Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Lựa chọn loại hình và kiểu sử dụng đất
3.4.1. Những căn cứ lựa chọn các loại hình và kiểu sử dụng đất 3.4.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn loại hình sử dụng đất bền vững
Theo “10 TCVN 34398” của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thì các tiêu chuẩn làm căn cứ để lựa chọn loại hình sử dụng đất triển vọng là:
- Đảm bảo đời sống của nhân dân (an ninh lương thực, mức sống, gia tăng lợi ích của nông dân…)
- Phù hợp với mục tiêu phát triển của vùng kinh tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Thu hút lao động giải quyết công ăn việc làm - Định canh, định cư và tiến bộ khoa học kĩ thuật - Tăng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu
- Tác động tốt đến môi trường. Dựa vào các tiêu chuẩn trên, kết hợp với kết quả điều tra thực tế sản xuất, đánh giá hiệu quả sử dụng đất để lựa chọn ra các loại hình sử dụng đất thích hợp đối với Thành phố.
3.4.1.2. Nguyên tắc lựa chọn
Trên cơ sở xác định và nghiên cứu các loại hình sử dụng đất hiện tại trên địa bàn thì mọt trong những mục tiêu chủ yếu là lựa chọn được các loại 54 hình sử dụng đất hợp lý và có hiệu qua cao. Một số nguyên tắc cơ bản khi lựa chọn LUT có triển vọng:
- Phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất.
Tức là phải phù hợp với điều kiện về đất đai, khí hậu, địa hình của xã, đảm bảo tính thích nghi cao của các loại hình sử dụng đất được lựa chọn.
- Phải đảm bảo tính hiệu quả về kinh tế của các loại hình sử dụng đất được lựa chọn. trong thực tế rất hiếm khi người ta lại lựa chọn mới mà lợi nhuận thu được lại thấp hơn loại hình trước đó. Trừ khi để đảm bảo tính ổn định cho một loại sản phẩm nào đó thì người ta buộc phải giữ lại một số loại hình sử dụng đất nhất định khi biết rằng hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất đó chưa phải là tối ưu.
- Phải phù hợp với điều kiện tự nhiên về cơ sở hạ tầng của địa phương:
hệ thống giao thông, thủy lợi…
- Phải mang tính kế thừa, tính truyền thống và tính văn hóa của địa phương để phát huy kinh nghiệm sản xuất của người dân, kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất của các nhà quản lý và đảm bảo tính kế thừa cũng như phong tục tập quán của địa phương.
- Phải bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ độ phì cho đất. Hiện nay, đây là nguyên tắc rất được chú trọng trong đánh giá đất cũng như trong việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất của mỗi địa phương.Nếu không chú trọng nguyên tắc này dễ dẫn đến việc chỉ tính đến lợi nhuận trước mắt mà sẽ làm thoái hóa đất, hủy hoại môi trường và người sử dụng đất trong tương lai phải gánh chịu hậu quả đó.
3.4.2. Kết quả lựa chọn các loại hình và kiểu sử dụng đất
Qua kết quả điều tra về 3 tiểuvùng chúng ta có thể lựa chọn tiểu vùng 1 và 2 là hai tiểu vùng đem lại hiệu quả kinh tế; hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường cao. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải căn cứ vào tùy từng địa điểm khác nhau thì sẽ có điều kiện tự nhiên, khí hậu và chất đất khác nhau mà chúng ta áp dụng loại hình sử dụng đất sao cho phù hợp để hiệu quả kinh tế đạt cao nhất mà không gây ảnh hưởng môi trường và tạo công ăn việc làm cho người dân.
Bảng 3.21: Kết quả lựa chọn LUT cho tiểu vùng 1, 2 và 3 Tiểu vùng Kiểu sử dụng đất được lựa chọn
Tiểu vùng 1 LX - LM
Tiểu vùng 2 LX - LM - Ngô
LX - LM - rau màu LX - Ngô - rau Tiểu vùng 3 Cây ăn quả
Qua 3 tiểu vùng nghiên cứu trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có thể lựa chọn được các kiểu sử dụng đất tại các tiểu vùng như sau:
+ Tại tiểu vùng 1: kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa là kiểu sử dụng mạng lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, môi trường và phù hợp nhất với tiểu vùng 1.
+ Tại tiểu vùng 2 lựa chọn kiểu sử dụng đất: lúa xuân - lúa mùa - ngô là lựa chọn đầu tiên; sau đó đến kiểu sử dụng lúa xuân - lúa mùa - rau là lựa chọn thứ 2 và thứ 3 là kiểu sử dụng lúa xuân - ngô - rau. Sở dĩ chúng tôi chọn 3 kiểu sử dụng đất này vì 3 đều mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và mội trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
+ Tại tiểu vùng 3. Là tiểu vùng đặc biệt chỉ có một kiểu sử dụng đất đó là sử dụng đất trồng cây ăn quả nên chúng tôi vẫn sử dụng loại này. Sỡ dĩ loại đất tại tiểu vùng 3 không phù hợp trồng các loại cây như lúa, hoa màu vì đất là đất sỏi, bạc màu. Chúng tôi chọn phương án cải tạo đất thường xuyên và bón cây bằng phân bón hữu cơ, hạn chế dùng phân bón hóa học, tận dụng nguồn hữu cơ từ phân gia súc, gia cầm ....Ngoài ra còn nghiên cứu trồng xen kẽ cây sắn đó là một trong những nghiên cứu và đang được áp dụng thử hiện này trên địa bàn.