lao động làm việc trong KCN). Nhờ sự gia tăng thu nhập này mà tổng cầu trên địa bàn xung quanh KCN tăng lên, tích lũy và đầu tư cũng tăng lên (làm gia tăng năng lực sản xuất), tạo ra môi trường kinh doanh “sống động” xung quanh KCN và thúc đẩy nền kinh tế trên địa bàn phát triển nhanh hơn.

Hai là, các KCN góp phần cải thiện môi trường xã hội và duy trì môi trường xã hội thuận lợi cho sự phát triển xã hội một cách toàn diện. Những tác động quan trọng nhất của các KCN theo hướng này bao gồm: Một là, các KCN góp phần trực tiếp và mạnh mẽ vào việc xóa đói giảm nghèo cho dân cư ở vùng lân cận nhờ việc tạo cho họ những điều kiện để chuyển đổi sinh kế (chuyển sang làm việc trong KCN hoặc tự kinh doanh/ phục vụ các cơ sở kinh doanh cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho các doanh nghiệp trong KCN), tiếp cận công nghệ mới và tiến bộ, học hỏi những kỹ năng mới để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hoặc có thêm cơ hội tích lũy, đầu tư mở rộng sản xuất để nâng cao thu nhập. Hai là, các KCN góp phần phát triển các dịch vụ đời sống và nâng cao thu nhập cho dân cư các vùng lân cận, cho phép người lao động trong các KCN và dân cư xung quanh có điều kiện thuận lợi để thụ hưởng các dịch vụ văn hóa- tinh thần hiện đại, từ đó góp phần làm giảm sự phân hóa xã hội, tạo điều kiện để làm giảm thiểu sự chênh lệch giàu/ nghèo, giảm bớt sự bất bình đẳng về mặt xã hội. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi các KCN hầu hết được xây dựng ở những vùng sản xuất nông nghiệp truyền thống, thường có thu nhập thấp, khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội hiện đại. Ba là, sự hình thành và phát triển của các KCN góp phần quan trọng vào việc đảm bảo việc làm cho người lao động ở các khu vực lân cận. Đương nhiên, nó cũng đặt ra những rủi ro và thách thức khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Bốn là, các KCN góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh, trật tự cho các địa bàn trong và xung quanh nó. Về mặt này, cũng có tác động ở chiều ngược lại: Các KCN thường đòi hỏi nhiều lao động, khiến mật độ dân cư ở vùng xung quanh KCN tăng nhanh và đạt mức cao hơn hẳn so với trước đó. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, điều này cũng tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn cho các hiện tượng xã hội tiêu cực, tạo ra những thách thức lớn cho việc đảm bảo an ninh trật tự cho chính KCN và địa bàn lân cận.

Ba là, các KCN góp phần đảm bảo duy trì và cải thiện môi trường tự nhiên.

Trụ cột này thường được giải thích theo nghĩa là các KCN phải đảm bảo duy trì được môi trường tự nhiên gần nhất với trạng thái vốn có của nó trong nội bộ KCN, đồng thời góp phần duy trì và bảo vệ tốt môi trường xung quanh nó, trước hết là

không phát thải những chất gây ô nhiễm môi trường trong phạm vi nội bộ và khu vực xung quanh. Tuy nhiên, nội hàm của việc duy trì và cải thiện môi trường tự

nhiên còn rộng hơn thế, ít nhất cũng phải bao gồm 3 nội dung sau:

- KCN tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu và năng lượng “sạch”, có khả

năng tái sinh, thay thế cho các loại nguyên vật liệu và năng lượng khoáng vật, ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ sau.

- Các KCN phải góp phần khắc phục những tác động bất lợi, khắc phục những tổn hại môi trường, kể cả những tổn hại do hoặc không do các doanh nghiệp trong KCN gây ra ở cả trong và ngoài KCN.

- Ngay từ khi xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch từng KCN riêng rẽ, các cơ quan hữu quan đã phải tính toán tỷ lệ đất xây dựng nhà xưởng, hệ thống đường giao thông, không gian cây xanh, hệ thống xử lý nước thải và chất thải đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu giảm thiểu tác động bất lợi tới môi trường tự nhiên ở cấp độ vi mô và vĩ mô.

1.1.2.2. Các tiêu thức đánh giá sự phát triển bền vững của khu công nghiệp

Như đã mô tả ở trên, hiện có những quan điểm khác nhau về các tiêu thức và

chỉ tiêu mô tả và đánh giá mức độ phát triển bền vững của các KCN. Do đây không phải là trọng tâm chính, nghiên cứu này sử dụng một hệ thống tiêu chí dưới đây mà

các tác giả đã sử dụng một cách phổ biến ở Việt Nam để đánh giá sự phát triển bền vững của các KCN.

1.1.2.2.1. Vị trí địa lý của khu công nghiệp

Tiêu chí này được xem xét cho từng KCN. Theo đó, vị trí của một KCN được thể hiện qua kinh độ và vĩ độ của các điểm định vị KCN đó tại địa phương mà KCN được xây dựng, được thể hiện trên bản đồ địa lý của địa phương. Về mặt kinh tế, địa lý của KCN được xác định qua các thông số thể hiện khoảng cách giữa những mốc địa lý giữa KCN với các công trình cơ sở hạ tầng chủ yếu có liên quan tới hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN (khoảng cách giữa KCN tới các trục hoặc tuyến đường giao thông chủ yếu, tới các cảng biển, càng hàng không, các điểm tập kết hàng hóa chủ yếu hoặc tới thị trường chính của các doanh nghiệp trong KCN). Vị trí thuận lợi cho phép KCN có nhiều lợi thế, giúp các nhà đầu tư sơ cấp và thứ cấp dễ đạt được các mục tiêu kinh doanh, đó là cơ sở đầu tiên cho sự bền vững của các KCN. Bởi vậy, bản thân các chỉ số phản ánh vị trí của KCN (tọa độ của nó trên bản đồ, khoảng cách giữa nó với các công trình công cộng, …) không phản ánh và đo lường mức độ

bền vững trong sự phát triển của một KCN mà là các chỉ số so sánh phản ánh lợi thế của một KCN so với các KCN khác. Nó cũng có thể được phản ánh một cách gián tiếp thông qua sự so sánh chi phí về không gian địa lý hoặc tỷ lệ chi phí liên quan tới không gian địa lý so với tổng chi phí (hoặc giá thành) cho một đơn vị sản phẩm.

Trong trường hợp những chỉ số định lượng phản ánh lợi thế về chi phí liên quan tới không gian địa lý của sản phẩm do doanh nghiệp trong một KCN không

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc (Trang 28 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)