Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.6. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thanh Hoá
3.6.2. Giải pháp cụ thể
3.6.2.1. LUT trồng cây hàng năm
Trên cơ sở đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại, lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp cho địa bàn nghiên cứu, từ đó có những giải pháp cho việc cho việc sử dụng đất hợp lý và hiệu quả. Phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất của các LUT, tức là phải phù hợp với điều kiện về đất đai, khí hậu, địa hình của vùng, điều kiện kinh tế xã hội, đảm bảo tính thích nghi cao của các loại hình sử dụng đất được lựa chọn.
Qua kết quả điều tra, nghiên cứu, đánh giá các loại hình sử dụng đất của xã Động Đạt, tôi lựa chọn các LUT có hiệu quả bền vững về cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường, làm cơ sở tham khảo cho định hướng sử dụng đất. Từ những tiêu chí và những điều tra đánh giá thực tế tôi lựa chọn các loại hình sử dụng đất theo thứ tự sau:
- LUT chuyên lúa (2 lúa), là loại hình sử dụng đất có diện tích lớn nhất xã. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế, ổn định, bền vững cho loại hình sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
dụng đất này và hạn chế rủi ro cho người dân.Yêu cầu trước mắt cần phải làm cho tốt công tác chỉ đạo sản xuất, đưa các giống lúa mới có năng suất, giá trị hàng hóa cao.Xây dựng hệ thống thủy lợi, để giảm thiểu rủi ro cho người nông dân.Bố trí sử dụng công thức luân canh mới hợp lý với từng điều kiện tự nhiên của từng vùng. Có thể lấy ví dụ: lúa xuân - lúa mùa - cây vụ đông, rau màu - lúa mùa - cây vụ đông…
- LUT 2 lúa - màu (2 lúa - cây vụ đông), đây là loại hình sử dụng đất đòi hỏi trình độ thâm canh cao, đầu tư lớn. Do vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế cho loại hình sử dụng đất này cần phải thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất đã có. Kết hợp đầu tư hệ thống thủy lợi, kênh mương. Đưa các giống lúa mới có năng suất cao, giống lúa ngắn ngày vào sản xuất, thay thế các giống cũ ở địa phương như: lúa bao thai, khang dân, lai 2 dòng…Các cây màu vụ đông 58 cần có hướng nghiên cứu đầu tư và đưa vào sản xuất đại trà theo mô hình thâm canh áp dụng các cây màu vụ đông có năng xuất tốt đã dược bà con tin tưởng và đưa vào gieo trồng như: bắp cải, cà chua, đỗ hà lan…
- LUT 1 lúa màu (đất 1 vụ lúa - 2 hoặc 3 vụ rau màu): đây là loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy LUT này còn bộc lộ một số tồn taị đó là: sản xuất thiếu ổn định, chưa có quy hoạch thống nhất, nhiều loại sản phẩm trên một cánh đồng, sâu bệnh nhiều, đầu vào và đầu ra của sản phẩm còn bấp bênh.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế, ổn định, bền vững đối với loại hình sử dụng đất này và hạn chế thấp ngất rủi ro cho nông dân.Yêu cầu trước mắt cần phải làm tốt công tác chỉ đạo sản xuất, tực hiện chế độ luân canh cây trồng hợp lý nhằm hạn chế sâu bệnh.Khuyến khích nông dân có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng các loại hóa chất trên đồng ruộng, thực hiện tốt cơ giớ hóa các khâu trong sản xuất. Bố trí luân canh cây trồng 1 đến 2 vụ lúa, 2 đến 4 vụ rau màu. Với công thức luân canh: Lúa xuân - lạc - 2 đến 3 vụ rau đông, lúa xuân - lúa mùa sớm - 2 đến 4 vụ rau đông…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3.6.2.2. LUTs trồng cây lâu năm
* Với cây ăn quả: trên cơ sở điều tra về các loại cây ăn quả thì cần tuyển chọn những giống tốt, sạch sâu bệnh, đưa giống thích nghi với điều kiện tự nhiên của xã có năng suất cao chất lượng tốt. Cần cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, cải tạo cơ cấu cây trồng trong vườn. Cần xác định được loại cây ăn quả chủ lực, ngoài ra cần có thêm cây ăn quả bổ trợ khác tạo cho vườn cây có nhiều tần tán. Chú ý cải tiến kĩ thuật canh tác phù hợp với từng giống cây ăn quả, thu hoạch và bảo quản sản phẩm.
Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận
- Là thành phố có giá trị nghành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị GDP của thành phố. Trong các năm gần đây Thành phố Thanh Hóa luôn quan tâm đẩy mạnh công tác phát triển và đầu tư nhiên cứu các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao nhất đối với thành phố.
- Hiện tại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có 4 LUT với 10 kiểu sử dụng đất nông nghiệp.
- Kết quả đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của thành phố Thanh Hóa theo thứ tự là:
+ Tiểu vùng I: có 01 loại hình sử dụng đất : LUT Chuyên lúa. Các kiểu sử dụng đất như sau:
1. Lúa xuân - lúa mùa 2. Lúa xuân - ngô đông
+ Tiểu vùng II: có 03 loại hình sử dụng đất: LUT (2 Lúa – Màu; 1 Lúa – 1 Màu; Chuyên màu). Các kiểu sử dụng đất bao gồm:
1. Lúa xuân - lúa màu - ngô; lúa xuân - lúa mùa - ngô
2. Lúa xuân - ngô - rau; Lúa xuân - rau; lúa xuân - ngô đông 3. Ngô hè - rau; rau; ngô
+ Tiểu vùng III: có 01 loại hình sử dụng đất: LUT (Hoa quả). Kiểu hình sử dụng đất gồm:
1. cây ăn quả
- Kết quả lựa chọn và định hướng loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả tốt nhất đối với đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thanh Hóa theo thứ tự là:
+ Tiểu vùng I: có 01 loại hình sử dụng đất 1. Lúa xuân - lúa mùa
+ Tiểu vùng II: có 03 loại hình sử dụng đất
1. Lúa xuân - lúa màu - ngô; lúa xuân - lúa mùa - ngô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2. Lúa xuân - ngô - rau
+ Tiểu vùng III: có 01 loại hình sử dụng đất:
1. cây ăn quả
- Giải pháp phát triển các loại hình sử dụng đất được lựa chọn là xác định diện tích đất thích nghi cho mỗi loại hình sử dụng đất đã được lựa chọn.
Lựa chọn giống cây trồng có năng suất chất lượng tốt để bố trí vào cơ cấu của hệ thống cây trồng đã được lựa chọn. Xác định các biện pháp kỹ thuật thâm canh cho từng loại hình sử dụng đất đã được lựa chọn. Phát triển thị trường sản phẩm ổn định.
2. Đề nghị
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cần thực hiện các giải pháp chủ yếu như đưa các giống cây trồng có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của thành phố, luân canh, thâm canh, tăng vụ hợp lý.
Đặc biệt phải nâng cấp và củng cố hệ thống thủy lợi nội đồng, sử dụng phân bón hợp lý. Trong quá trình sử dụng đất cần kết hợp với các biện pháp cải tạo, bảo vệ môi trường nhằm phát triển nông nghiệp bền vững cho tương lai.
Tăng cường hỗ trợ, đầu tư vốn cho người dân để đưa vào sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chế biến nôngsản, ngành nghề nông thôn. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai và nguồn lao động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và sản xuất.
Đặc biệt tổ chức các chương trình khuyến nông và các lớp tập huấn kĩ thuật cho người dân tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai.
Tiếp tục tuyên truyền và vận động người dân dồn điền đổi thửa, luân canh cây trồng hợp lý, chú ý tới các biện pháp cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
Đối với Đảng bộ chính quyền và các cơ quan ban ngành địa phương cần quan tâm hơn nữa tới người nông dân thúc đẩy kinh tế nông hộ phát triển.
Có các chính sách phù hợp, ưu đãi với thực trạng phát triển kinh tế của hộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn