Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Kinh tế duy trì mức tăng trưởng phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP, giá so sánh 1994) ƣớc đạt 14.920 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ (năm 2010 tăng 12,3%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy chưa đạt kế hoạch

đề ra (KH tăng 13%), song đây cũng là mức tăng cao so với nhiều tỉnh, thành phố khác. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Giảm tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

3.1.2.1. Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp duy trì nhịp độ tăng trưởng đều, nhưng chưa đạt mức tăng theo kế hoạch đề ra, hoạt động xây dựng tiếp tục phát triển:

Do những yếu tố tác động khách quan của nền kinh tế, ngành công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, lãi suất ngân hàng, giá cả các yếu tố đầu vào tăng cao, sức mua của nền kinh tế thấp, một số mặt hàng sản xuất ra tiêu thụ chậm. Trước tình hình đó, tỉnh đã có nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp như: Tạo điều kiện hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ một số dự án phục vụ phát triển của ngành than, khuyến khích tiêu dùng sản phẩm xi măng và các mặt hàng khác, hỗ trợ và tạo điều kiện về vốn vay phục vụ sản xuất các mặt hàng thiết yếu...

Công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản tiếp tục đƣợc quan tâm tập trung chỉ đạo: Tỉnh quán triệt và kiên quyết dừng, hoãn, giãn tiến độ đối với các dự án, công trình chƣa thực sự cấp bách, hoặc không có khả năng hoàn thành trong năm kế hoạch để tập trung ƣu tiên bố trí cho các dự án, công trình có khả năng hoàn thành sớm, các công trình cấp bách, quan trọng theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011. Do vậy, nguồn vốn đầu tƣ năm nay đƣợc bố trí tập trung và hiệu quả, nhất là đối với các công trình đảm bảo an sinh xã hội như: Hệ thống kênh mương, hồ đập, điện, nước, trường học, trạm y tế…

Tập trung nguồn tăng thu (trên 3.000 tỷ đồng) bổ sung vốn đầu tƣ phát triển, nâng tổng số vốn đầu tƣ phát triển năm 2011 lên 6.336 tỷ đồng, tăng gấp 2,66 lần so với kế hoạch giao đầu năm (KH đầu năm 2.381 tỷ đồng); Ƣớc

giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn. Nguồn vốn tăng thu đã đƣợc tập trung ƣu tiên bố trí cho các công trình, dự án quan trọng để đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đƣa vào khai thác sử dụng để phát huy hiệu quả sau đầu tƣ. Đồng thời, tập trung nguồn lực (1.507 tỷ đồng) triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đã ứng vốn 464 tỷ đồng ngân sách tỉnh để triển khai một số công trình thuộc nguồn vốn Trung ƣơng để sớm hoàn thành các công trình quan trọng.

3.1.2.2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản vƣợt qua đƣợc khó khăn và đạt mức tăng trưởng khá.

Trồng trọt: Diện tích gieo trồng đạt 98,6% so cùng kỳ, nhƣng sản lƣợng lương thực cây có hạt cả năm ước đạt 237.521 tấn, tăng 2% (ước tăng 4.731 tấn) so cùng kỳ; năng suất lúa, ngô bình quân cả năm đều tăng hơn cùng kỳ.

Chăn nuôi: Do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại kéo dài ngay từ đầu năm, nên số lƣợng đàn gia súc, gia cầm tăng chậm. Hiện trên địa bàn có 155 trang trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, trong đó có: 111 trang trại lợn ; 36 trang trại gia cầm; 8 trang trại trâu bò. Toàn tỉnh có 3 cơ sở giết mổ, chế biến gia súc gia cầm đang hoạt động.

Lâm nghiệp: Công tác trồng mới rừng tập trung năm 2011 đạt 11.121ha tăng 3% so với kế hoạch; công tác chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng hiện có đạt 100% kế hoạch giao. Độ che phủ của rừng ƣớc đạt 51%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra. Công tác phòng, chống cháy rừng đƣợc các cấp, các ngành và các địa phương đặc biệt quan tâm, trong năm đã xảy ra 01 vụ, làm thiệt hại 3 ha rừng (giảm 1 vụ so với 2010 và giảm 27 vụ so với năm 2009).

Thủy sản: Do giá cả các yếu tố đầu vào tăng mạnh nhƣ điện, xăng dầu, thức ăn nuôi thủy sản, nên tổng sản lƣợng thủy sản ƣớc thực hiện cả năm

giảm hơn so với cùng kỳ, ƣớc đạt 83.011 tấn, bằng 99,8% cùng kỳ. Giá trị thuỷ sản xuất khẩu ƣớc đạt 24,8 triệu USD, tăng 10,8% so cùng kỳ.

3.1.2.3. Hoạt động thương mại - dịch vụ

Các ngành dịch vụ: Do chịu ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế; Sản lƣợng của các ngành sản xuất chính sụt giảm, kéo theo sự tác động ảnh hưởng có tính chất lan truyền từ thu nhập đến tiêu dùng và kích cầu sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, thêm vào đó là lạm phát, giá cả tăng cao, các hoạt động kinh tế cửa khẩu không ổn định do chính sách biên mậu của nước bạn luôn thay đổi.

3.1.2.4. Đầu tư phát triển

Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội năm 2011 ƣớc thực hiện đạt 41.195 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ, đạt kế hoạch đề ra; Trong bối cảnh lạm phát cao, đây là mức tăng khá của Tỉnh, cụ thể: Vốn ngân sách tập trung 6.336 tỷ đồng, chiếm 15,4%; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 288 tỷ chiếm 0,7%; Vốn các doanh nghiệp nhà nước (bao gồm vốn tự có và vốn vay, vốn huy động) 21.841 tỷ, chiếm 53,3%; Vốn dân cƣ và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,7%; Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 8,1%.

3.1.2.5. Thu chi ngân sách Nhà nước

Trước những khó khăn trong năm 2011, để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra, Tỉnh đã tập trung bám sát các chỉ đạo của Trung ƣơng và thực hiện quyết liệt các biện pháp quản lý, điều hành ngân sách, khuyến khích tạo nguồn thu, kiểm soát chặt chẽ nhiệm vụ chi…Kết quả: Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 26.344 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương dự kiến đạt 12.579,4 tỷ đồng, bằng 146% dự toán.

3.1.2.6. Văn hoá - xã hội

Mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, bất lợi, song với sự chủ động vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nên các hoạt động văn hóa - xã hội

tiếp tục đƣợc đẩy mạnh và đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhất là vấn đề đảm bảo an sinh xã hội.

Tỉnh đã tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ đầy đủ, kịp thời cho đồng bào dân tộc thiểu số, người dân vùng miền núi, biên giới, hải đảo và vùng sâu vùng xa, các đối tượng chính sách xã hội, người có công đảm bảo theo các quy định của Nhà nước và của Tỉnh. Tổng số tiền chi cho an sinh xã hội từ ngân sách năm 2011 ƣớc chi 765 tỷ đồng, tăng 47,39% so với năm 2010 (năm 2010 là 519 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương 454 tỷ đồng, ngân sách Trung ƣơng 64,376 tỷ đồng).

3.1.2.7. Công tác quy hoạch

Đến nay, trên phạm vi toàn tỉnh, công tác lập quy hoạch đang đƣợc tập trung chỉ đạo nhằm nâng cao chất lƣợng các quy hoạch, khắc phục tình trạng thiếu thống nhất giữa các quy hoạch. Về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 269/2006/QĐ-TTg ngày 24/11/2006), 14/14 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đã triển khai lập, điều chỉnh quy hoạch kịp thời theo quy định, đến nay đã có 9 địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các địa phương còn lại gồm: Hạ Long, Đông Triều, Ba Chẽ, Hải Hà, Đầm Hà dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2012.

3.1.2.8. Quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, tài nguyên và môi trường

Các hoạt động khoa học công nghệ tiếp tục đƣợc triển khai toàn diện và đạt được một số kết quả nổi bật. Đã triển khai 01 nhiệm vụ cấp nhà nước, 33 nhiệm vụ cấp tỉnh và 6 nhiệm vụ cấp cơ sở. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục được tăng cường và triển khai trên diện rộng, nhất là trong hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.

Công tác tài nguyên và môi trường tiếp tục được quan tâm thực hiện:

Năm 2011, Tỉnh đã tiếp nhận và xử lý 54 hồ sơ xin giao đất với tổng diện tích 2.332 ha, gia hạn cho 8 dự án thực hiện chậm và thu hồi đất 25 dự án với tổng diện tích 87,08 ha; Cấp 248 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, 33 giấy phép hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản, 69 giấy phép hoạt động lĩnh vực tài nguyên nước; Cấp 56 báo cáo đánh giá tác động môi trường;

40 dự án cải tạo phục hồi môi trường; 139 sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại.... Công tác kiểm tra quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được duy trì thường xuyên, đã thực hiện tổng rà soát các dự án có sử dụng đất, các dự án, nhà máy, xí nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

3.1.2.9. Công tác an ninh quốc phòng

Tình hình an ninh trận tự trên địa bàn tỉnh và tuyến biên giới, biển đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và tình hình nội bộ nhân dân cơ bản ổn định.

Các lực lượng vũ trang duy trì nghiêm chế độ thường trực và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)