CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021- 2025
Từ một tỉnh nông nghiệp, trong hơn 2 thập kỷ qua, Vĩnh Phúc đã có sự chuyển đổi cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế rất cao. Trong giai đoạn vừa qua, Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế chung của Tỉnh là “Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để
phát triển nhanh và bền vững. Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng kết hợp hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước, xây dựng Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, du lịch của Vùng và cả nước; tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn” [29].
Trong giai đoạn 2021- 2025, nhiều biến động kinh tế- xã hội trong nước và quốc tế đã tạo ra cho Vĩnh Phúc những cơ hội và thách thức, những thuận lợi và khó khăn mới, tác động không chỉ tới sự phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh, mà còn trực tiếp tác động tới sự phát triển bền vững của các KCN trên địa bàn cũng như việc vận dụng các giải pháp tài chính để thúc đẩy quá trình phát triển này theo hướng có lợi cho Tỉnh. Trong những khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức nêu trên, những điểm quan trọng nhất đối với phát triển bền vững các KCN và thực hiện các giải pháp tài chính phục vụ mục đích này là:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới gắn với và bắt nguồn từ khủng hoảng dầu lửa và dịch bệnh Covid 19. Thay vì tăng trưởng như dự báo cuối năm 2019, kinh tế thế giới đã suy giảm mạnh mẽ với quy mô và tốc độ lớn hơn dự báo ban đầu. Tháng 4/ 2020, Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) dự báo kinh tế thế giới năm 2020 chỉ giảm sút khoảng 3% nhưng tới tháng 6 cùng năm, dự báo về mức suy giảm này đã được nâng lên tới 4,9%13. Đối với Việt Nam, khủng hoảng cũng đã
làm chậm lại tốc độ phát triển kinh tế, từ mức tăng trưởng 6,8% theo kế hoạch
13IMF (2020), World Economic Outlook Update, June 2020: A Crisis Like No Other, An Uncertain Recovery.
phát triển kinh tế- xã hội năm 2020 giảm xuống còn 2,8- 3% theo dự báo của Ngân hàng Thế giới14. Quỹ Tiền tệ thế giới thậm chí dự báo tốc độ tăng trưởng năm 2020 của Việt Nam có thể chỉ đạt 1,8%, giảm đi so với mức tăng trưởng 2,7% được dự báo vào tháng 6/202015. Cuộc khủng hoảng này không chỉ làm giảm tổng cầu trên quy mô toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường của các doanh nghiệp Vĩnh Phúc nói chung, các doanh nghiệp trong các KCN Vĩnh Phúc nói riêng, mà còn làm nhiều chuỗi cung ứng có sự tham gia của các doanh nghiệp Vĩnh Phúc bị gián đoạn. Dịch bệnh đã làm sản xuất của nhiều doanh nghiệp trong các KCN Vĩnh Phúc bị gián đoạn, không có doanh thu trong khi nhiều chi phí vẫn phát sinh buộc doanh nghiệp phải chi trả. Từ đầu năm 2020, nhiều nước có ảnh hưởng lớn tới thị trường quốc tế đã đánh giá lại cấu trúc thị trường và triển khai nhiều hoạt động cụ thể nhằm tái cấu trúc các chuỗi cung ứng chủ yếu, phân tán nguồn cung ứng để tránh sự lệ thuộc thái quá vào một hoặc một số ít quốc gia đơn lẻ. Điều này tạo cơ hội cho Vĩnh Phúc có thể đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút những doanh nghiệp muốn chuyển địa điểm sản xuất của mình sang Việt Nam.
- Sự cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn và tác động toàn cầu cũng như tác động trực tiếp của chúng tới sự phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam nói chung cũng như của Vĩnh Phúc nói riêng. Như vậy, các doanh nghiệp Vĩnh Phúc, trong đó có các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn Tỉnh, sẽ phải thích ứng với sự cạnh tranh không chỉ của các doanh nghiệp, mà còn phải thích ứng với sự cạnh tranh có tính quốc gia, phải tính đến các quan hệ chính trị và
ảnh hưởng của chúng tới các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Điều này làm cho những biến động của thị trường trở lên khó lường hơn và do vậy, rủi ro kinh doanh, rủi ro đầu tư sẽ lớn hơn. Cơ hội của Vĩnh Phúc ở đây là: Nhờ sự ổn định về chính trị và kinh tế- xã hội, sức hút của Tỉnh đối với các nhà đầu tư sẽ
được cải thiện đáng kể.
- Xu hướng toàn cầu hóa tiếp tục được đẩy mạnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong các KCN Vĩnh Phúc có những cơ hội thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng sản xuất. Việc Việt Nam ký kết và thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do càng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp theo hướng này. Tuy nhiên, xu hướng gia tăng bảo hộ thương mại ở
14Nghị quyết số 85/2019/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội; Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (2020): Tổng quan tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam (cập nhật tháng 10.
2020).
15IMF (2020), Country data- Vietnam at a Glance June 2020 and October 2020.
nhiều nước cũng đặt ra những thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp Vĩnh Phúc phải nghiên cứu kỹ thị trường, đầu tư để đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe trên thị trường các nước, đồng thời chuẩn bị những giải pháp ứng phó dự phòng để kịp thời phát hiện và khắc phục những rủi ro có thể phát sinh.
- Tiến bộ khoa học- công nghệ tiếp tục diễn ra với quy mô rộng lớn, tốc độ
nhanh chóng, tác động đa chiều và mạnh mẽ tới đời sống kinh tế- xã hội và tới đầu tư cũng như tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN Vĩnh Phúc. Xu hướng phát triển này đòi hỏi các doanh nghiệp trong các KCN phải đầu tư đổi mới hệ thống sản xuất kinh doanh của mình, tạo ra nhu cầu lớn về vốn, ảnh hưởng tới thị trường tín dụng trong nước nói chung, ở Vĩnh Phúc nói riêng, ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực tới việc lựa chọn các công cụ và thực hiện các giải pháp tài chính đối với các KCN ở Tỉnh. Về phía Tỉnh, các cơ quan chức năng trong hệ thống quản lý nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để thúc đẩy thị trường vốn ở địa phương phát triển hơn, giúp các doanh nghiệp có nguồn lực bổ sung để nâng cao năng lực và trình độ khoa học- công nghệ của mình.
- Cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc đã được chuyển dịch một cách nhất quán theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Sự chuyển dịch cơ cấu này tỏ ra đã đúng hướng, phù hợp với điều kiện và tiềm năng của Tỉnh. Chính vì thế, Vĩnh Phúc đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong suốt thời gian từ khi tái lập tỉnh tới nay. Cũng nhờ thế, nền kinh tế của tỉnh, đặc biệt là nền công nghiệp, đã tạo ra một năng lực khá lớn, tạo được cơ sở khá vững chắc cho sự phát triển bền vững trong giai đoạn tới. Riêng các doanh nghiệp trong các KCN, tuy còn khó khăn, nhưng đã thiết lập và duy trì được một thị trường bước đầu ổn định, thiết lập được những quan hệ hiệp tác ban đầu để có thể đẩy mạnh chuyên môn hóa và hiệp tác hóa, củng cố được chuỗi cung ứng nhằm đẩy mạnh sản xuất một cách bền vững trong những năm sắp tới. Vấn đề đặt ra đối với tỉnh Vĩnh Phúc là cần thu hút đầu tư nhiều hơn và
triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển mạnh mẽ công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn, đặc biệt là phát triển sản xuất những sản phẩm trung gian, chi tiết và phụ tùng, phụ liệu cho các doanh nghiệp trong các KCN ở Vĩnh Phúc.
- Môi trường kinh doanh trên địa bàn Tỉnh đã được cải thiện một cách mạnh mẽ và khá toàn diện. Đặc biệt, các thủ tục hành chính và công tác quản lý nhà nước về kinh tế ở Vĩnh Phúc đã được hoàn thiện theo hướng đơn giản hóa thủ tục và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý; hệ thống cơ sở hạ tầng của Vĩnh Phúc đã được hoàn thiện và nâng cấp một cách đáng kể so với giai đoạn
trước, đã được kết nối tốt hơn với hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia (mà bản thân hệ thống này cũng đã được nâng cấp và mở rộng, cải thiện một cách đáng kể).
Kết quả là, việc này giúp nâng cao đáng kể sức hấp dẫn của Vĩnh Phúc đối với các nhà đầu tư từ các tỉnh khác và từ các nước khác.
Như vậy, trong giai đoạn tới, tuy có những khó khăn, thách thức lớn, đặc biệt là chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID 19, Vĩnh Phúc vẫn có thể tiếp tục duy trì được sự phát triển của mình. Những định hướng phát triển mà Tỉnh có thể theo đuổi là:
- Duy trì và tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, đồng thời chuyển dịch cơ cấu nội bộ từng ngành theo hướng nâng cao tính chất sản xuất hàng hóa, nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng của Vĩnh Phúc trong giá trị sản phẩm;
- Nâng cao toàn diện trình độ khoa học- công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh, phát huy vai trò và tác động tích cực của Tỉnh đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của khu vực; nâng cao vị thế của Vĩnh Phúc trong hệ thống sản xuất toàn quốc cũng như trong các hệ thống chuỗi giá trị toàn cầu mà
Vĩnh Phúc tham gia;
- Cải thiện tính bền vững trong phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh, đặc biệt là
cải thiện các chỉ tiêu chủ yếu trong Bộ tiêu chí phát triển bền vững quốc gia, đảm bảo tính đồng bộ giữa các tiêu chí;
- Đồng bộ hóa hệ thống kết cấu hạ tầng vật chất- kỹ thuật và hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội trên địa bàn Tỉnh, đặc biệt là nâng cao chất lượng của hệ thống này, mở rộng và phát triển có trọng điểm hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương;
- Gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa đô thị và nông thôn; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.
- Gắn phát triển kinh tế với khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế -xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
3.1.2. Quan điểm, định hướng phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2021- 2025
Phát triển công nghiệp mạnh mẽ hơn là hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế và xu hướng khách quan đối với Vĩnh Phúc trong giai đoạn tới, khi việc thực hiện công nghiệp hóa đòi hỏi Tỉnh phải có sự chuyển hướng quan trọng và
sự phát triển có tính đột phá. Trong quá trình này, Tỉnh cần quán triệt một số quan điểm chủ yếu sau:
- Một là, cần bám sát định hướng phát triển kinh tế- xã hội của đất nước cũng như của Tỉnh, bám sát quy hoạch phát triển công nghiệp, phát triển các KCN của cả
nước. Cả định hướng, mục tiêu, phương thức, các giải pháp và huy động, phân bổ các nguồn lực cũng như tiến độ phát triển công nghiệp nói chung, phát triển các KCN nói riêng đều phải bám sát, tuân thủ quy hoạch và chiến lược chung của Nhà
nước và của Tỉnh. Có như vậy, công nghiệp và các KCN Vĩnh Phúc mới có cơ sở, có chỗ dựa vững chắc và có sự phát triển cân đối, hài hòa với các ngành khác ở địa phương, mới kết nối được với hệ thống công nghiệp của cả nước.
- Hai là, cần ưu tiên nâng cao năng lực và trình độ khoa học- công nghệ của các DN trong các KCN. Khoa học và công nghệ đã trở thành yếu tố có vai trò quyết định đối với sự phát triển ở phạm vi toàn cầu và toàn quốc mà Vĩnh Phúc không những không phải là ngoại lệ, mà còn phải đi đầu quán triệt xu hướng này. Điều đó có nghĩa là Vĩnh Phúc nói chung, công nghiệp và các KCN Vĩnh Phúc nói riêng, phải mau chóng nâng cao trình độ khoa học- công nghệ, nâng trình độ của mình vượt lên so với mức trung bình của cả nước và trong khu vực. Cần nhận thức rằng chính khoa học- công nghệ và việc ứng dụng thành công chúng sẽ giúp giải quyết hàng loạt vấn đề về duy trì và phát triển sản xuất- kinh doanh, về giải quyết các vấn đề kinh tế- xã hội và môi trường. Có như vậy, các KCN Vĩnh Phúc mới có sức cạnh tranh vượt trội, có thể tạo ra và duy trì được sự phát triển bền vững của mình.
- Ba là, cần phát triển và mở rộng quan hệ liên kết giữa các DN trong các KCN của Vĩnh Phúc với nhau và với các DN khác trong phạm vi toàn quốc, đồng thời củng cố vị thế của các DN trong các KCN của Vĩnh Phúc trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Chỉ khi tạo dựng và mở rộng được quan hệ liên kết, có vị trí vững chắc trong các chuỗi cung ứng toàn quốc và toàn cầu, các DN trong KCN Vĩnh Phúc mới có thể yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất, chuyên môn hóa vào những khâu mình có thế mạnh, từ đó có thể phát triển nhanh và bền vững được.
- Bốn là, không ngừng nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các KCN cũng như các DN trong các KCN của Tỉnh. Trước khi phát triển nhanh, DN cần duy trì hoạt động của mình một cách bền vững. Điều này chỉ có thể đạt được khi DN có năng lực cạnh tranh tốt. Tất nhiên khoa học- công nghệ là công cụ và
nhân tố quan trọng nhất để tạo ra điều này, nhưng có nhiều phương án, cách thức, con đường để nâng cao trình độ khoa học- công nghệ của DN. Trong quá trình lựa chọn các phương án cụ thể, tiêu chí hiệu quả phải được ưu tiên coi trọng, xem xét bởi đảm bảo hiệu quả kinh tế, làm sao để DN có tỷ suất lợi nhuận
cao hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân chính là yêu cầu cơ bản nhất để duy trì các hoạt động kinh doanh.
- Năm là, cần nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện mô hình tổ chức và quản lý các KCN. Bên cạnh các KCN tổng hợp, bao gồm nhiều ngành nghề (bao gồm cả những ngành được coi là “mũi nhọn” được Tỉnh ưu tiên hỗ trợ), cần phát triển các KCN với những DN lớn làm trung tâm và nhiều DN hỗ trợ. Mô hình này cần được đặc biệt nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai ở những KCN mới của Tỉnh. Mô hình phát triển các KCN Samsung ở Bắc Ninh và Thái Nguyên cần được tham khảo, đánh giá và rút ra bài học cho Vĩnh Phúc.
Một số định hướng cơ bản để phát triển bền vững các KCN trên địa bàn Tỉnh trong giai đoạn 2021- 2025 là:
- Nhanh chóng nâng cao tỷ lệ lấp đầy các KCN hiện đã hoạt động và đưa các KCN mới vào khai thác. Mục tiêu cần đạt là đảm bảo hoàn thành được chỉ tiêu mà
Tỉnh đã đặt ra là tỷ lệ lấp đầy bình quân của các KCN toàn Tỉnh phải đạt mức 80- 90% vào năm 2025;
- Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật trong và xung quanh các KCN theo hướng đồng bộ hóa, hiện đại hóa, đảm bảo có sự kết nối thuận tiện giữa các DN trong các KCN Vĩnh Phúc với thị trường trong nước và quốc tế. Mục tiêu cần đạt là đảm bảo sự ổn định của hệ thống điện, nước; giảm thời gian bình quân để
lưu thông vật tư, hàng hóa từ các KCN Vĩnh Phúc và ngược lại tới Hà Nội và các cảng biển lớn của Việt Nam khoảng 10- 15%; đồng thời cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội phục vụ các KCN trên địa bàn Tỉnh, ít nhất là về a) chỗ ở, b) dịch vụ chăm sóc sức khỏe và c) văn hóa- tinh thần cho lực lượng lao động làm việc trong các KCN.
- Gắn việc phát triển bền vững các KCN với việc bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm của các KCN trong việc bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường bên trong các KCN, kể cả môi trường trong DN thuộc các KCN ở Vĩnh Phúc. Mục tiêu cần đạt là tới năm 2025, xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường ở các KCN, đảm bảo tất cả các KCN đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung và nước thải sau xử lý của các KCN đều đạt tiêu chuẩn do Nhà nước quy định; đảm bảo 100% các chất thải rắn được thu gom để đưa đi xử lý tập trung; triển khai các biện pháp để
tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở các KCN; đồng thời nâng cao hệ số cây xanh che phủ trong nội bộ các DN thuộc các KCN.
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển trong các KCN Vĩnh Phúc, đặc biệt là những ngành hỗ trợ cho công nghiệp vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin,