CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÁC
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC
2.1.2. Tính bền vững trong sự phát triển các khu công nghiệp Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc rất chú trọng đầu tư cho chất lượng quy hoạch các KCN. Tỉnh áp dụng một mô hình quy hoạch chuẩn gồm các hạng mục các công trình dịch vụ/ phục vụ tối thiểu mà các khu công nghiệp cần có, bao gồm các khu chức năng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các dịch vụ đi kèm cơ bản như điện, nước, thông tin và một số dịch vụ như viễn thông, tài chính ngân hàng. Đối với các dịch vụ như điện, nước được ưu tiên đến tận chân hàng rào KCN nhằm khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư. Công suất các hạng mục công trình này phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu tối đa của các cơ sở sản xuất và chính các cơ sở dịch vụ này, có tính đến các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của KCN. Do tính chất, ngành nghề của các cơ sở sản xuất được xác định ngay từ khâu quy hoạch, việc tuân thủ các quy định về chuẩn quy hoạch cho phép đảm bảo tính bền vững trong phát triển các KCN.
Những KCN hiện có ở Vĩnh Phúc đều đã đáp ứng nghiêm túc những yêu cầu nêu trên. Ngoài nhà máy nước với công suất 56.000m3/ngày-đêm, Tỉnh cũng đã xây dựng một nhà máy nước bằng vốn ODA Nhật Bản tại huyện Sông Lô với công suất 50.000m3/ngày đêm để phục vụ các KCN ở địa bàn lân cận. Các dịch vụ khác như thông tin, viễn thông, tài chính, hải quan… chính quyền địa phương tạo mọi điều
kiện tốt nhất để các dịch vụ này tiếp cận và phục vụ cho các KCN. Về các khu chức năng, Tỉnh đầu tư xây dựng khu thu gom chất thải rắn, trung tâm xử lý nước thải đối với tất cả các KCN. Đặc biệt, trong quy hoạch, Tỉnh đã đề ra những ngành, những lĩnh vực ưu tiên đầu tư cho từng KCN cụ thể để thu hút. Các ngành thu hút trong một KCN thường là những ngành liên quan gần gũi đến nhau. Ví dụ, KCN Sơn Lôi kêu gọi các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất thiết bị vận chuyển container, cơ khí chế tạo, thiết bị điện, sản xuất khuôn mẫu bằng kim loại hoặc phi kim loại, sản xuất thiết bị nâng đỡ hạng lớn, sản xuất máy công cụ gia công kim loại…
2.1.2.2. Vị trí địa lý của các khu công nghiệp Vĩnh Phúc
Vị trí của KCN thể hiện sự thuận tiện hay không thuận tiện trong xây dựng cơ sở
hạ tầng, mức độ chi phí giải phóng mặt bằng và đặc biệt là sự kết nối với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không. Nếu KCN có vị trí thuận lợi cho việc đi lại và chuyên chở hàng hóa đầu vào và đầu ra, tiện lợi cho việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ từ
bên ngoài vào KCN thì năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động sẽ cao và ngược lại. Gần đây, Vĩnh Phúc đã tránh đầu tư xây dựng các KCN ở những huyện đồng bằng hoặc sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa để phát triển KCN mới. Quyết định này phù hợp với chủ trương của Nhà nước, cho phép Tỉnh phát triển công nghiệp mà không gây ảnh hưởng lớn tới đời sống và sản xuất của nông dân và đời sống kinh tế- xã hội ở nông thôn, một bộ phận cấu thành rất quan trọng của địa phương.
Tỉnh Vĩnh Phúc vốn có lợi thế về giao thông vị trí địa lý do tiếp giáp với thủ đô Hà Nội nên có thuận lợi về giao thông đường hàng không vì rất gần cảng hàng không quốc tế Nội Bài; đồng thời cũng thuận lợi về giao thông đường bộ và đường sắt do nằm trên Quốc lộ số 2, đường cao tốc xuyên Á Nội Bài- Lào Cai- Trung Quốc (AH14), đường sắt Hà Nội- Lào Cai; đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng, đường 18 thông với cảng Cái Lân.
Các KCN của tỉnh cũng được quy hoạch rất thuận lợi để khai thác những lợi thế về giao thông. Các KCN đều được đặt ngay cạnh hoặc có khoảng cách rất gần (không quá 8 km) với các tuyến đường bộ và đường sắt chính đi qua tỉnh. Các KCN của Vĩnh Phúc được lựa chọn xây dựng hầu hết tại vùng trung du, có độ cao trên 10m so với mực nước sông và 15 – 20m so với mực nước biển nên không xảy ra lũ lụt, sạt lở đất và có kết cấu địa chất tốt đảm bảo cho xây dựng các nhà máy sử dụng thiết bị nặng, thiết bị chính xác. Các KCN cũng đặt ở những vị trí có điều kiện thổ nhưỡng, thủy văn tốt, quá trình giải phóng mặt bằng nhanh, xây dựng hạ tầng thuận lợi. Tình hình an ninh và môi trường xung quanh các KCN đều tốt, dễ tuyển dụng lao động.
Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015
Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc [5]
Qua khảo sát thực tế vị trí của các KCN tại Vĩnh Phúc có thể khẳng định các nhà đầu tư và các cơ quan quản lý của địa phương đã định vị sản xuất khá tốt, đảm bảo cho mục tiêu phát triển bền vững ở hiện tại và trong giai đoạn tiếp theo, kể cả khi mở rộng các KCN. Vị trí được chọn rất thuận tiện để các KCN tiếp cận với thị trường đầu vào, chuyên chở đầu ra cho các DN công nghiệp và tạo điều kiện để cung cấp dịch vụ từ
bên ngoài vào các KCN. Với vị trí tốt, các DN có thể tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh. Do đó, việc lựa chọn vị trí của các KCN có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển bền vững của các KCN ở cả hiện tại và tương lai.
2.1.2.3. Diện tích đất và tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc
Diện tích đất của các KCN là một nhân tố quan trọng, thể hiện quy mô KCN và năng lực đầu tư của chủ đầu tư. Nó ảnh hưởng tới số dự án được thu hút, số lao động và lượng cầu các yếu tố nguyên nhiên vật liệu, dịch vụ. Đối với chủ đầu tư sơ cấp, quy mô KCN quyết định các chỉ tiêu kinh doanh như doanh thu và lợi nhuận.
Nhân tố này bị giới hạn bởi năng lực tài chính của chủ đầu tư, diện tích đất tự nhiên, quy hoạch của địa phương.
Tỷ lệ lấp đầy trong KCN được xác định qua mức độ sử dụng đất KCN, đo bằng tỉ lệ diện tích KCN đã cho các DN thuê so với tổng diện tích KCN. Vĩnh Phúc chỉ có hai KCN có diện tích nhỏ (KCN Kim Hoa rộng 50 ha, KCN Bình Xuyên II
giai đoạn 1 rộng 42,2 ha) lại được thành lập từ khá lâu đạt tỷ lệ lấp đầy 100%; các khu khác có tỷ lệ lấp đầy dao động từ 17,9% tới 89% và đã được nâng thêm trong những năm gần đây (xem bảng 2.4) [5].
Bảng 2.4. Diện tích và tỷ lệ lấp đầy các KCN đã thành lập tỉnh Vĩnh Phúc
TT Tên KCN Năm
thành lập
Diện tích (ha)
Diện tích đất công nghiệp (ha)
Tỷ lệ lấp đầy
1 Kim Hoa 1998 50,0 45,0 100%
2 Khai Quang 2006 216,24 162,29 93,16%
3 Bình Xuyên 2007 287,7 209,83 75,25%
4 Bá Thiện - Giai đoạn 1 2007 77,87 64,0
30,12%
Bá Thiện - Giai đoạn 2 247,9 139,0
5 Bình Xuyên II – Giai đoạn 1 2008 42,2 31,7 100%
Bình Xuyên II – Giai đoạn 2 2009 137,8 82,7 -
6 Bá Thiện II 2009 308,0 212,4 68,14%
7 Phúc Yên 2010 139,2 96,38 -
8 Tam Dương II Khu A 2014 176,53 134,57 33,37%
9 Tam Dương II Khu B 2014 185,6 120,0 < 20%
10 Chấn Hưng 2015 129,75 90,4 < 20%
11 Sơn Lôi 2015 264,52 189,08 < 20%
12 Thăng Long (Vĩnh Phúc) 2015 213,0 170,4 24,68
13 Sông Lô 1 2015 177,0 132,69 -
Tổng cộng 2653,0 1880,5
Diện tích trung bình/ KCN 204,98 144,64
Nguồn: Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc [5] và tính toán của tác giả Một số KCN có diện tích tương đối lớn và đạt tỷ lệ lấp đầy khá cao như Khai Quang (93,76%), Bình Xuyên (75,25%), Bá Thiện II (68,14%), các KCN còn lại chỉ lấp đầy dưới 60%. Các KCN Tam Dương II, Chấn Hưng, Sơn Lôi, Phúc Yên vẫn xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nên thu hút được ít dự án, tỉ lệ lấp đầy của các KCN này chỉ đạt dưới 40%. Số liệu ở bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ lấp đầy các KCN Vĩnh Phúc tăng khá chậm [5].
Tất cả các KCN của tỉnh đều thực hiện đầu tư từng phần, diện tích san lấp cho thuê tùy thuộc vào nhu cầu của các DN thứ cấp. Việc thực hiện theo hình thức này có mặt tích cực là tiết kiệm chi phí đầu tư, sử dụng vốn có hiệu quả, nhưng khó thực hiện đồng bộ các hạng mục của KCN, dẫn đến cản trở tâm lý của các nhà đầu tư.
2.1.2.4. Tổng số vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện
Đến hết 2019, Vĩnh Phúc có 344 dự án đầu tư vào các KCN, trong đó 290 dự án FDI được cấp GCNĐT/ GCNĐKĐT còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 3952 triệu USD, 54 dự án DDI với tổng vốn đăng ký là 6.648 tỷ đ. Tới 6/2019, Tỉnh có 262 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 3.444,13 triệu USD, vốn thực hiện là 2,033.07 triệu USD. Tổng diện tích đất công nghiệp được sử dụng là 490,2 ha, đầu tư trung bình 7,03 triệu USD/ha và vốn trung bình là 13,15 triệu USD/dự án (xem bảng 2.2 và 2.5) [3, 6].
Bảng 2.5. Tổng số dự án và số vốn đăng ký, vốn thực hiện 2015-2019 Năm
2015 2016 2017 2018 2019 Chỉ tiêu
1. Tổng số dự án đầu tư còn hiệu lực 164 188 233 288 344
- Dự án DDI 37 40 46 54 54
- Dự án FDI 127 148 187 234 290
2. Tổng vốn DDI đăng ký (tỷ đồng) 6.424 7.289 6.859 6.175 6.648 3. Tổng vốn DDI thực hiện (tỷ đồng) 2.937,7 3.555,58 - - - 4. Tổng vốn FDI đăng ký (triệu
USD) 2.024,97 2.332,57 2.748,39 3.110,20 3.952
5. Tổng vốn FDI thực hiện (Triệu
USD) 1.056,34 1.335,93 1.467,32 1.886,98 -
6. Diện tích đất công nghiệp (ha) 368.80 450,50 -
7. Tỷ suất đầu tư bình quân (triệu
USD/ 1 ha) - 6,32 - 6,90 -
8.Vốn ĐT FDI đăng ký bình quân
(triệu USD/ 1 dự án) 15,94 15,76 14,70 13,29 13,62
Nguồn: Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc [3, 6] và tính toán của tác giả5
Số liệu trên đã cho thấy mức vốn đăng ký khá cao nhưng số vốn thực hiện còn khá khiêm tốn: Tính đến hết năm 2015 tổng số vốn DDI thực hiện là 2.937,7 tỷ đồng so với tổng vốn đăng kí 6.424 tỷ đồng; còn vốn FDI đăng kí là 2.024,97triệu USD nhưng mới thực hiện 1.056,34 triệu USD. Đến năm 2016, các DN DDI thực hiện 48,8% trên tổng vốn đăng ký (3.555,58 tỷ); các DN FDI thực hiện 57,27 % tương đương 1.335,93 triệu USD so với mức đăng ký là 2.332,57 triệu USD. Về số vốn trung bình/ 1ha, đến hết năm 2016 các KCN của tỉnh mới chỉ đạt 47,27 tỷ đồng (hơn 2 triệu USD/ha), mặc dù có tăng so với con số 43,35 tỷ/ha của năm trước song
5 Mức quy đổi từ USD/ VND theo tỷ giá chính thức của Ngân hàng Nhà nước năm 2016.
mức độ đầu tư này chỉ ở mức thấp so với nhiều KCN có trình độ phát triển hơn, ví dụ KCN NOMURA Hải Phòng, KCN Việt Nam Singapore ở Bình Dương hay KCN Bắc Thăng Long ở Hà Nội… Vốn đầu tư đăng kí bình quân cũng tương đối thấp, ở
mức 371,82 tỷ đ/ dự án, giảm so với năm 2015. Giai đoạn từ 2016-2019 Vĩnh Phúc đã có bứt phá mạnh, tổng số dự án đầu tư trong các KCN tăng lên 344 dự án (hết 6 tháng 2019, 262 dự án có vốn FDI với tổng vốn đăng ký là 3.444 triệu USD và số vốn thực hiện là 2.033 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với năm 2015). Số vốn đầu tư bình quân /ha đất công nghiệp tăng từ 6,32 triệu USD lên 7,03 triệu USD; tính đến hết 6/ 2019, vốn đầu tư bình quân là 13,15 tr USD1 dự án [3, 6].
Thực tế cho thấy, các nhà đầu tư thứ cấp còn e ngại trong quá trình đầu tư. Hiện tượng này xuất hiện có thể do các nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính dẫn đến thiếu vốn đầu tư hoặc môi trường đầu tư tại địa phương chưa thật sự hấp dẫn mà cụ thể là các đòn bẩy về tài chính chưa đủ mạnh để tạo động lực thúc đẩy quá trình đầu tư.
2.1.2.5. Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Dù tiếp cận theo góc độ nào thì kết quả hoạt động vẫn là các chỉ tiêu quyết định quá trình tái sản xuất của các DN hoạt động tại KCN. Các chỉ tiêu kết quả như tổng doanh thu; tỷ lệ giá trị gia tăng so với tổng doanh thu; kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu; thu nhập bình quân tính trên 1 lao động, số nộp ngân sách tại địa phương, ... Đến hết tháng 12/ 2016, có 190 DN thứ cấp đăng ký đầu tư nhưng mới có 161 DN chính thức sản xuất (xem bảng 2.6).
Bảng 2.6. Hiệu quả hoạt động của các DN trong KCN tỉnh Vĩnh Phúc
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2016
Năm 2017
Năm 2018
2019
1 Số DN hoạt động DN 137 159 184 -
2 Doanh thu (giá hiện hành) Triệu USD 4.804,26 4.928,9 5.254,20 6.090,34 3 Nộp ngân sách Tỷ đồng 1.722,30 2.013,63 2.548,0 2.781 4 Giá trị xuất khẩu Triệu USD 2.067,35 2.651,2 3.365,89 4.025 5 Giá trị nhập khẩu Triệu USD 1.520,38 2.321,30 2.422,19 -
Nguồn: Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc [3, 6] và tính toán, cập nhật của tác giả6 Tính từ năm 2010 trở lại đây, giá trị sản xuất của các KCN đang hoạt động đều gia tăng. Năm 2016, các KNC Vĩnh Phúc có doanh thu hơn 4.804,26 triệu USD, nộp ngân sách 1.722,30 tỷ đồng, đóng góp 2.067,35triệu USD vào kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu giá trị 1.520,38 triệu USD. Đến năm 2018 do số DN tăng nên chúng đạt
6 USD được quy đổi sang VND theo tỷ giá thực tế năm 2016 do Ngân hàng Nhà nước quy định.
doanh thu 5.254,20 triệu USD, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt là 3.365,89 triệu USD và 2.661,98 triệu USD (xem bảng 2.6 và 2.7).
Bảng 2.7. Giá trị sản xuất CN từ các KCN Vĩnh Phúc 2014-2019
Khu CN
2010 2014 2015 2016 2017 2018 6 tháng
2019 (Theo giá
1994)
(Theo giá 2010)
(Theo giá 2010)
(Theo giá 2010)
(Theo giá 2010)
(Theo giá 2010)
(Theo giá 2010) KCN KHAI
QUANG 2.762,35 12.910,98 20.260,67 30.481,97 32.036,05 35.833,62 18.412,91 KCN BÌNH
XUYÊN 631,002 7.281,82 7.202,67 8.874,45 9.940,96 11.545,75 4.494,39 KCN BÌNH
XUYÊN II 0 - 7,90 94,15 1.127,81 2.406,25 1.128,78
KCN BÁ
THIỆN I 174,08 2.850,43 6.630,98 14.438,75 16.818,97 8.097,38 KCN BÁ
THIỆN II 0 - 243.94 1,245.03 4.697,72 10.164,32 5090,54 KCN KIM
HOA 21.835,84 45.101,17 49,709.85 49,749.44 - - -
Tổng thu 25.229,19 64.080,20 80.230,59 96.986,02 44.252,43 - - Nguồn: Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc [3, 6]; số liệu các
năm 2017,2018 & 2019 chưa bao gồm KCN Kim Hoa Theo bảng 2.7, năm 2010 tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN là 25.229 tỷ VND; năm 2014 tăng lên 64.080 tỷ VND, có tốc độ khá cao. Tuy nhiên trên thực tế, riêng KCN Kim Hoa chỉ có Công ty HONDA nhưng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, từ 70% đến 80% giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN trên địa bàn tỉnh. Mặc dù giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhưng không đồng đều, chủ yếu tập trung vào một số khu, trong khi đó một số khu đã hoạt động nhưng các DN thứ cấp vẫn đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào sản xuất chính thức (KCN Bình Xuyên II, KCN Bá Thiện II).
2.1.2.6. Trình độ công nghệ và ứng dụng công nghệ trong các doanh nghiệp
Trình độ công nghệ ứng dụng trong sản xuất và quản lý ở các KCN Vĩnh Phúc hiện được đánh giá ở mức khá nếu tính theo năm sản xuất, nước sản xuất các trang thiết bị chủ yếu và xét theo năng suất lao động, giá thành và chất lượng sản phẩm.
Trong thu hút đầu tư vào KCN, Vĩnh Phúc đã có ưu đãi rõ ràng đối với ngành và lĩnh vực sử dụng công nghệ tiên tiến. Các chính sách của Tỉnh đều thể hiện rõ quan điểm khuyến khích các DN công nghệ cao đầu tư vào các KCN. Trên thực tế, Vĩnh Phúc đã thu hút được nhiều dự án có công nghệ cao của các DN hàng đầu thế giới như Toyota, Honda, Piagio, Daewoo hay công ty lớn của Việt Nam như Prime.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều dự án đầu tư tại các KCN hiện nay sử dụng công nghệ, thiết bị được chuyển từ nước sở tại hoặc từ một thị trường đã bão hòa vào Việt Nam. Về nguồn gốc công nghệ và thiết bị sản xuất cơ bản có xuất xứ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan.
Đối với các dự án đã đi vào sản xuất tại các KCN chủ yếu tập trung sản xuất, không có dự án nào được thực hiện bao gồm cả bộ phận nghiên cứu triển khai, thiết kế sản phẩm (R&D). Các công ty chỉ tập trung sản xuất sản phẩm theo khuôn mẫu thiết kế có sẵn mà không bỏ chi phí cho nghiên cứu- phát triển sản phẩm mới.
Qua thực trạng thu hút đầu tư, thực tế sản xuất và nghiên cứu phát triển ở các KCN tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy bức tranh toàn cảnh về công nghệ ứng dụng trong sản xuất có xu hướng đi xuống. Với yêu cầu ngày càng khắt khe về cạnh tranh, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn môi trường, thực lực công nghệ, thực trạng đó là một trong những dấu hiệu cảnh báo không an toàn cho phát triển bền vững của các KCN.
2.1.2.7. Trình độ chuyên môn hoá và liên kết kinh tế
Sự liên kết để tạo thành chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp trong từng KCN ở Vĩnh Phúc đã có nhưng chưa cao. Tính đến 2016, các doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh đã hình thành một số nhóm thuộc các lĩnh vực hoạt động chủ chốt, đó là:
- Công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy với sản phẩm chủ yếu là xe ô tô, xe buýt, xe máy;
- Công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy;
- Công nghiệp hỗ trợ điện, điện tử;
- Lĩnh vực dệt may;
- Lĩnh vực công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Mặc dù tính liên kết đã được Tỉnh chú trọng, thể hiện trong các nhóm ngành chủ yếu nêu trên, song vẫn còn nhiều DN và KCN hoạt động trong nhiều ngành nghề lĩnh vực đa dạng khác nhau. Bên cạnh đó, liên kết kinh tế giữa các DN trong Tỉnh và liên kết giữa các DN trong tỉnh với các DN bên ngoài vẫn còn thấp. Điều này lý giải một thực trạng là chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam nói chung và địa phương như Vĩnh Phúc nói riêng chưa có. Các DN tự lo các yếu tố đầu vào cho mình với chi phí cao hơn hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Nhiều KCN do quá chú trọng đến việc kêu gọi đầu tư, tăng tỷ lệ lấp đầy và địa phương muốn tranh thủ nguồn thu cho NSNN mà chưa coi trọng đúng mức đến tính liên kết sản xuất trong và ngoài KCN để hình thành chuỗi cung ứng nội địa và tham gia tốt, có hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
2.1.2.8. Khả năng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư thứ cấp
Về cơ bản, các KCN của Vĩnh Phúc hiện đã đáp ứng được các điều kiện cần thiết cho các nhà đầu tư thứ cấp trên các khía cạnh cơ bản liên quan tới mặt