Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh quảng ninh (Trang 95 - 100)

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Ninh bằng vốn NSNN

4.2.7. Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Để phát huy đƣợc hiệu quả sử dụng vốn NSNN trong phát triển kinh tế- xã hội nói chung và trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng, cần phải chuẩn bị tốt nguồn nhân lực. Vì vậy cần phải có những giải pháp để nhằm nâng cao cả số lƣợng và chất lƣợng của nguồn nhân lực.

Trước tiên cần xây dựng những chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực thực hiện trong hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng đường bộ. Cần phải xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đào tạo đồng bộ từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ phụ trách khoa học kỹ thuật đến đội ngũ công nhân…Đặc biệt chú tâm vào kỹ năng xây dựng, đánh giá quản lý dự án, nâng cấp năng lực tiếp nhận và đánh giá thông tin.

- Thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá trong phương thức và cách thức đào tạo cán bộ quản lý và thực hiện dự án, sử dụng bao gồm cả hình thức đào tạo trong nước, cử đi học nước ngoài nếu thấy cần thiết, học chính quy trong các chương trình đào tạo tại các trường đại học trong nước, học bán chính quy, tại chức, tập huần, tu nghiệp…Mở rộng hợp tác với nước ngoài đặc biệt là các nước có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và đầu tư. Mời chuyên gia giảng dạy, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật công nghệ, tổ chức hội thảo thường xuyên giữa các đơn vị để có thể nâng cao trình độ tay nghề, khuyến khích hình thức đào tạo tự túc kết hợp giữa cá nhân với Nhà nước về kinh phí đào tạo, khuyến khích cán bộ có nguyện vọng đi học…

- Tăng cường đạo tạo về luật pháp, chính sách sử dụng vốn NSNN, quản lý đầu tƣ xây dựng, quy trình thanh toán vốn dự án, kiến thức tin học để thuận tiện cho công tác thu thập và xử lý thông tin, cách thức nâng cao khả năng huy động vốn của NSNN…

- Thực hiện chế độ tuyển dụng cán bộ thông qua thi tuyển, kiểm tra chặt chẽ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo. Thi tuyển thường xuyên để có thể

sàng lọc và thay thế những cán bộ không đủ năng lực, tìm thêm những nguồn nhân lực mới, chú trọng đào tạo cán bộ giỏi và là chuyên gia cho ngành.

- Có những chính sách thưởng phạt một cách hợp lý để khuyến khích người lao động và đội ngũ cán bộ làm việc hiệu quả. Có những chính sách khuyến khích đối với những cán bộ làm việc ở các vùng sâu vùng xa, làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại.

4.2.8. Các giải pháp về đầu tư phát triển khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của nền kinh tế cũng nhƣ trong đầu tƣ vào phát triển hạ tầng GTĐB, áp dụng công nghệ cao hiện đại sẽ rút ngắn đƣợc thời gian xây dựng các công trình xây dựng hay có thể xây dựng đƣợc những công trình hiện đại mà nếu chỉ vào sức người sẽ không thể xây dựng được như cầu Bãi Cháy...

Vì vậy phát triển khoa học công nghệ không chỉ là mục tiêu hàng đầu của quốc gia mà nó còn là mục tiêu hàng đầu của ngành giao thông đường bộ, để nâng cao khả năng công nghệ của ngành, cần phải có những giải pháp sau:

- Tăng cường công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào quản lý cũng như thi công các công trình đường bộ, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc tế phù hợp với các tiêu chuẩn của Việt Nam nhằm tạo ra một hệ thống công nghệ đồng bộ.

- Sử dụng các công nghệ, dây chuyền hiện đại đƣợc nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới đồng thời tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật để có thể đáp ứng đƣợc các dây chuyền công nghệ đó.

- Có những hình thức khuyến khích đầu tƣ vào các dự án áp dụng các công nghệ hiện đại như sẽ tạo điều kiện phân bổ vốn đầu từ trước, đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của dự án…Khen thưởng và khuyến khích các cá nhân tham gia nghiên cứu công nghệ và có khả năng ứng dụng các công nghệ mới trong quá trình đầu tƣ và xây dựng.

- Khuyến khích các dự án sử dụng các công nghệ có thể tận dụng đƣợc các nguồn nguyên vật liệu tại chỗ tuy nhiên vẫn phải chú trọng đến chất lƣợng công trình theo những tiêu chuẩn hiện đại.

- Hạn chế việc nhập khẩu các công nghệ cũ nhƣ đánh thuế cao đối với các công nghệ này, áp dụng công nghệ thông tin vào trong điều hành và quản lý quá trình đầu tƣ.

- Không ngừng nâng cao và hợp tác với các quốc gia có trình độ công nghệ tiên tiến trên thế giới, không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển trước và ứng dụng các kinh nghiệm đó vào điều kiện cụ thể của nước ta.

4.2.9. Hoàn thiện cơ chế đấu thầu và tăng cường quản lý công tác đấu thầu

Trong thời gian qua, công tác đấu thầu đã bộc lộ nhiều yếu kém làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của dự án do quy chế đấu thầu chưa hoàn thiện và thiếu thông tin. Vì vậy các nhà quản lý cần hoàn thiện cơ chế đấu thầu để chấm dứt tình trạng trên, phát huy tối đa hiệu quả của vốn NSNN.

Để đảm bảo tính công khai minh bạch trong công tác đấu thầu, UBND tỉnh cần phối hợp với các bộ, nghành liên quan cần lập kế hoạch đầu thầu dự án rộng rãi dưới hình thức cạnh tranh rộng rãi để có thể lựa chọn được các nhà thầu phù hợp đảm bảo chất lƣợng và tiến độ của dự án. Không nên chia công trình ra làm nhiều gói thầu quá nhỏ để tránh tình trạng lãng phí, không đảm bảo tính tổng thể hơn nữa gói thầu quá nhỏ sẽ không khuyến khích đƣợc các nhà thầu tham gia đấu thầu, gây khó khăn cho quản lý.

Quản lý đấu thầu phải thực hiện xuyên suốt từ khâu chuẩn bị đến khâu tổ chức đầu thầu, đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu, đánh giá lựa chọn nhà thầu, kí kết hợp đồng. Tránh trường hợp nhà thầu trúng thầu có tên trong hợp đồng

nhƣng khi thực hiện gói thầu lại là nhà thầu khác. Nghiêm minh xử lý các trường hợp móc nối với nhà quản lý để làm thất thoát vốn của Nhà nước.

Cần công khai hoá công tác đấu thầu bằng cách thông tin đấu thầu trên các tờ báo có uy tín, trên mạng Internet để nhà thầu có thể tiện theo dõi, đánh giá hoạt động của ban quản lý dự án. Cần đƣa đầy đủ thông tin về dự án để các nhà thầu có những phương án dự thầu hợp lý tránh tình trạng đưa ra những phương án thiếu khả thi khó thực hiện.

4.2.10. Các giải pháp về tăng cường đầu tư giao thông đô thị và giao thông nông thôn

Trước hết là các giải pháp về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đô thị. Đây đƣợc coi là đề tài rất quan trọng ở các thành phố lớn nhƣ Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí trong thời gian qua. Vốn đầu tƣ từ NSNN đƣợc sử dụng để nâng cao hạ tầng giao thông đường bộ ở các thành phố này trong thời gian qua là tương đối lớn nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ở những nơi này, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân cũng như tiềm năng phát triển của các thành phố này. Do đó cần phải có những biện pháp sau để nâng cao khả năng phục vụ của hệ thống hạ tầng GTĐB:

- Hạn chế các phương tiện vận tải cá nhân như xe máy và ô tô ở các thành phố lớn, đây đƣợc coi là một biện pháp hữu hiệu. Để có thể hạn chế được các phương tiện tham gia giao thông có thể tiến hành các biện pháp như tăng mức phí đăng ký mới phương tiện, thắt chặt các điều kiện cấp đăng ký xe máy, ô tô cá nhân nhƣ bắt buộc phải có đủ điều kiện sức khoẻ, phải có bằng lái mới đƣợc đăng ký sử dụng xe; Tăng phí nhập khẩu ô tô, xe máy không phục vụ cho công tác xã hội; Mở rộng các tuyến đường cấm xe máy và ô tô cá nhân. Áp dụng giải pháp này không chỉ tăng đƣợc nguồn vốn NSNN mà nó cũng kìm hãm đƣợc sự xuống cấp của hệ thống GTĐB ở các thành phố lớn.

- Xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển mạng lưới giao thông đường bộ nói riêng và của toàn thành phố nói chung, tránh tình trạng chồng chéo trong thời gian qua như khi xây dựng đường xong mới xây dựng đường nước…do đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình.

- Tăng cường quản lý trật tự an toàn giao thông, xử phạt nghiêm khắc các hành phi vi phạm an toàn giao thông. Đây là một trong những nguồn thu đáng kể để tái đầu tƣ, hơn nữa, có thể nâng cao đƣợc ý thức của các thành viên tham gia giao thông trong việc bảo vệ mạng lưới giao thông đường bộ.

Giao thông nông thôn cũng là một trong những khu vực đầu tƣ rất quan trọng nhằm đảm bảo cho đất nước phát triển cân bằng, để nâng cao công tác đầu tƣ vào phát triển hạ tầng giao thông nông thôn có thể tiến hành các giải pháp nhƣ:

- Tiếp tục thực hiện các biện pháp khuyến khích người dân cùng với Nhà nước tham gia đầu tư. Điều này không chỉ tranh thủ được các nguồn lực trong dân mà còn nâng cao được trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ và nâng cao hạ tầng giao thông, hơn nữa, có thể tiết kiệm đƣợc chi phí xây dựng công trình giúp Nhà nước có điều kiện đầu tư vào các vùng khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng giao thông đường bộ bằng vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh quảng ninh (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)