Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thanh hóa tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 46)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tác động đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của thành phố Thanh Hóa

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế trong những năm gần đây Bảng 3.1: Tăng trưởng kinh tế thành phố Thanh Hóa

giai đoạn 2016 - 2018

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018 1. Tổng GDP

- Nông lâm ngiệp, thủy sản

(Tỷ đồng)

160,71 167,07 172.04

- Công nghiệp - xây dựng 250,25 253,81 257,11

- Dịch vụ 543,79 544,12 546,07

2. Tốc độ tăng trưởng (%) - Nông lâm nghiệp,

thủy sản

100%

29,45 27,15 25,87

- Công nghiệp xây dựng 45,9 48,19 48,76

- Dịch vụ 24,65 24,66 25,37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

(Nguồn: UBND Thành phố Thanh Hóa ) Qua bảng số liệu 3.1 cho thấy tăng trưởng kinh tế của Thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018 như sau: Năm 2016 tổng GDP ngành sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản đạt 160,71 tỷ đồng; ngành công nghiệp - xây dựng đạt 250,25 tỷ đồng và ngành dịch vụ đạt 543,70 tỷ đồng. Trong đó, tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm nghiệp 29,45%; ngành công nghiệp - xây dựng đạt 45,90% và ngành dịch vụ đạt 24,65%.

Năm 2017 tổng GDP của ngành nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,36 tỷ đồng so với năm 2016; ngành công nghiệp - xây dựng tăng 3,56 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2016 và ngành dịch vụ tăng 0,33 tỷ đồng so với năm 2016.

Trong đó, tốc độ tăng trưởng của các ngành nông lâm nghiệp - thủy sản giảm 2,3% so với năm 2016; ngành công nghiệp - xây dựng tốc độ tăng trưởng tăng hơn năm 2016 là 2,29% và ngành dịch vụ tốc độ tăng trưởng tăng rất ít so với năm 2016 là 0,01%.

Năm 2018 tăng trưởng kinh tế GDP của Thanh Hóa tăng mạnh một phần nhờ vào sự phát triển của các ngành dịch vụ cũng như thương mại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Ngoài ra, cảng Nghi Sơn năm 2018 hoạt động mạnh đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho tỉnh Thanh Hóa và thành phố Thanh Hóa. Trong đó, GDP của ngành nông lâm nghiệp - thủy sản tăng mạnh so với năm 2017 là 4,97 tỷ đồng; ngành công nghiệp - xây dựng là 33 tỷ đồng và ngành dịch vụ tăng 1,95 tỷ đồng.

Như vậy, chúng ta có thể thấy được rằng tăng trưởng kinh tế của thành phố Thanh Hóa trong giai đoạn 2016 - 2018 tăng trưởng liên tục. Các ngành tăng trưởng cao nằm ở các ngành nông lâm nghiệp - thủy sản và ngành công nghiệp - xây dựng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.1.2.2. Dân số và nguồn lao động

Bảng 3.2 : Hiện trạng dân số và lao động thành phố Thanh Hóa năm 2018

STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng

1 Tổng số hộ hộ 145.125

1.1 Hộ nông nghiệp hộ 49.612

1.2 Hộ phi nông nghiệp hộ 95.513

2 Tổng số khẩu nhân khẩu 612.500

2.1 Nhân khẩu nông nghiệp nhân khẩu 242.448 2.2 Nhân khẩu phi nông nghiệp nhân khẩu 370.052

3 Lao động người 369.248

3.1 Lao động nông nghiệp người 155.757

3.2 Lao động phi nông nghiệp người 192.005

4 Tốc độ tăng dân số % 1,23

5 Thu nhập bình quân/năm/người USD 1.900 uuÚD.000

6 Mật độ người/km2 3.815

(Nguồn: UBND Thành phố Thanh Hóa ) Bảng số liệu 3.2 cho thấy: Hiện trạng dân số và lao động thành phố Thanh Hóa năm 2018. Thành phố Thanh Hóa tổng diện tích là 14.541,47 m2, dân số 612.500 người. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa có 37 đơn vị hành chính trực thuộ, bao gồm 20 phường nội thành và 17 xã ngoại thành. Trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có tổng số 145.125 hộ dân sinh sống, trong đó có 49.612 hộ nông nghiệp và 95.513 hộ phi nông nghiệp. Số người trong độ tuổi lao động là 369.248 người; trong đó số lao động nông nghiệp là 155.757 người, số lao động phi nông nghiệp là 192.005 người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tốc độ tăng trưởng dân số tại thành phố Thanh Hóa năm 2018 là 1,23

%. Bình quân thu nhập GDP bình quân trên đầu người/năm là 1.990 USD.

3.1.2.3. Văn hoá xã hội

Thành phố Thanh Hóa có nhiều chợ và công viên. Các công viên trên địa bàn thành phố là: Công viên Hội An, công viên Thanh Quảng, công viên Hồ Thành và trong quy hoạch còn có công viên Nước Đông Hương. Thành phố Thanh Hóa hiện có 3 quảng trường trung tâm: Quảng trường Lê Lợi, Quảng trường Lam Sơn và Quảng trường Hàm Rồng. Quảng trường Hàm Rồng được xây dựng với mục đích kỷ niệm 45 năm chiến thắng Hàm Rồng lịch sử và trở thành điểm nhấn trung tâm của khu du lịch Hàm Rồng.

Giáo dục: Hiện này trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có 9 trường Đại học, cao đẳng (ĐH Hồng Đức, Cao đẳng Y Thanh Hóa, Cao đẳng TDTT, CĐ Văn hóa nghệ thuật, Cao đẳng nghề....), 10 trường THPT; 19 Trường THCS và 25 trường tiểu học.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thanh hóa tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)