CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.6. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả đầu tư phát triển giao thông đường bộ bằng vốn ngân sách nhà nước
Bất cứ một hoạt động đầu tƣ phát triển nào cũng đều phải đặt kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tƣ lên trên hết. Điều đó cũng đúng với đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông đường bộ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Với nguồn vốn eo hẹp của mình thì kết quả và hiệu quả càng được nhà nước đặt lên hàng đầu.
1.6.1. Kết quả đầu tư
Trước hết đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB từ nguồn vốn NSNN được thể hiện ở các kết quả thực hiện của nó, bao gồm:
- Thể hiện ở khối lượng vốn đầu tư thực hiện: Đây là tổng số tiền chi ra để tiến hành các hoạt động đầu tƣ bao gồm các chi phí cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, công tác xây dựng, chi phí tƣ vấn, chi phí mua sắm các trang thiết bị máy móc, chi phí quản lý…Thông thường thì tiêu chí kết quả này sẽ đƣợc xem xét hàng năm nhằm có những thay đổi hợp lý đảm bảo nguồn vốn của nhà nước được thực hiện đúng mục đích và các dự án trọng điểm sẽ được ưu tiên sử dụng vốn trước vì mục tiêu phát triển chung.
- Tiêu chí thứ hai thể hiện kết quả của hoạt động đầu tư phát triển GTĐB từ NSNN: Là giá trị tài sản cố định huy động tăng thêm và năng lực sản xuất cũng nhƣ phục vụ của ngành GTĐB tăng lên do trong thời kỳ đầu tƣ.
Tài sản cố định huy động là các công trình hay hạng mục công trình, đối tƣợng xây dựng có khả năng phát huy độc lập và đã đƣợc hoàn thành đƣa vào sử dụng mà sản phẩm ở trong ngành GTĐB là các con đường, cây cầu mới.
Nhờ có những hạng mục công trình mới đƣợc đƣa vào sử dụng mà năng lực phục vụ của ngành đƣợc tăng lên và ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế và của người dân.
1.6.2. Hiệu quả đầu tư
Hiệu quả đầu tƣ là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế - xã hội đã đạt đƣợc của hoạt động đầu tƣ với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định. Hiệu quả của hoạt động đầu tư được đánh giá thông qua các chỉ tiêu đo lường hiệu quả và được xác định dựa trên từng mục tiêu của dự án. Xuất phát từ đặc điểm của đầu tƣ phát triển hạ tầng GTĐB là mang tính chất công cộng và xã hội hoá cao nên việc xác định hiệu quả của hoạt động đầu tƣ từ nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực GTĐB cũng khác so với các lĩnh vực khác. Hiệu quả của hoạt động đầu tƣ không mang tính rõ ràng và đƣợc dựa trên cơ sở hiệu quả của các ngành và các lĩnh vực khác.
Trước hết đây là công trình từ nguồn vốn NSNN và mang tính phúc lợi cao nên không thể sử dụng các chỉ tiêu tài chính nhƣ là đóng góp cho NSNN là bao nhiêu hay thời gian thu hồi vốn. Nhƣng không phải nhƣ thế là không có hiệu quả mà hiệu quả của nó đƣợc xác định dựa trên sự phát triển của nền kinh tế và những đóng góp của nó vào hiệu quả kinh tế - xã hội và mục tiêu này thường thể hiện qua các chủ trương, chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước như tốc độ tăng trưởng GDP, mức độ cải thiện thu nhập của dân cƣ, phúc lợi xã hội…vì nhờ có các công trình hạ tầng GTĐB mà các ngành kinh tế khác phát triển nhanh, thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn từ nước ngoài, đời sống của người dân được nâng cao.
Hiệu quả trước hết thể hiện hệ thống chỉ tiêu về nâng cao mức sống của dân cƣ nhƣ:
- Mức gia tăng sản phẩm quốc gia.
- Mức gia tăng thu nhập.
- Tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Đây là hệ thống các chỉ tiêu gián tiếp thể hiện sự tác động gián tiếp của hạ tầng giao thông đường bộ đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Thông qua giao thông đường bộ các ngành kinh tế khác phát triển như ngành du lịch, các ngành sản xuất và đóng góp ngày càng nhiều vào tổng sản phẩm quốc nội cũng như góp phần giúp cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững.
Hiệu quả đƣợc thể hiện thông qua sự phân phối thu nhập và công bằng xã hội: Thể hiện qua sự đóng góp của công cuộc đầu tƣ vào việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển và đẩy mạnh công bằng xã hội.
Chỉ tiêu thứ ba là sự gia tăng số lao động có việc làm: Đây là một trong những chỉ tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, một quốc gia thừa lao động nhƣng thiếu việc làm.
Ngoài ra cũng có thể tính đƣợc dựa trên một số chỉ tiêu hiệu quả của ngành nhƣ:
- Số km đường/người.
- Tỉ lệ đường quốc lộ và tỉnh lộ đạt các tiêu chuẩn quốc tế: Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng các công trình giao thông đường bộ của mỗi nước và được tính bằng số km đường quốc lộ và tỉnh lộ/số km đuờng của cả nước. Tỉ lệ này càng cao càng tốt thể hiện tiềm năng cũng nhƣ hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông đường bộ.
- Năng lực vận tải của ngành giao thông đường bộ: Chỉ tiêu thể hiện năng lực phục vụ của hạ tầng giao thông đường bộ trong quá trình phát triển kinh tế cũng như thỏa mãn nhu cầu đi lại của người dân.
+ Khối lượng hành khách vận chuyển bằng đường bộ = số lượng hành khách di chuyển bằng đường bộ/năm.
+ Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ = tổng số hàng hoá được vận chuyển bằng đường bộ/năm.
Hai chỉ tiêu này thường được tính theo chu kì 1 năm hoặc 1 giai đoạn, chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện tầm quan trọng của vận tải bằng giao thông đường bộ.