CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN ĐẾN 2030
3.2.3. Đa dạng hóa và tập trung các nguồn thu để tăng cường khả năng cho ngân sách địa phương nhằm đảm bảo nhu cầu chi ngân sách
Giải pháp này thực ra không phải là giải pháp tài chính trực tiếp phục vụ cho việc phát triển bền vững các KCN ở Vĩnh Phúc, nhưng lại là tiền đề cho việc tạo nguồn thu nhằm trực tiếp chi cho các hạng mục đầu tư trực tiếp và gián tiếp cho các KCN của Tỉnh cũng như để chi trả cho các khoản hỗ trợ cho các hoạt động liên quan tới sự phát triển bền vững của các KCN trên địa bàn. Một khi các nguồn thu cho ngân sách được tăng cường, giá trị các khoản thu cho ngân sách được nâng lên, Vĩnh Phúc không chỉ có tiền để chi cho phát triển cơ sở hạ tầng của các KCN, để hỗ
trợ công tác giải phóng mặt bằng cho các KCN, bù giá cho các phương tiện giao thông công cộng hoặc hỗ trợ cho việc thu gom, xử lý chất thải rắn và nước thải, hỗ
trợ lãi suất để các DN trong các KCN có thể vay tín dụng với lãi suất và điều kiện ưu đãi, mà còn có thể mạnh dạn miễn, giảm thuế, phí và lệ phí các loại cho cả các DN trong các KCN lẫn các DN có liên quan ngoài KCN như đã trình bày ở trên.
Để đa dạng hóa và sử dụng tập trung các nguồn thu cho ngân sách địa phương, Vĩnh Phúc cần triển khai một số hướng cụ thể như sau:
- Nâng cao hiệu quả của công tác thuế, giảm thiểu tình trạng thất thu thuế, phí và lệ phí, phòng ngừa, ngăn chặn các hiện tượng vi phạm pháp luật về thuế, phí và
lệ phí; quán triệt sâu sắc quan điểm nuôi dưỡng nguồn thu nhưng không để thất thu cho ngân sách. Theo hướng này, một số biện pháp cụ thể cần triển khai là:
Một là, rà soát, đánh giá một cách toàn diện hệ thống chính sách thuế hiện hành, đối chiếu cụ thể với điều kiện thực tế và tình hình thực hiện chính sách thuế trên địa bàn Vĩnh Phúc. Việc này cần được thực hiện một cách định kỳ, 6 tháng một lần, do cơ quan thuế chủ trì, có sự phối hợp và tham gia của các sở chuyên ngành, Ban quản lý các KCN của Tỉnh, cơ quan thanh tra nhà nước ở địa phương, Hiệp hội doanh nghiệp Tỉnh, đại diện của chủ đầu tư sơ cấp và chủ đầu tư thứ cấp. Mục đích của việc này là phát hiện những bất cập trong chính sách thuế hiện hành, những quy định tại những văn bản cụ thể không còn thích hợp với điều kiện của Tỉnh và đề xuất những giải pháp, những điều chỉnh cần thiết. Trên cơ sở này, cơ quan thuế địa phương chuẩn bị hồ sơ, văn bản để trình cơ quan chuyên môn cấp trên, đồng thời chuẩn bị hồ sơ, văn bản để Ủy ban nhân dân Tỉnh trình Hội đồng nhân dân Tỉnh hoặc Chính phủ, đề nghị điều chỉnh, bổ sung, thay đổi những nội dung cần thiết. Những đề xuất này cần bám sát phương châm “thu đúng, thu đủ, nuôi dưỡng nguồn thu”. Những quy định
trong các văn bản pháp quy về thuế cần được thường xuyên rà soát và hoàn thiện theo hướng nâng cao mức phạt các trường hợp vi phạm các quy định của Nhà nước về thuế, kể cả đối với các hành vi của các doanh nghiệp (trốn thuế, gian lận thuế, … dưới mọi hình thức), mà cả với những sai phạm của chính các cán bộ ngành thuế. Mức phạt như hiện nay thực ra không đủ sức răn đe, không phải là công cụ để duy trì kỷ luật thuế.
Trong lĩnh vực này, không thể áp dụng phương châm “phạt nhẹ để cơ sở có điều kiện sửa sai” bởi thái độ đó thực sự có tác dụng “dung túng các sai phạm”.
Hai là, rà soát và kiểm kê các nguồn thu cũng như việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các DN và các đối tượng chịu thuế khác trên địa bàn Tỉnh. Việc này cần được thực hiện trên hồ sơ bởi các cơ quan thuế địa phương với kỳ hạn mỗi tháng một lần theo phương pháp kiểm tra chọn mẫu, ít nhất là 3 tháng một lần; đảm bảo mỗi năm, mỗi doanh nghiệp được kiểm tra ít nhất một lần. Mục đích của việc này là
nắm chắc nguồn thu, thực trạng hoạt động của các đối tượng chịu thuế ở tất cả các sắc thuế, từ đó phát hiện những lỗ hổng trong các sắc thuế, số lượng và đối tượng nộp thuế chưa đầy đủ, những tiêu cực dẫn tới tình trạng thất thu, trốn, lậu thuế và
nguyên nhân của chúng để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục.
Muốn vậy, cần xây dựng và thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu của ngành thuế ở
tỉnh, đồng thời kiến nghị Nhà nước hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về thuế, đảm bảo sự kết nối trên phạm vi toàn quốc để phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm túc và
chính xác các trường hợp trốn, lậu thuế. Kết quả của quá trình này là một danh sách cụ thể các đối tượng nộp thuế đã thực hiện tốt nghĩa vụ thuế để đề nghị biểu dương, khen thưởng và một danh sách các đối tượng trốn, nợ thuế, có đánh giá, phân loại theo các tiêu thức khác nhau (đặc biệt là lịch sử vi phạm, mức độ vi phạm, ảnh hưởng tới công tác thuế trên địa bàn, mức độ hợp tác với cơ quan thuế và lịch sử
sửa chữa, khắc phục các vi phạm đã mắc trước đây).
Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về công tác thuế nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng kinh doanh về công tác thuế. Công tác này cần được thực hiện liên tục, có hệ thống, được tổ chức một cách chặt chẽ và được triển khai thực hiện một cách nhất quán với những kết quả có thể lượng hóa được cho từng thời kỳ, từng ngành. Việc nâng cao nhận thức về thuế, tuyên truyền giáo dục về thuế không thể được coi là trách nhiệm của riêng ngành thuế, mà là nhiệm vụ mà các cơ quan nhà nước đều có trách nhiệm tham gia trong phạm vi chức năng của mình. Các cơ quan tuyên giáo và giáo dục của Tỉnh cần đóng vai trò chủ trì trong việc xây dựng các kế hoạch tuyên truyền, giáo dục và tổ chức sự phối hợp hoạt động của các cơ quan, tổ chức liên quan. Cơ quan thuế cần đảm nhận trách nhiệm chuẩn bị nội dung tuyên truyền, giáo dục. Hệ
thống giáo dục, các tổ chức chính trị- xã hội và các tổ chức xã hội- nghề nghiệp cũng như các cơ quan chính quyền các cấp ở địa phương cần đảm nhiệm vai trò là
đầu mối thực hiện.
Bốn là, đôn đốc, cưỡng chế các trường hợp nợ thuế và xử lý nghiêm túc những trường hợp vi phạm pháp luật về thuế, phí và lệ phí. Trên cơ sở kết quả rà soát và
đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của các đối tượng chịu thuế, Tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch phối hợp hoạt động để phòng ngữa, ngăn chặn và xử lý các trường hợp trốn, nợ thuế và các vi phạm khác. Các quy định về mức độ và hình thức xử lý những sai phạm này cần được vận dụng ở hình thức và mức độ sao cho chúng có sức răn đe đủ lớn không chỉ đối với các đối tượng vi phạm, mà cả đối với cộng đồng. Ngoài vấn đề thuế, một trong những lĩnh vực có thể đem lại nguồn thu cho ngân sách mà Tỉnh cần tăng cường kiểm tra, giám sát là các hoạt động liên quan tới chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các giao dịch bất động sản khác.
Tỉnh cũng cần kiến nghị với ngành thuế và tự quyết định trong phạm vi thẩm quyền của mình về việc lấy kết quả thực hiện kế hoạch cải thiện công tác thuế ở địa phương làm một căn cứ cơ bản để đánh giá, đề bạt cán bộ và xem xét khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ ngành thuế. Trong việc xử lý các sai phạm, cần quán triệt rõ quan điểm: Ưu đãi và tạo thuận lợi cho DN và các đối tượng nộp thuế phải được thể
hiện ở chính sách và cách thức thực hiện chính sách chứ không phải ở chỗ nương nhẹ cho các trường hợp vi phạm; một môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN không phải là môi trường mà kỷ cương về thuế- biểu hiện cho chủ quyền quốc gia- bị coi thường.
- Tăng cường khai thác các khoản thu từ thuê mặt đất, mặt nước và các cơ sở
hạ tầng trên địa bàn, từ đấu giá các đất khi xây dựng các khu đô thị, các khu/ điểm tái định cư/ dãn dân, chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ các mục đích khác sang làm đất dịch vụ, đất ở, đặc biệt là ở những khu vực có lợi thế kinh doanh (các khu đất nằm cạnh đường giao thông, gần các trung tâm thương mại, gần các chợ, bến bãi tập kết trên bộ và cạnh các cảng sông, …). ven các tuyến đường. Để làm việc này, Vĩnh Phúc cần triển khai một số biện pháp cụ thể sau đây:
Một là, rà soát, cập nhật các số liệu thống kê về thực trạng sử dụng đất, trong đó có phân loại chi tiết các nhóm đất theo mục đích sử dụng, rà soát kế hoạch dãn dân, xây dựng và phát triển các khu đô thị, các trung tâm thương mại, các điểm/ khu vực có lợi thế về mặt kinh doanh, dự báo biến động của thị trường bất động sản trên địa bàn. Trên cơ sở này, Tỉnh cần chỉ đạo cơ quan chuyên môn kết hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, trong đó xác định rõ thời gian, diện tích sẽ
chuyển đổi mục đích sử dụng/ quyền sử dụng, tổng thu từ sự chuyển đổi trên và
phương án sử dụng nguồn thu. Trong trường hợp cần thiết, nếu phải có những điều chỉnh nhất định đối với các quy hoạch của địa phương, cần tiến hành điều chỉnh chúng một cách thận trọng, có xem xét mối quan hệ giữa các loại quy hoạch và
đánh giá toàn diện tác động của mỗi điều chỉnh trong từng quy hoạch đối với những nội dung khác của chính quy hoạch đó cũng như đối với các quy hoạch khác.
Hai là, kiện toàn công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn, đảm bảo việc đấu giá tuân thủ đúng pháp luật và đem lại lợi ích tối ưu đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, đảm bảo tăng thu cho ngân sách địa phương. Muốn vậy các địa phương và các cơ quan chuyên môn cần nâng cao năng lực để có thể
kiểm soát được hoạt động đấu thầu/ đấu giá quyền sử dụng đất, tránh hiện tượng thông thầu và các sai phạm khác trong quá trình đấu thầu/ đấu giá quyền sử dụng đất ở các địa phương.
- Tranh thủ nguồn hỗ trợ từ trung ương. Nguồn vốn hỗ trợ từ NSTW luôn có vai trò quan trọng đối với các địa phương trong đó bao gồm cả Vĩnh Phúc. Nguồn hỗ trợ từ NSTW chỉ dành cho các hạng mục đặc biệt của Vĩnh Phúc bởi Tỉnh là địa phương đã tự cân đối NS và đã làm được việc này sớm hơn một số địa phương trong vùng. Tuy vậy, Tỉnh vẫn cần sự hỗ trợ từ TW và cần tận dụng sự hỗ trợ này một cách tối ưu cho sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, đặc biệt là đối với sự phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh.
Muốn tận dụng được nguồn vốn này, trước hết, Tỉnh cần nghiên cứu, lựa chọn một số dự án, đặc biệt là các dự án xây dựng và mở rộng/ nâng cấp cơ sở hạ tầng (trước hết là trong lĩnh vực giao thông) để chúng không chỉ phục vụ nhu cầu trong nội bộ Tỉnh, mà phải kết nối, phục vụ việc nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia. Việc này không chỉ giúp huy động thêm được vốn phục vụ nhu cầu đầu tư của Tỉnh, mà còn giúp Vĩnh Phúc nói chung, các KCN trên địa bàn Tỉnh nói chung, có thể kết nối tốt hơn với toàn quốc. Vấn đề cần nhận thức rõ ở đây là: Không phải Vĩnh Phúc cần tiền, mà là cần tiền để đầu tư cho các công trình phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có các KCN. Do vậy, việc Nhà nước trực tiếp đầu tư cho những công trình như vậy cũng tương đương với việc Nhà nước cấp thêm kinh phí cho Tỉnh.
Ngoài ra, để có thêm vốn do Nhà nước cấp (hoặc công trình do Nhà nước xây dựng), Vĩnh Phúc cần nâng cao năng lực của mình một cách tương ứng, đặc biệt là
1) năng lực đảm bảo vốn đối ứng; 2) năng lực hỗ trợ thực hiện các dự án được triển khai trên địa bàn (ví dụ giải phóng mặt bằng, khai thác và cung cấp nhân lực, vật tư phục vụ triển khai dự án, …); 3) năng lực quản lý hoặc tham gia quản lý các dự án
được xây dựng trên địa bàn và 4) năng lực quản lý, khai thác công trình sau khi dự án kết thúc.
- Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ quốc tế, trước hết là vốn ODA và các nguồn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ. Nguồn vốn ODA thực chất là nguồn vốn từ
Chính phủ, số lượng cũng không nhiều và đòi hỏi có vốn đối ứng, đồng thời phải tuân thủ những điều kiện nhất định của nhà tài trợ. Hiện trong một số KCN ở Vĩnh Phúc đang có những DN nước ngoài đang hoạt động, Tỉnh có thể sử dụng họ làm cầu nối để tìm kiếm nguồn và xây dựng dự án đề nghị Chính phủ cho phép tiếp nhận ODA từ các nguồn đó. Đương nhiên, việc huy động vốn từ những nguồn này cần được cân nhắc kỹ để đảm bảo hiệu quả cũng như tác động của các dự án này.
Vốn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ (NGO) thường không nhiều về số lượng và không trực tiếp dành cho việc phát triển bền vững các KCN. Tuy nhiên, nếu huy động được nguồn vốn này để thực hiện các dự án dân sinh trên địa bàn, Tỉnh có thể được giảm bớt một phần áp lực đối với ngân sách địa phương, có thể
dành một phần kinh phí lẽ ra phải dành để giải quyết những vấn đề trên, chuyển sang giải quyết các vấn đề trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan tới sự phát triển bền vững của KCN.
3.2.4. Hoàn thiện cơ chế phân bổ ngân sách và sử dụng ngân sách
Như trên đã trình bày, các khoản chi từ ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng, không chỉ có ý nghĩa định hướng, không chỉ là những khoản “đầu tư mồi”, không chỉ thể hiện quyết tâm của Nhà nước, mà còn có thể giúp giải quyết những vấn đề cụ thể phục vụ cho sự phát triển bền vững KCN nói chung và ở từng tỉnh nói riêng, đặc biệt là ở Vĩnh Phúc. Việc thực hiện các khoản đầu tư từ ngân sách còn có tác dụng trực tiếp tới việc hình thành và cải thiện môi trường kinh doanh nói chung cũng như ở từng địa phương. Kinh nghiệm thu hút đầu tư của nhiều quốc gia và
nhiều địa phương ở Việt Nam cho thấy rất rõ: Nhà nước càng quan tâm, càng dành nhiều ngân sách đầu tư thì số lượng vốn đầu tư thu hút được càng nhiều và chất lượng vốn càng phù hợp với mục đích, yêu cầu của Nhà nước cũng như của các chủ đầu tư sơ cấp.
Tuy nhiên, để những khoản đầu tư từ ngân sách chỉ có thể đạt được hiệu quả
mong muốn và đáp ứng tốt những yêu cầu đã đặt ra, chúng phải được “đặt đúng chỗ” và “đúng liều”, tức là phải được dành cho đúng những dự án, những công trình có vai trò thiết yếu và được cấp đủ để giải quyết trọn vẹn vấn đề đã được chọn để
giải quyết. Hiện nay, những nguyên tắc và yêu cầu như vậy đều được xác định và
thống nhất thực hiện cả ở cấp độ quốc gia lẫn cấp độ địa phương, kể cả Vĩnh Phúc.
Nhiều bất cập liên quan tới đầu tư từ ngân sách nhằm hỗ trợ cho việc phát triển các