CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng hiệu quả vốn ngân sách nhà nước
1.4.1. Đặc điểm tự nhiện của từng vùng
Hạ tầng giao thông đường bộ được bố trí xây dựng và phát triển rộng khắp ở tất cả các vùng và địa phương trong cả nước, do đó hệ thống hạ tầng GTĐB chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện địa lý, khí hậu, thời tiết, địa hình… ở mỗi vùng và địa phương khác nhau. Vì vậy mỗi công trình hạ tầng GTĐB tại mỗi địa phương lại có các đặc điểm khác nhau sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi nơi.
1.4.2. Các nhân tố về kinh tế
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến vốn NSNN được sử dụng cho đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB, nó ảnh hưởng cả đến công tác huy động và sử dụng vốn:
- Nền kinh tế phát triển mạnh sẽ làm cho GDP ngày càng lớn, các doanh nghiệp làm ăn ngày càng đạt lợi nhuận cao ảnh hưởng trực tiếp đến mức tích luỹ của NSNN cho đầu tƣ. Nếu nhƣ nền kinh tế càng lớn mạnh thì các khoản thu cho NSNN ngày càng lớn và đây là điều kiện để nhà nước có thể đầu tƣ lại vào phát triển GTĐB để nâng cao sự phát triển của nền kinh tế.
- Kinh tế càng phát triển cao thì càng có nhiều thành phần kinh tế có thể tham gia vào đầu tƣ phát triển hạ tầng GTĐB.
- Nền kinh tế phát triển sẽ kéo theo thị trường vốn cũng phát triển, tạo điều kiện để lưu chuyển vốn nhanh. Đây là cơ sở để huy động các nguồn vốn
- Nền kinh tế phát triển càng cao thì yêu cầu về hiệu quả kinh tế càng cao, do đó, sẽ thúc đẩy quá trình sử dụng vốn NSNN một cách tiết kiệm, và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN.
1.4.3. Các nhân tố về chính trị và pháp luật
Đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển hạ tầng GTĐB.
- Sự ổn định về chính trị và pháp luật sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển để từ đó làm tăng thu NSNN. Đây đƣợc coi là nguồn thu quan trọng để nhà nước có thể yên tâm bỏ vốn đầu tư vào hệ thống hạ tầng GTĐB. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì yếu tố này lại càng quan trọng. Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ bỏ vốn ra hỗ trợ nếu như họ cảm thấy có thể thu lại được hiệu quả từ các nguồn vốn đó.
- Một cơ chế huy động và sử dụng vốn ngân sách hoàn chỉnh cũng nhƣ hoàn thiện cơ chế đầu thầu, quản lý hiệu quả sử dụng vốn cũng sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của hạ tầng GTĐB. Hơn nữa việc quản lý tốt sẽ tạo tiền đề cho nhà nước đầu tư vào các dự án trọng điểm thích hợp với mỗi thời kì phát triển của đất nước cũng như các địa phương cũng có thể tự chủ khai thác nguồn vốn NSNN cho sự phát triển hạ tầng GTĐB của địa phương mình.
1.4.4. Các chính sách của nhà nước và trình độ quản lý
Các chính sách quản lý đƣợc thể hiện ở cả ở tầm vĩ mô và vi mô đều có ảnh hưởng đến công tác huy động và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB:
- Ở tầm vĩ mô thì đó là sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan trung ƣơng từ khâu thu NSNN, kế hoạch phân bổ vốn đến khâu quản lý và sử dụng vốn nhằm giảm thiểu đƣợc tình trạng thất thoát lãng phí.
- Ở tầm vi mô thì đó là trình độ quản lý của các ban quản lý của mỗi dự án nhằm đạt đƣợc hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.
Nội dung của quy chế, quy trình quản lý đầu tƣ gồm có:
- Những chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật của dự án đầu tƣ sao cho hạ thấp được chi phí đầu tư nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng của dự án đầu tư.
- Thực hiện thẩm định dự án đầu tư, và lựa chọn các phương án khả thi để phê duyệt.
- Xây dựng cơ chế đấu thầu, chỉ định thầu…nhằm tránh thất thoát nguồn vốn.
- Quản lý các nguồn vốn đầu tƣ, xây dựng quy trình và quản lý cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn đầu tƣ.
- Quy định về các thủ tục hành chính trong quản lý đầu tƣ nhƣ giấy cấp đất, hợp đồng xây dựng…
- Quản lý quá trình đầu tƣ xây dựng cơ bản dự án đảm bảo chất lƣợng công trình.
- Thẩm định quyết toán vốn đầu tƣ dự án hoàn thành, xác định giá trị tài sản hình thành qua đầu tƣ.
1.4.5. Hiện trạng xuống cấp của giao thông đương bộ
Đây là nhân tố ảnh hưởng cơ bản nhất yêu cầu đòi hỏi phải đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB. Hệ thống hạ tầng GTĐB của nước ta đã được hình thành và trải qua một thời gian dài cùng với đó là khoảng thời gian hứng chịu hậu quả của các cuộc chiến tranh làm cho hệ thống hạ tầng GTĐB của nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Nhiều tuyến đường đã bị hư hỏng nặng, xảy ra hiện tượng sụt lở và hiện tượng ngập úng, đường có quá nhiều ổ gà ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng của các con đường cũng như gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người đi đường. Một thực trạng nữa là hiện tượng tắc đường ở nước ta trong thời gian qua đang xảy ra rất nghiêm trọng, đặc biệt là ở các thành phố lớn nhƣ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh…gây ra sự thất thoát lãng phí rất lớn các nguồn lực. Một vấn để nữa là nền kinh tế của Việt
Nam đang ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao nên những phương tiện vận tải cao cấp như ô tô xuất hiện ngày càng nhiều, vì vậy hệ thống hạ tầng GTĐB cũ không thể đáp ứng được nhu cầu của người dân, đòi hỏi nhà nước cần có các biện pháp đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB để đáp ứng đƣợc nhu cầu đó.
1.4.6. Các nhân tố khác
Đây là các nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB bằng vốn NSNN:
Trình độ phát triển khoa học công nghệ của đất nước: Trình độ khoa học công nghệ càng phát triển thì quá trình xây dựng hạ tầng GTĐB càng tiết kiệm về mặt thời gian và chi phí. Đây là một nguồn vốn tiết kiệm quan trọng để đầu tƣ phát triển các ngành khác phát triển.
Nhân tố con người cũng là một nhân tố không thể bỏ qua: Nhân tố này góp phần quan trọng vào hiệu quả của hoạt động đầu tƣ phát triển. Chính vì vậy cần phải đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, có chất lƣợng tri thức, có khả năng ứng dụng các công nghệ mới và có đạo đức nghề nghiệp…
1.5. Các loại hình đầu tư phát triển giao thông đường bộ bằng vốn ngân sách nhà nước
1.5.1. Đầu tư giao thông đường bộ theo chu kỳ dự án
Chu kì của một dự án đầu tư là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự án phải trải qua, bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ đến khi dự án đƣợc hoàn thành chấm dứt hoạt động.
Chu kì dự án dự án đầu tƣ có thể đƣợc minh họa bằng sơ đồ:
Hình 1.1: Sơ đồ chu kì dự án đầu tƣ
Ý đồ về dự án đầu tƣ
Chuẩn bị đầu tƣ
Thực hiện đầu
tƣ
Vận hành các kết quả đầu
tƣ
Ý đồ về dự án đầu tƣ
Cũng như các dự án đầu tư phát triển thông thường thì chu kì của dự án đầu tƣ phát triển hạ tầng GTĐB cũng trải qua các giai đoạn nhƣ trong sơ đồ chu kì dự án:
- Ý đồ về dự án đầu tư: Đây là bước rất quan trọng vì là sự khởi đầu cho bất cứ một dự án đầu tƣ nào đặc biệt là đối với các dự án có mục tiêu xã hội cao nhƣ các dự án hạ tầng GTĐB. Việc xác định ý đồ cho dự án phải đƣợc dựa trên các cơ chế chính sách phát triển hệ thống hạ tầng giao thông vận tải của cả nước nói chung và của hệ thống hạ tầng GTĐB nói riêng cũng như nhu cầu cấp thiết của dự án.
- Chuẩn bị đầu tư:
+ Soạn thảo dự án: Trên cơ sở có ý đồ đầu tƣ thì nhà đầu tƣ sẽ tiến hành lập dự án cũng nhƣ tiến hành nghiên cứu khả thi và nghiên cứu tiền khả thi. Sau giai đoạn này sẽ có một dự án hoàn chỉnh để trình lên cơ quan có thẩm quyền xin cấp vốn NSNN.
+ Thẩm định dự án: Sau khi dự án đã đƣợc lập hoàn chỉnh, để dự án có thể đƣợc cấp vốn đầu tƣ thì cần phải tiến hành thẩm định tính khả thi của dự án, vì NSNN là có hạn không thể đầu tƣ dàn trải đƣợc. Mục tiêu quan trọng nhất của giai đoạn này là phải tiến hành thẩm định khía cạnh tài chính kết hợp với thẩm định khía cạnh xã hội của dự án, không thể xem nhẹ khía cạnh xã hội nhƣ đối với các dự án tƣ nhân.
- Thực hiện đầu tư: Các dự án sau khi đƣợc tiến hành thẩm định nếu có tính khả thi sẽ đƣợc cấp vốn đầu tƣ và tiến hành thực hiện đầu tƣ. Trong quá trình thi công công trình cần phải thường xuyên giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện xây dựng công trình và phải báo cáo tiến độ thường xuyên cho các cơ quan quản lý có thẩm quyền nhằm đảm bảo cho công trình hoàn thành đúng theo kế hoạch phát triển chung của cả nước cũng như đảm bảo cho công trình đƣợc hoàn thành với chất lƣợng tốt nhất có thể nhƣng với chi phí thấp nhất. Kết thúc giai đoạn này thì công trình đã đƣợc hoàn thành và có thể bắt
đầu được đưa vào sử dụng. Sản phẩm ở đây là các con đường mới, cây cầu mới…
- Vận hành kết quả đầu tư: Đây là giai đoạn cuối cùng của bất kì dự án đầu tƣ nào. Sau khi công trình đã đƣợc hoàn thành sẽ đƣợc bàn giao cho các cơ quan có trách nhiệm khai thác công trình. Trong giai đoạn này ở một số công trình có thể tiến hành thu phí sử dụng công trình đối với các phương tiện sử dụng nhằm bù đắp một phần chi phí cho nhà nước.
- Ý đồ về dự án mới: Nền kinh tế phát triển không ngừng và hạ tầng GTĐB cũng phải phát triển cùng với nền kinh tế để có thể hỗ trợ tối đa cho nhau trong mục tiêu phát triển chung của quốc gia, do đó sau mỗi một công trình hoàn thành thì lại xuất hiện các kế hoạch chiến lƣợc phát triển nhằm hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển chung.
1.5.2. Đầu tư giao thông đường bộ theo lĩnh vực đầu tư
* Đầu tư và xây dựng mới đường bộ:
Đây là nội dung chủ yếu của đầu tƣ phát triển hạ tầng GTĐB và nó chiếm một tỷ trọng vốn lớn trong tổng số vốn nhà nước đầu tư cho phát triển hạ tầng GTĐB. Thông thường nó chiếm trên 80% tổng số vốn hàng năm. Đầu tƣ mới và xây dựng mới nhằm nâng cao tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân cũng nhƣ nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và nhu cầu đi lại của người dân. Đầu tư xây dựng mới hạ tầng GTĐB là chiến lƣợc phát triển trong nhiều năm để có thể là tiền đề và động lực cho việc phát triển các ngành khác, phát triển mỗi vùng và địa phương, nâng cao đời sống của các địa phương.
* Đầu tư nâng cấp và duy tu bảo dưỡng đường bộ:
Đây là công việc xuất phát từ thực trạng GTĐB của nước ta. Sau nhiều năm sử dụng, các công trình GTĐB đã bị hƣ hỏng nhiều nhƣng vẫn còn có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu trước mắt. Cùng với đó là do dự thiếu vốn đầu tư của nhà nước nên không thể xây dựng mới trong một thời gian ngắn. Do đó hàng năm nhà nước cần phải chi một lượng vốn nhất định để có thể duy trì
hoạt động của hệ thống hạ tầng GTĐB. Đây là một giải pháp tốt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống GTĐB nhƣng vẫn tiết kiệm đƣợc các nguồn lực. Điều này là rất quan trọng trong tình trạng thiếu vốn nhƣng vẫn còn có quá nhiều mục tiêu đầu tƣ cấp bách khác.
1.5.3. Đầu tư giao thông đường bộ theo khu vực đầu tư
* Đầu tư vào giao thông nông thôn:
Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Giao thông đi lại chủ yếu của nông thôn là giao thông đường bộ bao gồm các con đường bên trong các xã nối liền với các đường quốc lộ; các con đường liên huyện, liên xã, liên thôn. Đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB nông thôn nhằm xây dựng một hệ thống hạ tầng đường bộ liên hoàn nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá và nâng cao dân trí của khu vực nông thôn. Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm thì đây là chủ trương thích hợp của Đảng trong điều kiện nước ta vẫn là một nước nông nghiệp và chủ yếu người dân sống bằng nghề nông.
* Đầu tư vào giao thông đường bộ đô thị:
Song song với đầu tƣ vào phát triển vào khu vực nông thôn nhằm mục đích xã hội là chủ yếu thì đầu tƣ vào hệ thống hạ tầng giao thông đô thị lại nhằm phát triển kinh tế văn hoá ở khu vực đô thị, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Vì đây là những đầu tàu trong nền kinh tế, hàng năm ở các khu vực đô thị đóng góp vào GDP của cả nước cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Hơn nữa khu vực đô thị cũng là bộ mặt của đất nước nhằm thu hút các nguồn vốn cả trong nước lẫn ngoài nước. Thực trạng hạ tầng giao thông đô thị của nước ta trong thời gian chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển là do một số nguyên nhân nhƣ tỉ lệ đất để xây dựng hạ tầng giao thông đô thị là thấp, dân cƣ ở các đô thị tăng quá nhanh do sự di dân từ các vùng khác, sự phát triển quá nhanh
của các phương tiện giao thông…Do vậy đầu tư vào hạ tầng giao thông đô thị cần phải được nhà nước đầu tư hơn nữa.
1.5.4. Đầu tư giao thông đường bộ theo vùng lãnh thổ
Địa lý nước ta trải dài từ bắc tới nam, mỗi một vùng lãnh thổ lại có những điều kiện về địa hình, tự nhiên, khí hậu….khác nhau, mục tiêu phát triển cũng có sự khác nhau. Do đó hàng năm nhà nước cũng sẽ có sự ưu tiên khác nhau với mỗi vùng lãnh thổ nhƣng vẫn đảm bảo sự công bằng xã hội và đảm bảo mục tiêu phát triển chung của cả nước. Ví dụ như các vùng gần biên giới hay gần biển sẽ được ưu tiên đầu tư trước để có thể tận dụng tối đa lợi thế về mặt địa lý trong phát triển kinh tế. Nước ta được chia thành các vùng sau:
- Vùng Trung du và Miền núi phía bắc - Vùng Đồng bằng sông Hồng
- Vùng Bắc Trung Bộ
- Vùng Duyên hải miền Trung - Vùng Tây Nguyên
- Vùng Đông Nam Bộ
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long