Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của thành phố Thanh Hóa
3.3.1. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Trên cơ sở các số liệu thống kê, các số liệu điều tra phỏng vấn nông hộ thu thập được, đề tài tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu:
Tổng thu nhập từ đất (giá trị sản xuất – GTSX), chi phí trung gian (CPTG), thu nhập hỗn hợp (TNHH), giá trị ngày công (GTNC), hiệu quả đồng vốn (HQĐV).
Các chỉ tiêu kinh tế của các loại hình sử dụng đất là cơ sở để giải quyết sự tranh chấp các cây trồng trên cùng một vùng đất. Nguyên tắc chung là lựa chọn các loại hình sử dụng đất có giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp cao, chi phí vật chất thấp. Ở Thanh Hóa hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được phân cấp theo 3 cấp theo các giá trị cụ thể được thể hiện ở bảng 3.6.
Bảng 3.6: Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế loại hình sử dụng đất nông nghiệp
Cấp đánh
giá Ký hiệu
GTSX (Triệu đồng/ha/năm)
CPTG (Triệu đồng/ha/năm)
TNT (Triệu đồng/ha/năm)
Cao H > 100 < 30 > 70
Trung bình M 80 – 100 30 - 40 50 - 70
Thấp L < 80 > 40 <50
(Nguồn: Dựa trên số liệu điều tra) Để đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, đề tài đã tiến hành điều tra nông hộ và tổng hợp số liệu về các chỉ số kinh tế. Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế (theo đơn vị diện tích ha) cho các cây trồng chính của tiểu vùng 1; tiểu vùng 2 và tiểu vùng 3 như sau:
* Hiệu quả kinh tế tiểu vùng 1
Bảng 3.7: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1
LUT Kiểu sử
dụng đất GTSX (trđ/ha)
CPSX (trđ/ha)
TNT (trđ/ha)
HQSD VỐN (lần)
GTNC (đồng/ha/
năm) 2 lúa Lúa xuân 42.765,34 12.073,14 30.692,20 2,54 156,34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Lúa mùa 39.873,54 13.065,31 26.808,23 2,05 139,87 LX - LM 82.638,88 25.138,45 57.500,43 2,29 148,105 1 lúa
Lúa xuân 42.765,34 12.073,14 30.692,20 2,54 156,34 Ngô đông 28.431,27 9.532,87 18.898,40 1,98 128,14 LX - Ngô 71.196,61 21.606,01 49.590,60 2,29 284,48
(Nguồn: Số liệu điều tra) Hiệu quả kinh tế là một trong những căn cứ quan trọng để xác định được loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả cao nhất, và loại hình sử dụng đất hiện thời có thực sự mang lại hiệu quả từ đó tìm ra loại hình sử dụng đất thích hợp để thay thế hoặc giữ nguyên. Các chỉ tiêu như năng xuất, sản lượng, chi phí, lao động... là những căn cứ để đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất (LUTs) trên địa bàn thành phố Thanh Hoá.
Qua bảng số liệu 3.6 cho thấy: Tại tiều vùng 1 có hai kiểu sử sụng đất.
Đó là kiểu sử dụng 2 lúa: là sử dụng hai vụ lúa (lúa xuân và lúa mùa). Kiểu sử dụng đất thứ 2 là sử dụng một vụ lúa và một vụ ngô. Trong đó lúa xuân mang lại hiệu quả cao hơn lúa mùa. Trong đó, lúa xuân với giá trị sản xuất là 42.765.340 đồng/ha, chi phí sản xuất chỉ mất 12.073.140 đồng/ha; nguồn thu nhập thuần là 30.692.200 đồng/ha. Lúa mùa với thu nhập thuần là 26.808.230 đồng/ha. Cây ngô đông mang lại hiệu quả kinh tế: giá trị sản xuất là 28.431,27 đồng/ha, chi phí sản xuất là 9.532,87 đồng; nguồn thu nhập thuần là 18.898,40 đồng/ha.
Như vậy, tại tiều vùng 1 có hai kiểu sử dụng đất thì kiểu sử dụng đất 2 lúa (lúa xuân - lúa mùa) mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn (57,5 triệu đồng) so với kiểu sử dụng 1 lúa (lúa xuân - ngô đông) với hiệu quả kinh tế chỉ mang lại là 49,6 triệu đồng.
Bảng 3.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính trên đất sản xuất nông nghiệp ở tiểu vùng 1
LUT Kiểu sử dụng đất
GTSX CPSX TNT ĐÁNH GÍA
CHUNG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2 lúa LX - LM M H M M
1 lúa LX - Ngô L H L L
Ghi chú: H: cao; M: trung bình; L: thấp
Qua bảng số liệu cho thấy tại tiểu vùng 1 có hai kiểu sử dụng đất là lúa xuân - lúa màu và lúa xuân - ngô. Trong hai kiểu sử dụng đất như vậy kiểu sử dụng đất 1 lúa xuâm - lúa mùa đem lại hiệu quả trung bình cho người sử dụng (có giá trị thu nhập thuần là 57.500,4 tr đồng/ha/năm). Đối với kiểu sử dụng đất là Lúa xuân - ngô đem lại hiệu quả thấp (có giá trị thu nhập thuần là 49.590,60 triệu đồng/ha/năm).
Từ các chi tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và thu nhập thuần của các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng 1 thì loại hình sử dụng đất 2LUA (lúa xuân - lúa mùa) đạt mức trung bình trong xếp hạng; loại hình sử dụng đất 1LUA ( 1 lúa - 1 màu) đạt mức thấp trong xếp hạng.
* Hiệu quả kinh tế tiểu vùng 2
Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2
LUTs Kiểu sử dụng đất GTSX (đ/ha)
CPSX (đ/ha)
TNT (đ/ha)
HQSD VỐN (LẦN)
GIÁ TRỊ NGÀY CÔNG
LĐ (đ/ha) 2 LÚA LX - LM - Ngô 105.556,29 34.473,57 71.082,72 2,06 133,09
LX - LM - rau màu 122.070,79 38.685,80 83.384,99 2,15 127,99 1 LÚA
LX - Ngô - rau 105.114.66 34.955,61 70.159,05 2,01 115,72 LX - Rau 82.197,25 25.620,49 56.576,76 2,21 122,04 LX - Ngô đông 65.682,75 21.408,26 44.274,49 2,07 129,71 MÀU
Rau 39.431,91 13.547,35 25.884,56 1,91 87,75 Ngô hè - rau 62.349,32 22.882,47 39.466,85 1,72 95,41 Ngô 22.917,41 9.335,12 13.582,29 1,45 103,07
(Nguồn: Số liệu điều tra) Qua bảng số liệu cho thấy hiệu quả sử dụng đất ở tiểu vùng 2 là nơi có địa hình thuận lợi cho việc trồng lúa, hoa màu và cây ăn quả. Tại tiểu vùng 2 có 3 kiểu sử dụng đất đó là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
+ Kiểu sử dụng 2 lúa: lúa xuân - lúa mùa - ngô; lúa xuân - lúa mùa - rau màu
+ Kiểu sử dụng 1 lúa: lúa xuân - ngô - rau; lúa xuân - rau; lúa xuân - ngô đông.
+ Kiểu sử dụng chuyên trồng màu: rau; ngô hè - rau; ngô
Trong 3 kiểu sử dụng đất tại tiểu vùng 2 thì kiểu sử dụng đất ở 2 lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất như kiểu 2 lúa - ngô mang lại thu nhập thuần là 71,08 triệu đồng/ha; kiểu 2 lúa - rau mang lại thu nhập thuần là 83,4 triệu đồng/ha.
Sau đó là kiểu sử dụng đất là 1 lúa: Trong đó kiểu sử dụng đất là 1 lúa xuân - ngô - rau màu mạng lại thu nhập thuần cao nhất là 70.1 triệu đồng/ha, sau đó đến kiểu sử dụng đất lúa xuân - rau màu mang lại thu nhập thuần là 56,6 triệu đồng/ha; kiểu sử dụng đất là lúa xuân - ngô đồng mang lại thu nhập thuần là 44,3 triệu đồng/ha.
Thấp nhất là kiểu sử dụng đất trồng màu: Trong đó kiểu sử dụng đất là ngô hè - rau màu mang lại thu nhập thuần là 39,5triệu đồng/ha; sau đó đến kiểu sử dụng đất là chuyên đồng rau mang lại thu nhập thuần là 25,9 triệu đồng/ha và thấp nhấp là kiểu sử dụng đất chuyên rồng ngô với thu nhập thuần là 13,6 triệu đồng/ha.
Như vậy, trong 8 kiểu sử dụng đất tại tiểu khu 2 thì kiểu sử dụng đất lúa lúa xuân - lúa mùa - rau màu; xuân - lúa mùa - ngô và lúa xuân - ngô - rau màu là mang lại hiệu quả cao ( có giá trị thu nhập thuần đạt lần lượt là 83.384,99 triệu đồng/ha/năm; 71.082,72 triệu đồng/năm/ha và 70.159,05 triệu đồng/năm/ha). Đạt hiệu quả trung bình là kiểu sử dụng đất lúa xuân - rau màu (có giá trị thu nhập thuần đạt 56.576,76 triệu đồng/năm/ha) và đạt hiệu quả mức thấp là những kiểu sử dụng đất: lúa xuân - ngô đông; rau; ngô và ngô hè - rau.
Bảng 3.10. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính trên đất sản xuất nông nghiệp ở tiểu vùng 2
LUT Kiểu sử dụng đất GTSX CPSX TNT ĐÁNH GÍA CHUNG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2 Lúa LX - LM - Ngô H M H H
LX - LM - rau màu H M H H
1lúa màu
LX - Ngô - rau H M H H
LX - Rau M H M M
LX - Ngô đông L H L L
Màu
Rau L H L L
Ngô hè - rau L H L L
Ngô L H L L
Ghi chú: H: cao; M: trung bình; L: thấp
Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu kinh tế của các LUT trên, đề tài đã phân loại và xếp hạng hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất ở tiểu vùng 2 như bảng 3.10.
Từ các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và thu nhập thuần đề tài đã đánh giá: Loại hình sử dụng đất 2LUA (Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông; Lúa xuân - lúa mùa - rau màu) và loại hình 1LUA ( lúa xuân - ngô - rau) đạt mức cao trong xếp hạng; loại hình sử dụng đất 1LUA (Lúa xuân - rau mang) lại hiệu quả đạt mức trung bình. Hiệu quả xếp hạng đạt mức thấp nhất đối với loại hình sử dụng 1LUA; chuyên màu (Lúa xuân - ngô đông; rau; ngô hè- rau; ngô).
* Hiệu quả kinh tế tiểu vùng 3
Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3
LUT Kiểu sử dụng đất GTSX (đ/ha)
CPSX (đ/ha)
TNT (đ/ha)
HQSD VỐN
(lần)
GIÁ TRỊ NGÀY CÔNG LĐ
(đ/ha) Cây ăn quả Cây xoài 52.148.780 23.879.145 28.269.635 1,18 120.000
(Nguồn: Số liệu điều tra) Tiểu vùng 3 là nơi có địa hình và chất lượng đất phù hợp với phát triển và trồng các loại cây ăn quả . Hơn nữa địa hình này chất đất chủ yếu là đất sỏi, ít thịt không dinh dưỡng nên chỉ phù hợp trồng cây ăn quả lâu năm,trong quá trình trồng cần cải tạo nhiều.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Theo bảng số liệu 3.8 cho thấy hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất ở tiểu vùng 3 chủ yếu là cây xoài với giá trị sản xuất của 1ha trồng xoài là 52.148.780 đồng/ha, chi phí sản xuất đối với 1ha xoài là 23.879.145 đồng/ha.
Nguồn thu nhập thuần đối với 1ha trồng cây xoài là 28.269.635 đồng/ha và hiệu quả sử dụng vốn là 1,18 lần.
Như vậy, chất đất quyết định loại cây trồng ở từng tiểu vùng. Sở dĩ cây xoài được trồng thại tiểu vùng 3 vì chất đất ở cây là loại đất sỏi, nghèo chất dinh dưỡng, ít thịt nên phù hợp với cây xoài.
Bảng 3.12. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính trên đất sản xuất nông nghiệp ở tiểu vùng 3
LUT Kiểu sử dụng đất
GTSX CPSX TNT ĐÁNH GÍA
CHUNG Cây
ăn quả
Cây xoài L H L L
Ghi chú: H: cao; M: trung bình; L: thấp
Hiệu quả kinh tế mà loại hình sử dụng tại tiểu vùng 3 mang lại là rất thấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.13: Hiệu quả kinh tế của 3 tiểu vùng Tiểu vùng Kiểu sử dụng đất Gía trị sản
xuất (đ/ha)
Chi phí sản xuất (đ/ha)
Thu nhập thuần (đ/ha)
Hiệu quả sử dụng vốn (đ/ha)
Gía trị ngày công lao động (đ/ha)
Tiểu vùng 1 LX - LM 82.638,88 25.138,45 57.500,43 2,29 148,105
LX - Ngô 71.196,61 21.606,01 49.590,60 2,29 284,48
Tiểu vùng 2
LX - LM - Ngô 105.556,29 34.473,57 71.082,72 2,06 133,09
LX - LM - rau màu 122.070,79 38.685,80 83.384,99 2,15 127,99
LX - Ngô - rau 105.114.66 34.955,61 70.159,05 2,01 115,72
LX - Rau 82.197,25 25.620,49 56.576,76 2,21 122,04
LX - Ngô đông 65.682,75 21.408,26 44.274,49 2,07 129,71
Rau 39.431,91 13.547,35 25.884,56 1,91 87,75
Ngô hè - rau 62.349,32 22.882,47 39.466,85 1,72 95,41
Ngô 22.917,41 9.335,12 13.582,29 1,45 103,07
Tiểu vùng 3 Cây ăn quả 52.148.780 23.879.145 28.269.635 1,18 120.000
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Qua bảng số liệu cho thấy hiệu quả sử dụng đất ở 3 tiểu vùng chúng ta nhận thấy kiểu sử dụng đất tại tiểu vùng khi sử dụng đất trồng theo lúa xuân - lúa mùa - rau màu là kiểu sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất với nguồn thu nhập thuần là 83.384.990 đồng/ha; tiếp theo là kiểu sử dụng đất lúa xuân- lúa mùa - ngô đông với nguồn thu nhập thuần là 76.398.830 đồng/ha;
Lúa xuân - ngô hè - rau nguồn thu nhập thuần là 70.159.050 đồng/ha; 2 vụ lúa (lúa xuân - lúa mùa) nguồn thu nhập thuần là 57.500.430 đồng/ha. Thấp nhất là đất chuyên trồng một mình rau và đất chuyên trồng cây ăn quả mà không thể kết hợp với trồng các loại cây khác sẽ đem lại nguồn thu nhập thấp lần lượt là 25.884.560 đồng/ha và 28.269.635 đồng/ha.
Như vậy, để có nguồn thu nhập cao thì người dân ở tiểu khu vực 2 có nguồn thu nhập cao nhất vì có sự kết hợp trồng các loại cây lương thực xen canh nhau và kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa - rau màu là kiểu sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất; kiểu sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế thấp nhất là kiểu sử dụng đất chỉ chuyên dùng trồng một loại cây lương thực như trồng rau, trồng cây ăn quả mà không có sự trồng xen kẽ nhau để tăng thu nhập.