Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thanh hóa tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 41)

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Dựa vào sự khác biệt về địa hình, điều kiện sản xuất nông nghiệp và hệ thống cây trồng để phân chia thành phố Thanh Hóa thành 3 tiểu vùng theo địa hình và ở mỗi tiểu vùng, chọn đại diện 1 xã để tiến hành điều tra bằng các phiếu điều tra nông hộ.

Tiểu vùng 1: có địa hình cao, vành cao có tổng diện tích đất tự nhiên của là 4264,04 ha bao gồm các xã nằm ở phía Tây Nam gồm các xã là: Đông Lĩnh, Đông Vinh, Đông Tân, Đông Hưng, Đông Cương, Đông Thọ, Quảng Thịnh, Quảng Thắng, An Hoạch, chọn đại diện xã Đông Lĩnh để nghiên cứu, cây trồng chính ở đây là cây Lúa.

Tiểu vùng 2: là vùng bắt đầu sông Mã và sông Chu gồm các xã Phía Bắc và Đông Bắc chạy theo dòng chảy của sông Mã có địa hình vàn cao có tổng diện tích tự nhiên là 4170,83 ha gồm các xã: Thiệu Khánh, Thiệu Vân, Thiệu Dương, xã Hoàng Lý, Hoàng Anh, Hoằng Long, Tào Xuyên, Hoằng Quang, Hàm Rồng, Nam Ngạn, Đông Hải, Tiểu vùng này chọn xã Thiệu Khánh để nghiên cứu, cây trồng chính là rau màu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tiểu vùng 3 là: vùng cuối của sông Mã, có tổng diện tích tự nhiên là 3577,79 ha bao gồm các xã nằm ở phía Đông và Đông Nam của thành phố:

xã Hoằng Đại, Quảng Hưng, Quảng Phú, Quảng Thành, Quảng Tâm, Quảng Cát. Địa hình bằng phẳng chọn xã Quảng Phú để nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

* Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: : Điều tra, thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra nông hộ. Điều tra 3 xã / tiểu vung x 3 tiểu vùng x 30 câu hỏi/tiểu vùng = 90 phiếu , Mỗi tiểu vụng chọn 3 xã, mỗi xã điều tra tối thiểu 10 hộ việc lựa chọn hộ điều tra là ngẫu nhiên. Nội dung điều tra về tình hình sản xuất nông nghiệp, mức đầu tư trong sản xuất, thu nhập và các thông tin khác có liên quan.

* Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp: Điều tra tại các phòng ban của TP Thanh Hoá nhằm thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, KT-XH có liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp, các định hướng phát triển KT-XH…

2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được tiến hành tổng hợp theo hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất (LUT). Các số liệu thống kê được xử lý bằng chương trình Excel. Kết quả được trình bày bằng các bảng số liệu và biểu đồ.

2.3.4. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất

* Đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất:

Hiệu quả kinh tế của LUT được tính trên 1 ha đất nông nghiệp trong 1 năm (đ/ha/năm). Tính hiệu quả sử dụng đất thông qua 5 chỉ tiêu: Giá trị sản xuất (GTSX), Chi phí trung gian (CPTG), Thu nhập hỗn hợp (TNHH), Thu nhập thuần (TNT), Tỷ suất lợi nhuận (TSLN). Cụ thể là:

+ GTSX được quy ra bằng tiền mặt, tính theo sản lượng thu được của LUT, so với giá sản phẩm tại thời điểm điều tra.

GTSX = NS*GB Trong đó: GTSX: Giá trị sản xuất.

NS: năng suất cây/ha.

GB: Giá bán sản phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

+ CPTG là tổng chi phí vật chất đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phí thủy lợi.... và chi phí thuê lao động phục vụ cho hệ thống sản xuất.

+ Tổng chi phí (TCP): Bao gồm tổng các loại chi phí phục vụ cho một LUT hay một hệ thống sản xuất.

TCP= CPTG +LĐGĐ

Trong đó: TCP : Tổng chi phí (tính cả lao động gia đình)

CPTG: Chi phí trung gian (không tính lao động gia đình) LĐGĐ: Lao động gia đình

+ Thu nhập thuần (TNT) được tính bằng Tổng thu nhập trừ đi Tổng chi phí (bao gồm cả chi phí công lao động).

TNT = TTN - TCP

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): Giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian (không kể chi phí công lao động gia đình).

TNHH = GTSX - CPTG

+ Giá trị ngày công lao động (GTNCLĐ): Thu nhập hỗn hợp/Số công lao động gia đình (SCLĐ).

GTNCLĐ = TNHH/SCLĐ

+ Tỷ suất lợi nhuận (TSLN) được tính bằng Thu nhập thuần/ Tổng chi phí (Nguồn: Bộ NN&PTNN, 2009).

* Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của các kiểu sử dụng đất:

+ Khả năng thu hút lao động giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân của các loại hình sử dụng đất.

+ Mức độ chấp nhận của người dân (được đánh giá thông qua tỷ lệ người dân đồng ý tiếp tục phát triển loại hình sử dụng đất đó trong tương lai).

* Đánh giá hiệu quả về môi trường của các kiểu sử dụng đất

Đánh giá hiệu quả về mặt về môi trường của các loại hình và kiểu sử dụng đất thông qua các tiêu chí

+ Mức độ cải tạo đất của các loại cây trồng trong LUT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

+ Mức độ sử dụng phân bón hoá học + Mức độ sử dụng thuốc BVTV.

2.3.5. Phương pháp so sánh

So sánh các kết quả tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường để tìm ra loại hình (kiểu) sử dụng đất có hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu của địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chương 3

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thanh hóa tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)