Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của thành phố Thanh Hóa
3.3.3. Hiệu quả môi trường
3.3.3.1. Mức sử dụng phân bón và thuốc BVTV của các loại cây trồng
Trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp thì yêu cầu sử dụng đất phải bền vững về mặt môi trường, đòi hỏi các LUT phải bảo vệ được đất đai, ngăn chăn xói mòn, thoái hóa đất, ô nhiễm đất và đòi hỏi phải bảo vệ được môi trường tự nhiên và độ phì cho đất. Sự suy kiệt các chất dự trữ trong đất cũng là biểu hiện thoái hoá về môi trường. Vì vậy, việc cải thiện độ phì của đất là đóng góp cải thiện tài nguyên thiên nhiên tốt hơn nữa cho chính môi trường.
Trong thực tế, tác động môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều chiều hướng khác nhau. Cây trồng được phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính, chất lượng của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới sự hoạt động quản lý của con người sử dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. Việc nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trường là vấn đề rất lớn và phức tạp, đòi hỏi phải có số liệu phân tích về các tác động của đất, nước với mẫu nông sản trong một thời gian khá dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi chỉ xin được đề cập đến một số ảnh hưởng về mặt môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại thông qua các chỉ tiêu:
- Mức đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng của nó tới môi trường.
- Mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng hiện tại đối với đất. - Theo Đỗ Nguyên Hải, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N:P:K. Việc sử dụng phân bón ở Việt Nam tại nhiều vùng với nhiều loại cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
trồng còn thiếu khoa học và lãng phí. Nông dân mới chỉ quan tâm nhiều đến sử dụng phân đạm mà còn ít quan tâm đến phân lân và phần lớn chưa quan tâm đến kali và các nguyên tố trung, vi lượng khác. Do vậy cần phải có những hiểu biết nhất định về các định luật phân bón: định luật tối thiểu, định luật tối đa, định luật trả lại, định luật cân đối dinh dưỡng và định luật về hiệu suất sử dụng phân bón.
Trên cơ sở đó đề tài đã xây dựng bảng phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường cho các loại hình sửa dụng đất tại Thành phố Thanh Hóa:
Bảng 3.18: Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả môi trường sử dụng đất Cấp
đánh giá
Ký hiệu
Tỷ lệ che phủ
Khả năng bảo vệ cải tạo đất
Mức sử dụng phân bón
Mức sử dụng thuốc BVTV
Cao H Tốt Cải tạo được độ
phì nhiêu của
đất Thấp Thấp
Trung
bình M Trung
bình
Duy trì độ phì
nhiêu của đất Sử dụng đúng
liều quy định Sử dụng đúng liều quy định Thấp L Thấp Tác động thoái
hóa đất Dùng quá liều
lượng Dùng quá liều lượng Quá trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp và thực tế sản xuất của người dân địa phương được phân cấp qua bảng sau.
Bảng 3.19: Hiệu quả môi trường của các LUT tại 3 tiểu vùng
Tiểu
vùng LUT
Chỉ tiêu đánh giá
Đánh giá chung Tỷ lệ che
phủ
Khả năng bảo vệ cải tạo đất
Mức sử dụng phân
bón
Mức sử dụng thuốc BVTV
1 2 Lúa L M M M M
1 Lúa - 1 màu M M M M M
2
2 Lúa - 1 màu H H M H H
1 Lúa - 2 màu H L L L L
1 Lúa - 1 màu M M M M M
Chuyên màu M M M M M
3 Xoài H M M M M
(Nguồn: số liệu điều tra) Ghi chú: H: cao; M: trung bình; L: thấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Qua bảng trên cho thấy các kiểu sử dụng đất hầu hết đều đạt được hiệu quả về mặt môi trường nhưng ở các mức độ khác nhau.
+ Tại tiểu vùng 1cho thấy: với loại hình sử dụng 2 lúa và 1 lúa - 1 màu cho hệ số sử dụng đất tại tiểu vùng 2 có mức độ che phủ thấp, khả năng bảo vệ và cải tạo đất, mức độ dùng phân hóa học và dùng thuốc bảo vệ thực vật đạt ở mức trung bình. Nên đánh giá chung loại hình sử dụng đất ở tiểu vùng 1 đánh giá đạt mức độ trung bình.
+ Tại tiểu vùng 2 cho thấy: loại hình sử dụng đất 2 lúa - 1 màu có hệ số sử dụng đất và độ che phủ đất cao; loại hình sử dụng đất 2 lúa - 1 màu chỉ có thể duy trì được độ phì nhiêu của đất, trong khi đấy kiểu sử dụng đất 1 lúa - 2 màu làm thoái hóa đất của đất. Mức độ dùng phân bói hóa học của của loại hình 2 lúa - 1 màu sử dụng ít phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong khi đó kiểu sử dụng đất 1 lúa - 2 màu lại sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón ở mức độ cao.
Loại hình sử dụng đất 1 lúa - 1 màu và loại hình chuyên màu có hiệu quả môi trường đạt mức độ trung bình.
+ Tại tiểu vùng 3 cho thấy: Là loại hình sử dụng đất chuyên trồng cây ăn quả với loại hình này có độ che phủ tốt; duy trì được độ phì nhiêu của đất và sử dụng phân bón; thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ trung bình. Nên loại hình này mang lại hiệu quả kinh tế đạt mức trung bình.
Như vậy, ở tiểu vùng 1 cả hai loại hình sử dụng đất 2 lúa; 1 lúa - 1 màu được đánh giá xếp hạng ở mức độ trung bình. Đối với loại hình sử dụng đất ở tiểu vùng 2 với loại hình 2 lúa - 1 màu được đánh giá xếp hạng ở mức độ cao nhất; sau đó đến loại hình sử dụng đất 1 lúa - 1 màu và chuyên màu được đánh giá xếp hạng ở mức độ trung bình và đánh giá xếp hạng thấp nhất là loại hình sử dụng 1 lúa - 2 màu. Tại tiểu vùng 3 với loại hình sử dụng đất chuyên cây ăn quả dễ gây thoái hóa đất, lượng phân bón hóa học dùng ở mức trung nên mức độ đánh giá xếp hạng ở mức trung bình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn