1.4. Một số kết quả nghiên cứu đánh giá về hiệu quả sử dụng đất ở trên Thế giới và ở Việt Nam
1.4.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Công tác nghiên cứu về đánh giá đất ở Việt Nam mới thực sự bắt đầu từ ở những năm đầu thập kỷ 70 và đã có những công trình nghiên cứu đã là nền tảng cho việc sử dụng đất đai bền vững.
Trong những năm qua, ở Việt Nam nhiều tác giả đã có những công trình nghiên cứu về sử dụng đất, vì đây là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Các nhà khoa học đã chú trọng đến công tác lai tạo và chọn lọc giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt hơn để đưa vào sản xuất. Làm phong phú hơn hệ thống cây trồng, góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả 18 sử dụng đất. Quản lý sử dụng đất là lĩnh vực ứng dụng GIS tương đối mạnh mẽ ở nước ta cho đến nay một số cơ sở địa chính các tỉnh đã ứng dụng GIS vào quản lý đất đai. Tuy nhiên, việc ứng dụng cũng mới chỉ hạn chế ở các cơ sở trong tỉnh còn các phòng ban cấp huyện, xã hầu như còn chưa được sử dụng.
Theo kết quả nghiên cứu của (Lê Thái Bạt, Phạm Quang Khánh, 2015) Việt Nam có diện tích các loại đất là 31.533,6 nghìn ha, chiếm 95,36% diện tích tự nhiên. Trong 14 nhóm đất của Việt Nam, 5 nhóm đất có diện tích rất lớn, chiếm 85,2% diện tích tự nhiên, đó là: đất đỏ vàng có quy mô diện tích lớn nhất với 17.621,9 nghìn ha, chiếm 53,29%; tiếp đến là nhóm đất phù sa 3.426,9 nghìn ha, chiếm 10,36%; nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi 3.262,8 nghìn ha, chiếm 9,87%; nhóm đất xám và xám bạc màu 2.009,0 nghìn ha, chiếm 6,08%; nhóm đất phèn 1.855,4 nghìn ha, chiếm 5,61%. Có thể nói tài nguyên đất của Việt Nam rất đa dạng về loại hình thổ nhưỡng. Đây là thế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
mạnh để phát triển một nền nông nghiệp với hệ thống cây trồng, vật nuôi phong phú từ vùng ven biển đến vùng núi cao, từ nhiệt đới đến a nhiệt đới.
Theo Lê Văn Khoa và Lê Đức, 2015 các loại đất sử dụng trong nông nghiệp hiện nay của Việt Nam chủ yếu là đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất cát biển, đất mặn, đất phèn.
Nguyễn Đình Bồng, 2015 đã chỉ ra các thách thức chủ yếu đối với sử dụng đất ở Việt Nam giai đoạn 2015 - 2030 là số lượng đất đai có hạn; chất lượng đất tồn tại nhiều vấn đề về thoái hóa và ô nhiễm, chịu tác động mạnh của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa; quản lý sử dụng đất còn nhiều bất cập; tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Hồ Quang Đức, 2015 đã chỉ ra các loại đất vùng Trung du và đồi núi bao gồm: đất xám bạc màu, đất đỏ vàng phát triển trên đá sét và đá biến chất, đá vàng đỏ phát triển trên đá mac ma axit, đất vàng nhạt phát triển trên đá cát, đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ, đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan và đất đỏ nâu phát triển trên đá vôi .
Ở vùng Đông Bắc Việt Nam, Nguyễn Thế Đặng, 2015 đã nghiên cứu sử dụng và bảo vệ đất trồng chè vùng Đông Bắc Việt Nam. Đất trồng chè vùng Đông Bắc Việt Nam cần được quản lý tốt vì một số nơi đang bị thoái hóa và ô nhiễm nặng. Giải pháp chủ yếu để duy trì và tăng cường độ phì đất là trồng cây che phủ mặt đất, trồng cây che bóng, che phủ mặt đất bằng xác thực vật, bón phân hữu cơ 34 kết hợp tỷ lệ phân vô cơ hợp lý, sử dụng đúng liều lượng thuốc bảo vệ thực vật và tưới nước giữ ẩm cho đất chè
Các kết quả quan trắc về chất lượng môi trường đất của Viện Môi trường Nông nghiệp, giai đoạn 2010 - 2014 cho thấy môi trường đất tại các vùng đô thị hóa mạnh tại Hà Nội, Phú Thọ, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng chua hóa do tác động của chất thải công nghiệp và đô thị gây ra. Xu hướng tích lũy các kim loại nặng trong đất cũng đang tăng và biến động khá mạnh do tác động của chất thải công nghiệp và đô thị gây ra. Trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
25 điểm quan trắc về hàm lượng kim loại nặng trong đất thì chỉ có 10 điểm có hàm lượng kim loại nặng trong ngưỡng an toàn theo QCVN 03 :2008. Đó là những vùng ít chịu ảnh hưởng của nguồn thải như ở Sóc Sơn và Hoàng Mai.
Những điểm chịu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt, bãi rác và khu công nghiệp thì một số nơi bị ô nhiễm nặng như ở khu công nghiệp Hòa Khành, Đà Nẵng với hàm lượng Zn lên tới 260 mg Zn/kg đất; ô nhiễm đồng từ nước thải công nghiệp và đô thị như ở Thủ Đức và Bình Chánh - thành phố Hồ Chí Minh với hàm lượng đồng lên tới 94 mg/kg đất (Mai văn Trịnh, 2015).
Vùng đồng bằng sông Hồng là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn thứ hai của cả nước. Đây cũng là nơi tập trung thu hút được rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học góp phần định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp: (Đào Thế Tuấn và Pascal BERGERET, 1998) đã nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.
(Tạ Minh Sơn, 1996) đã nghiên cứu về điều tra đánh giá hệ thống cây trồng trên các nhóm đất khác nhau ở đồng bằng sông Hồng.
Theo Vũ Ngọc Hùng và cs, 2015 đồng bằng sông Cửu Long là vùng châu thổ lớn nhất Việt Nam, cũng là vùng nhạy cảm và sẽ chịu biến đổi lớn bởi tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tài nguyên đất của đồng bằng sông Cửu Long được phân ra 9 nhóm đất, trong đó nhóm đất phù sa chiếm 18,7% diện tích tự nhiên của vùng, đây là nhóm đất được tập trung khai thác cho mục tiêu sản xuất nông nghiệp thâm canh với gần 90% được sử dụng canh tác lúa. Nhóm đất mặn chiếm 16,77%, trong đó hơn 80,35% diện tích nhóm đất này là loại đất chỉ bị nhiễm mặn trung bình và ít vào mùa khô, dễ cải tạo để trồng trọt. Các loại đất phèn chiếm gần 36% diện tích đồng bằng, đây là nhóm đất có nhiều hạn chế về lý - hóa tính đối với sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên hơn 60% diện tích đất phèn có tầng phèn hoặc tầng sinh phèn nằm sâu hơn 50 cm, do đó có khả năng cải tạo và sử dụng bằng các biện pháp canh tác hợp lý, hiện có hơn 41,64% đất phèn đã được sử dụng cho canh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tác lúa. Đất lập liếp là nhóm đất nhân tác đặc thù ở đồng bằng sông Cửu Long được hình thành trong quá trình sử dụng đất phèn, đất phù sa,... khi vực đất thấp theo tập quán canh tác của người dân, chiếm 14,41% diện tích đồng bằng sông Cửu Long.
Nghiên cứu của Ngô Tiến Dũng – Đại học Nông Ngiệp Hà Nội về
“Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang”. Sử dụng các phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp, kế thừa các tài liệu có liên quan và tổng hợp, phân tích để điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện.
Trên cơ sở đó lựa chọn một số loại hình sử dụng đất phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi vùng sản xuất nông nghiệp. Và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững và hiệu quả.
Nghiên cứu của Nguyễn Trung Kiên – Đại học Nông Nghiệp Hà Nội về “Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam”.Trên cơ sở các điều kiện tự nhiên kinh tế- xã hội của huyện đánh giá hiệu quả sử dụng đất nhằm giúp người dân sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, phù hợp trong điều kiện cụ thể của huyện. Từ đó định hướng và đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả theo hướng sản xuất hàng hoá
Nghiên cứu “Ứng dụng ảnh viễn thám và công nghệ GIS để thành lập bản đồ biến động sử dụng đất trên địa bàn phường Khai Quang – Thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Kiều Thị Kim Dung – Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Sử dụng phần mềm Envi để giải đoán ảnh viễn thám, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Dựa trên chỉ tiêu biến động về diện tích của từng loại đất thông qua tư liệu ảnh viễn thám và bản đồ hiện trạng xây dựng được, kết hợp với các chức năng không gian của GIS được sử dụng để chồng xếp bản đồ hiện trạng, thành lập bản đồ biến động và tính toán biến động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Nghiên cứu của Trần Minh Huy – Đại học Cần Thơ về“Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định”.
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt kinh tế, xã hội, môi trường của huyện dựa trên các số liệu, thống kê, tình hình sử dụng đất của huyện từ đó đề xuất các loại hình sử dụng đất có hiệu quả và các giải pháp sử dụng đất hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên dịa bàn toàn huyện
Nghiên cứu của Đỗ Đức Tùng – Đại học Nông Nghiệp Hà Nội về
“Ứng dụng công nghệ GIS đánh giá tiềm năng đất phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Tác giả thu thập đầy đủ các tài liệu, xác định chính xác vùng nuôi tôm của huyện. Xác định vùng hiện trạng nuôi tôm bằng phương pháp phân tích giải đoán ảnh viễn thám kết hợp với 20 điều tra thực địa, dùng công nghệ GIS xây dựng, chồng xếp bản đồ để thành lập bản đồ vùng nuôi tôm góp phần đưa nghề nuôi tôm tỉnh Nam Định phát triển theo hướng bền vững có hiệu quả. Trên cơ sở đó đưa ra định hướng phát triển nghề nuôi tôm huyện Giao Thủy trong những năm tiếp theo.