CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH QUẢNG NINH
3.2. Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Ninh
3.2.2. Tình hình huy động vốn ngân sách nhà nước đầu tư phát triển giao thông đường bộ
Muốn đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng GTĐB thì vốn là yếu tố quyết định, quá trình huy động và sử dụng vốn luôn gắn bó mật thiết với nhau đặc biệt là đối với nguồn vốn NSNN. Lƣợng vốn huy động đƣợc sẽ đóng vai trò quyết định đối với nhu cầu sử dụng vốn đầu tƣ và nhu cầu sử dụng vốn là căn cứ quan trọng để nhà nước có thể phân bổ và huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB hàng năm.
Công tác huy động vốn cho đầu tƣ phát triển GTĐB đƣợc thực hiện gắn liền với cơ chế và chính sách huy động vốn cho các hoạt động đầu tƣ phát triển nói chung và phụ thuộc vào nhu cầu vốn đầu tƣ cũng nhƣ vào thực trạng nền kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển.
Đối với vốn tích lũy từ NSNN cần áp dụng chính sách huy động tiết kiệm triệt để và sử dụng có hiệu quả bằng cách: Tăng thu cho NSNN từ nhiều nguồn như thuế, phí sử dụng cầu đường,… cùng với tăng thu là phải sử dụng tiết kiệm đặc biệt là trong chi tiêu dùng của ngân sách. Chỉ khi NSNN có tích luỹ thặng dƣ và tích luỹ ngày càng tăng thì mới có thể nâng cao đƣợc nguồn vốn cho các hoạt động đầu tƣ phát triển vốn đã rất tốn kém.
Tăng thu cho NSNN trên cơ sở quản lý chặt chẽ và khai thác hợp lý các nguồn thu theo luật NSNN và các luật có liên quan đến NSNN, tránh tình trạng trốn thuế, nợ thuế hàng năm và các khoản thu khác của NSNN. Đây là việc làm rất cấp bách trong bối cảnh nền kinh tế thị trường của Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ, số doanh nghiệp đƣợc thành lập ngày càng nhiều cùng với đó là nhiều thủ đoạn làm ăn ngày càng tinh vi. Cần phải có chính sách hợp lý để đào tạo đội ngũ chuyên môn quản lý NSNN cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Có thể thấy rằng từ khi tiến hành cải cách nền kinh tế theo cơ chế thị trường, xóa bỏ chế độ bao cấp thì tích luỹ cho NSNN ngày
càng tăng lên, vốn cho đầu tƣ các hoạt động đầu tƣ phát triển cũng ngày càng tăng: Năm 1991 mới chỉ là 15% tăng lên 23% vào năm 1995, tiếp tục tăng lên 35% vào năm 2000, đến năm 2005 đã là 39% và con số này có tăng lên đến 45% vào năm 2010. Đối với các công trình hạ tầng giao thông đường bộ thì cần có các biện pháp trực tiếp khai thác cụ thể: Quản lý phí đánh vào người sử dụng cầu đường, thuế trước bạ ô tô xe máy, thuế xăng dầu…Đây sẽ là những nguồn vốn quan trọng để tái đầu tƣ vào các công trình hạ tầng giao thông khác.
Do đặc điểm của các công trình hạ tầng GTĐB là đòi hỏi một lƣợng vốn rất lớn nên vốn tập trung từ NSNN không thể đáp ứng đủ do đó chính phủ tiến hành huy động vốn cho hoạt động đầu tƣ phát triển từ các nguồn vốn khác như trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình, vay nước ngoài ODA…
Đây là xu hướng đúng đắn trong tình trạng vốn tập trung của NSNN còn hạn hẹp và xu hướng này sẽ làm cho NSNN tăng lên.
Để phát triển tối đa hệ thống hạ tầng GTĐB, cần phải huy động tối ta các nguồn lực và có những chính sách đầu tƣ mạnh mẽ cho lĩnh vực này. Để thực hiện đƣợc mục tiêu đó thì đến năm 2003, quốc hội đã thông qua luật Ngân Sách Nhà Nước sửa đổi; Với việc ra đời của luật này là cơ sở pháp lý quan trọng tạo ra một sự thay đổi lớn trong quản lý ngân sách của Việt Nam.
Thực hiện phân cấp quản lý NSNN, phân bổ NSNN một cách công khai và tạo điều kiện chủ động cho các địa phương, các ngành có được tính chủ động trong việc bố trí và sử dụng NSNN. Đây là bước đột phá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Mỗi một năm mỗi ngành mỗi địa phương lại có những kế hoạch vốn của riêng mình để phát triển trình lên Chính phủ. Đƣợc sự chỉ đạo chung của Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tƣ sẽ tiến hành cân đối ngân sách trên cơ sở các mục tiêu đã đƣợc đặt ra để phân bố sao cho hợp lý. Điều này sẽ tạo điều kiện rất tốt cho hoạt động đầu tƣ vào hệ thống hạ tầng
giao thông vận tải nói chung và giao thông đường bộ nói riêng vì các công trình đƣợc thực hiện trong nhiều năm nên chủ động về vốn cũng đồng nghĩa với hiệu quả đầu tƣ.
Cũng trong giai đoạn từ năm 2003 trở lại đây tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam là khá cao (giữ mức trung bình là 7.5%), so với thời kì trước là có những tiến bộ vựơt bậc (năm 1990 tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội là 5%, năm 2000 là 6.9%), cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế là các nguồn thu cho NSNN cũng ngày một tăng đặc biệt là các nguồn từ thuế của doanh nghiệp, đây được coi là nguồn thu chính của bất cứ ngân sách nhà nước của mọi quốc gia. Do đó ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển hạ tầng GTĐB cũng ngày một tăng và đáp ứng khá tốt nhu cầu vốn đầu tƣ cho hệ thống GTĐB hàng năm.
Bảng 3.2: Vốn NSNN cho giao thông đường bộ trên địa bàn Quảng Ninh Năm
Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng vốn NSNN
phát triển GTĐB
Tỷ
đồng 249,9 350,6 776,5 1.142,1 1.337
Vốn TW
Tỷ
đồng 52,8 71,5 108,2 243,5 358,8
Vốn địa phương
Tỷ
đồng 197,1 279,1 668,3 898,6 978,2 Tốc độ phát triển
định gốc % 100 140 310,7 457 535
Tỷ trọng VĐT NSNN/Tổng
VĐT GTĐB % 12,83 15,15 24,22 23,56 26,22 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Quảng Ninh, 2011.
Nhƣ vậy số vốn đầu tƣ cho phát triển hạ tầng GTĐB trong những năm qua tăng mạnh. Tổng số huy động đƣợc trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011 để đầu tƣ cho GTĐB là: 2.751,9. Trong những năm trở lại đây năm 2007 là năm có số vốn đầu tư ngân sách nhà nước cho GTĐB thấp nhất với 249,9 tỷ đồng rồi tăng dần qua từng năm đạt cao nhất vào năm 2011 với 1.337 tỷ đồng. Sự tăng vốn NSNN trong giai đoạn này đi cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, trong giai đoạn này nền kinh tế của Việt Nam có mức tăng trưởng cao và tương đối ổn định. Đến năm 2011 nền kinh tế Việt Nam có ảnh hưởng nhất định của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tuy nhiên vốn NSNN cho phát triển hạ tầng đường bộ vẫn tăng 194,9 tỷ đồng so với năm 2010, tương đương với 17,06%.
Tuy nhiên cơ chế huy động vốn cho đầu tƣ phát triển đang ngày càng thay đổi và được định hình cụ thể. Nhà nước đang khuyến khích mọi nguồn vốn tham gia đầu tƣ vào phát triển hạ tầng giao thông nói chung và GTĐB nói riêng. Chính vì vậy tỉ trọng vốn ngân sách nhà nước ngày càng giảm và hiện tại chỉ chiếm khoảng 25.3% trong tổng số các nguồn vốn huy động cho đầu tƣ phát triển hạ tầng GTĐB. Trong giai đoạn này tỷ trọng các nguồn vốn là nguồn vốn ODA 27.5%, nguồn vốn trái phiếu 31.7% nguồn vốn tín dụng nhà nước 10.6% và các nguồn vốn khác là 4.9%.
Bảng 3.3: Cơ cấu vốn đầu tƣ GTĐB 2007-2011 của tỉnh Quảng Ninh
Nguồn vốn Khối lƣợng
(tỷ đồng) Tỷ lệ (%)
Vốn tập trung NSNN 975,59 25,3
Vốn ODA 986,18 27,5
Vốn trái phiếu 1136,79 31,7
Vốn tín dụng nhà nước 408,75 10,6
Vốn khác 348,79 4,9
Tổng cộng 3856,1 100%
Nguồn: Phòng đầu tƣ - Sở tài chính Quảng Ninh, 2011.
Đây được coi là xu hướng phát triển đúng đắn, không thể quá lệ thuộc vào nguồn vốn NSNN eo hẹp. Đây cũng là bước đi mà các nước phát triển đã làm từ rất lâu và đạt đƣợc những kết quả to lớn.