CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH QUẢNG NINH
3.2. Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Ninh
3.3.2. Hiệu quả đạt đƣợc
Do tính chất của nguồn vốn của NSNN và đặc điểm của đầu tƣ phát triển hạ tầng GTVT nên hiệu quả của hoạt động đầu tƣ phát triển hạ tầng GTĐB không đƣợc tính trực tiếp mà nó đƣợc xác định thông qua sự tác động vào các ngành, các lĩnh vực khác.
- Trước hết hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB được thể hiện ở năng lực vận tải của ngành GTĐB, đây là thước đo chính xác nhất hiệu quả của hoạt động đầu tư. Với mỗi con đường hay mỗi cây cầu mới được xây dựng hay nâng cấp, sửa chữa đều làm cho hạ tầng giao thông đồng bộ hơn, khoảng cách các nơi sẽ ngày càng thu hẹp, thời gian đi lại cũng sẽ giảm. Điều này sẽ khuyến khích lưu thông hàng hoá, vận chuyển hành khách bằng đường bộ, thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển. Năng lực vận tải của ngành GTĐB Quảng Ninh không ngừng tăng lên và đƣợc thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.7: Khối lƣợng hành khách và hàng hoá đƣợc vận chuyển qua đường bộ giai đoạn 2007-2011
Năm
Hành khách Hàng hoá
Vận chuyển (nghìn người)
Luân chuyển (tr người/km)
Vận chuyển (nghìn tấn)
Luân chuyển (tr tấn/km)
2007 9277,3 729,7 6.441,3 679,9
2008 10.663,6 912,1 7.578 829,1
2009 12.545,4 1.216,1 9.130,1 1.049,6
2010 15.488,1 1.737,3 11.412,6 1.399,4
2011 27.315,9 2.824,8 14.594,1 1.984,9
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2011
Bảng 3.8: Hệ số phát triển vận tải của ngành GTĐB tại tỉnh Quảng Ninh
Đơn vị tính: %
Năm Hành khách Hàng hoá
Vận chuyển Luân chuyển Vận chuyển Luân chuyển
2007 100 100 100 100
2008 114,9 125 117,6 121,9
2009 135,2 166,7 141,7 154,3
2010 166,9 238,1 177,2 205,8
2011 294,4 387,1 226,6 291,9
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2011
Qua 2 bảng trên có thể thấy đƣợc số lƣợng hành khách và khối lƣợng hàng hoá đƣợc vận chuyển cũng nhƣ luân chuyển qua hệ thống hạ tầng GTĐB không ngừng tăng lên qua các năm đặc biệt là khối lƣợng hàng hoá chủ yếu được vận chuyển bằng đường bộ nhiều hơn hẳn so với các loại đường khác:
đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không…Trong giai đoạn 2007-2011 ngành GTVT đường bộ đã rất cố gắng để đáp ứng tối đa nhu cầu của xã hội, đảm bảo thông suốt trên tất cả các tuyến, đặc biệt là các chuyến trọng điểm ngay cả khi có sự cố bão lụt, khắc phục đáng kể tình trạng ách tắc tại các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, chất lƣợng phục vụ ngày càng đƣợc nâng cao, xứng đáng với vị trí ƣu tiên và các nguồn vốn NSNN tập trung phát triển ngành.
Hiệu quả thứ hai được xem xét đến là tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm: Hiệu quả của đầu tƣ phát triển hạ tầng GTĐB đã tác động làm tăng tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian qua. Nhờ có hạ tầng GTĐB tốt nên trong thời gian qua việc giao lưu buôn bán và đi lại giữa các vùng được dễ dàng, hàng hóa được sản xuất ra dễ dàng đến tay người tiêu dùng, đóng góp lớn vào GDP hàng năm. Nhờ có hạ tầng GTĐB phát triển mà ngành du lịch cũng phát triển, đây là ngành đang dần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc nội. Cũng nhờ nó mà trong thời gian qua các nguồn vốn trong nước và ngoài nước liên tục được đầu tư vào Tỉnh tạo động lực lớn để Quảng Ninh có thể thoát đƣợc vòng luẩn quẩn và tiến tới hoàn thành về cơ bản mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hóa vào năm 2015.
Bảng 3.9: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh từ 2007-2011
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Tốc độ tăng trưởng (%) 13,17 13 10,5 12,7 12,1 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2011.
Như vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh trong giai đoạn 2007-2011 là tương đối đều và thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất cả nước. Với những chính sách đầu tƣ phát triển hạ tầng GTĐB hợp lý trong thời gian qua cũng nhƣ các dự án mới sắp đƣợc hoàn thành và đƣa vào hoạt động sẽ góp phần duy trì đƣợc tốc độ phát triển nhƣ hiện nay và hy vọng vào những kết quả khả quan của nền kinh tế Quảng Ninh trong những năm tiếp theo.
Tốc độ phát triển kinh tế tăng nhanh cũng đồng nghĩa với mức sống của nguời dân ngày càng đƣợc nâng lên, đây cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB. Mạng lưới đường bộ ngày càng được hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện để người dân trong tỉnh nhất là các huyện vùng sâu vùng xa có điều kiện đến thành phố kiếm việc làm, cải thiện mức sống. Điều này sẽ làm giảm tình trạng thất nghiệp, là một giải pháp tốt để giải quyết các vấn đề xã hội.
Căn cứ vào kết quả trên có thể thấy rõ đƣợc vai trò của đầu tƣ phát triển hạ tầng GTĐB. Ở các vùng có tỷ trọng nguồn vốn đầu tư phát triển mạng lưới đường bộ cao cũng đồng nghĩa với thu nhập của người dân nơi đó cao. Cụ thể ở đây là vùng thành phố Hạ Long thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 3063USD.