Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thanh hóa tỉnh thanh hóa (Trang 65 - 69)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của thành phố Thanh Hóa

3.3.2. Hiệu quả xã hội

Chỉ tiêu về hiệu quả xã hội là một chỉ tiêu khó định lượng, trong thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài chỉ đề cập một số chỉ tiêu: khả năng cung cấp sản phẩm, khả năng thu hút lao động, khả năng đảm bảo thị trường.

Khả năng cung cấp sản phẩm quyết định tính bền vững của loại hình sử dụng đất đó. Khi đảm bảo cung cấp nhiều và ổn định sản phẩm thì sẽ đảm bảo ổn định xã hội. Khả năng thu hút lao động phản ánh được hiệu quả của quá trình sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người nông dân. Khi thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và giá trị ngày công tăng lên sẽ khích lệ nông dân tích cực sản xuất và gắn bó với đồng ruộng.

Với tiêu chí trên, để nghiên cứu hiệu quả về mặt xã hội của các loại hình sử dụng đất trên đất sản xuất nông nghiệp, đề tài đã tiến hành phân tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tình hình thực tế tại địa phương và lấy ý kiến tham gia của các nhà lãnh đạo quản lý, các chuyên gia thuộc các lĩnh vực, xây dựng bảng phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả xã hội trong sử dụng đất cụ thể ở bảng 3.14

Bảng 3.14: Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả xã hội loại hình sử sụng đất sản xuất nông nghiệp

Cấp đánh giá

hiệu

Cung cấp sản phẩm

(GTSX: Tr, đ/ha)

Thu hút lao động (Công/ha)

Đảm bảo thị trường (TNHH:

Tr,đ/ha)

Cao H > 100 > 750 > 70

Trung bình M 80 – 100 550 – 750 50 – 70

Thấp L < 80 < 550 < 50

Trên cơ sở phân cấp nêu trên, kết quả đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất trên hai tiểu vùng đất sản xuất nông nghiệp của thành phố được trình bày ở bảng 3.11; 3.12 và 3.13

Bảng 3.15: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử đất ở tiểu vùng 1

TT LUT Kiểu sử dụng đất

Chỉ tiêu đánh giá Cung

cấp sản phẩm

Thu hút lao động

Đảm bảo thị trường

Đánh giá chung 1 2 Lúa Lúa xuân - Lúa

mùa M M M M

2 1 Lúa - 1 màu

Lúa xuân - Ngô

L L L L

(Nguồn: số liệu điều tra) Ghi chú: H: Cao; M: Trung bình; L :Thấp

Các hoạt động trồng trọt trên đất hàng năm đã huy động và sử dụng phần lớn quỹ thơi gian lao động của nông hộ. Tuy nhiên việc đầu tư công lao động trong các LUT này không thường xuyên, mang tính thời vụ, chỉ tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

trung vào mốt số thời gian như khâu gieo trồng, làm cỏ và thu hoạch, còn lại là thời gian nhàn rỗi. Lúa, ngô sản xuất ra chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực trên địa bàn thành phố.

Tại tiểu vùng 1với loại hình sử dụng đất: 2 lúa (lúa xuân - lúa mùa) đảm bảo cung cấp sản phẩm ở mức trung bình, thu hút lao động trung bình;

đảm bảo thị trường ở mức trung bình. Đánh giá chung đây là loại hình mang lại hiệu quả xã hội đạt mức trung bình. Đối với loại hình sử dụng 1 lúa có kiểu sử dụng đất 1lúa - 1 ngô mang lại hiệu quả xã hội ở mức độ thấp.

Bảng 3.16: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử đất ở tiểu vùng 2

TT LUT Kiểu sử dụng đất

Chỉ tiêu đánh giá Cung

cấp sản phẩm

Thu hút lao động

Đảm bảo thị trường

Đánh giá chung

1 2 L - 1M

LX - LM - Ngô

H H H H

LX - LM - rau màu

2 1 L - 2

M LX - Ngô - rau M H M M

3 1 L - 1 M

LX - Rau

L L L L

LX - Ngô đông

4 CM

Rau

L L L L

Ngô hè - rau

5 Ngô

(Nguồn: số liệu điều tra) Ghi chú: H: Cao; M: Trung bình; L :Thấp

Tại tiểu vùng 2 có 04 loại hình sử dụng đất. Trong đó loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả cao là loại hình sử dụng đất 2 lúa - 1 màu (Lúa xuân -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

lúa mùa - ngô; Lúa xuân - lúa mùa - rau): cho thấy loại hình này đảm bảo nguồn sản phẩm mức độ cao; thu hút nguồn nhân lực cao; đảm bảo thị trường đạt mức độ cao. Chính vì vậy mà nguồn thu nhập cũng cao hơn.

Sau đó đến loại hình sử dụng 1 lúa - 2 màu ( lúa xuân - ngô - rau) đáp ứng cung cấp sản phẩm ở mức trung bình; Thu hút lao động đạt mức độ cao, đối với đảm bảo thị trường đạt mức độ trung bình. Đánh giá chung về hiệu quả xã hội đạt mức trung bình.

Loại hình sử dụng 1 lúa - 1 màu (lúa xuân - rau; lúa xuân - ngô đông) và loại hình sử dụng chuyên màu ( rau; ngô hè - rau và ngô) đem lại hiệu quả xã hội đạt mức thấp. Cung cấp sản phẩm ở mức độ thấp; thu hút nguồn lao động thấp và đảm bảo thị trường ở mức độ thấp.

Như vậy tại tiểu vùng 2 loại hình mang lại hiệu quả đạt mức xếp hạng cao là loại hình sử dụng 2 lúa - 1 màu; loại hình sử dụng 1 lúa - 2 màu đạt xếp hạng mức trung bình và đạt mức xếp hạng thấp nhất đó là loại hình 1 lúa - 1 màu và chuyên màu.

Bảng 3.17: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử đất ở tiểu vùng 3

TT LUT Kiểu sử dụng đất

Chỉ tiêu đánh giá Cung

cấp sản phẩm

Thu hút lao động

Đảm bảo thị trường

Đánh giá chung 1 Cây ăn

quả Xoài L L L L

(Nguồn: số liệu điều tra) + Đối với tiểu vùng 3 với kiểu sử dụng đất chuyên trồng cây ăn quả:

Đối với LUT cây ăn quả, chủ yếu là vườn tạp và trồng phục vụ nhu cầu gia đìh nên thu nhập thấp, ko được đánh giá cao, mang lại hiệu quả thấp. Nên tiêu chí đảm bảo nguồn lương thực; thu hút nguồn nhân lực; giảm đói nghèo và đáp ứng nhu cầu nông hộ; sản phẩm hàng hóa tạo ra đều ở mức độ thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Như vây, loại hình sử dụng đất được đánh giá cao mang lại hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả xã hội cho người dân đó là loại hình 2 lúa - 1 màu và 1 lúa - 2 màu tại tiểu vùng 2; vì loại hình này vừa cung cấp lương thực cao, thu hút sức lao động nhiều, mức yêu cầu vốn lại bình thường và sản phẩm cung cấp ra thị trường lại nhiều nên từ đó giảm tỷ lệ đói nghèo cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thanh hóa tỉnh thanh hóa (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)