Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Hiện trạng sử dụng đất và thực trạng phát triển nông nghiệp thành phố
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Thanh Hóa
Bảng 3.3: Diện tích, cơ cấu đất đai phân theo mục đích sử dụng
STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích tự nhiên 14.541,47 100
1 Đất nông nghiệp NNP 6.873,75 47,27
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6.061,36 41,68 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5.782,15 39,76
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5.163,42 35,51
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 618,74 4,25 1.1.1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 279,20 1,92
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 379,53 2,61
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 44,46 0,31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu
(%)
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 123,25 0,85
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 211,83 1,45
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 328,31 2,26
1.4 Đất làm muối LMU 0
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 104,55 0,72
2 Đất phi nông nghiệp PNN 7.400,77 50,89
2.1 Đất ở OCT 2.445.62 16,82
2.1.1 Đất ở tại đô thị ODT 1.411,38 9,71
2.1.2 Đất ở nông thôn ONT 1.033,79 7,11
2.2 Đất chuyên dung CDG 3.798,26 26,12
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp
TSC 552,69 3,80
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 41,95 0,29
2.2.3 Đất an ninh CAN 29,20 0,20
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh PNN CSK 718,36 4,94 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 2.456,07 16,89
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 23,08 0,16
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 7,41 0,05
2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
NTD 170,96 1,17
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 841,51 5,79 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 113,92 0,78 3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 266,95 1,93
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 122,49 0,84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu
(%) 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 0,08
3.3 Đất núi đá không có rừng cây NCS 144,38 0.99 (Nguồn: UBND Thành phố Thanh Hóa )
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Đất nông nghiệp
Theo số liệu thông kê đất đai năm 2018 (tính đến ngày 10/12/2018), tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Thanh Hóa là 14.541,47 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 6.873,75 ha, chiếm 47,27% diện tích đất tự nhiên.
+ Diện tích đất trồng cây hàng năm
Trong đó đất trồng cây hàng năm 5.782,15 ha, chiếm 39,76 % diện tích đất tự nhiên của thành phố Thanh Hóa. Hiện nay, nhân dân đang triển khai đưa giống lúa chất lượng cao vào sản xuất trên địa thành phố Thanh Hóa cho hiệu quả kinh tế rõ rệt. Diện tích đất chuyên trồng lúa nước có diện 5.163,42ha, chiếm 35,51% diện tích diện tích đất tự nhiên. Diện tích cây hàng năm khác 618,74ha, chiếm tỷ lệ 4,25%.
+ Diện tích trồng cây lâu năm
Diện tích đất trồng cây lâu năm có diện tích 279,20 ha, chiếm 1,92%
diện tích đất tự nhiên.
+ Diện tích đất lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp có 379,53 ha,chiếm 2,61% diện tích đất tự nhiên.Trong đó, diện tích đất rừng sản xuất là 44,46 ha; diện tích đất rừng phòng hộ là 123,25ha và diện tích đất rừng đặc dụng là 211,83 ha
+ Diện tích nuôi trồng thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản có 328,31 ha, chiếm 2,26 % diện tích đất tự nhiên. Chủ yếu là các ao hồ, đầm trong các khu dân cư để nuôi cá nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tại chỗ của nhân dân trên địa bàn nên năng suất chưa cao.
+ Đất nông nghiệp khác.
Diện tích đất nông nghiệp khác có diện tích 104,55 ha, chiếm 40,72%
diện tích đất tự nhiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Đất phi nông nghiệp
Đến năm 2018, diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thanh Hóa là 7.400,77 ha, chiếm 50,80% diện tích đất tự nhiên. Việc sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố trong những năm qua rất hiệu quả và tiết kiệm. Điều này thể hiện qua một số loại đất chính như sau:
- Đất ở: với tổng diện tích là 2.445,62 ha, chiếm 16,82% diện tích đất tự nhiên. Trong đó:
Đất ở đô thị: Hiện nay trên địa bàn thành phố có diện tích đất ở đô thị là1411,38 ha, chiếm 9,71% diện tích đất tự nhiên.
Đất khu dân cư nông thôn: Đất khu dân cư nông thôn là đất chủ yếu xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ đời sống, các công trình công cộng, đất nông nghiệp gắn liền với nhà ở và các loại đất khác thuộc phạm vi ranh giới khu dân cư nông thôn trong địa giới hành chính các xã. Diện tích đất khu dân cư nông thôn của huyện năm 2018 là 1.033,79 ha, chiếm 7,11% diện tích đất tự nhiên.
+ Đất chuyên dùng:
Đến năm 2018, đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có diện tích là 552,69 ha, chiếm 1,38 % tổng diện tích đất tự nhiên. Bao gồm đất trụ sở các cơ quan, ban ngành và các tổ chức chính trị, xã hội, các công trình sự nghiệp của huyện, xã.
Đất quốc phòng: diện tích đất quốc phòng là 41,95 ha, chiếm 0,29% diện tích đất tự nhiên.
Đất an ninh: Đất an ninh có diện tích 29,20ha, chiếm 0,20% tổng diện tích đất tự nhiên.
Đất mục đích công cộng là 2.456,07ha, chiếm 16,86 % tổng diện tích đất tự nhiên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Đất sản xuất kinh doanh: có diện tích 718,36 ha, chiếm 4,94% diện tích đất tự nhiên. Chủ yếu là các cơ sở khai thác sản xuất kinh doanh và đất khu công nghiệp.
+ Đất tôn giáo:
Đất tôn giáo có diện tích 23,08 ha, chiếm 0,16% diện tích đất tự nhiên , trong đó có là những diện của các tổ chức tôn giáo.Tuy có diện tích đất không lớn nhưng đất tôn giáo ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân địa phương.
+ Đất tín ngưỡng: Đất tín ngưỡng có diện tích 7,41 ha, chiếm 0,05%
diện tích đất tự nhiên
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Đất nghĩa trang, ngĩa địa có diện tích 170,96 ha, diện tích 1,17% diện tích đất tự nhiên. Loại đất này còn hạn chế nên trong quy hoạch sử dụng đất cần bố trí thêm đất nghĩa địa tập trung tại các xã trên địa bàn toàn huyện.
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối, đất có mặt nước chuyên dùng: Diện tích là 841,51ha, chiếm 5,79% diện tích đất tự nhiên.
+ Đất có mặt nước chuyên dùng: có diện tích là 113,92 ha, chiếm tỷ lệ 0,78% diện tích đất tự nhiên
Đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng của huyện theo thống kê đất đai năm 2018 là 266,95 ha là đất bằng chưa sử dụng, chiếm 1,93% diện tích đất tự nhiên.
Trong đó:
+ Đất bằng chưa sửa dụng có diện tích là 122,49 ha, chiếm tỷ lệ 0,84%
diện tích đất tự nhiên.
+ Đất đồi núi chưa sử dụng có diện tích là 0,08ha
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
+ Đất núi đá không có rừng cây có diện tích là 144,38 ha, chiếm tỷ lệ 0,99% diện tích đất tự nhiên
3.2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp thành phố Thanh Hóa
Bảng 3.4: Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp Thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2014 – 2018
ĐVT: ha
STT Mục đích sử dụng Mã Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018 Đất nông nghiệp NNP 7.166,06 7.150,95 7.088,99 6.873,75 6.726,76 1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6.313,11 6.299,63 6.242,63 6.061,36 5.921,62 2 Đất trồng cây hàng năm CHN 6.028,54 6.015,16 5.958,57 5.782,15 5.642,90 3 Đất trồng lúa LUA 5.391,21 5.384,86 5.329,30 5.163,42 5.032,53 4 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 637,33 630,30 629,27 618,74 610,37 5 Đất trồng cây lâu năm CLN 284,54 284,47 284,05 279,20 278,72
(Nguồn: UBND Thành phố Thanh Hóa ) Qua bảng số liệu 3.4 cho thấy diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thanh Hóa giảm dần từ năm 2014 đến 2018 .
+ Năm 2014 tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố là 7.166,06 ha đến năm 2018 diện tích đất nông nghiệp chỉ còn 6.726,76 ha giảm 439,3 ha
+ Diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2014 là 6.313,11 hà đến năm 2018 chỉ còn 5.921,62 ha giảm 391,49 ha.
+ Diện tích đát trồng cây hàng năm năm 2014 tổng diện tích là 6.028,54 ha đến năm 2018 chỉ còn 5.642,90 ha giảm 385,64 ha.
+ Diện tích đất trồng lúa năm 2014 với tổng diện tích là 5.391,21 ha đến năm 2018 diện tích đất trồng lúa chỉ còn 5.032,53 ha, giảm 358,68 ha.
+ Diện tích đất trồng cây hàng năm khác năm 2014 với tổng diện tích là 637,33 ha đến năm 2018 tổng diện tích đất trồng cây hàng năm chỉ còn 610,37 ha, giảm 26,96ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
+ Diện tích đát trồng cây lâu năm năm 2014 với tổng diện tích là 284,54 ha đến năm 2018 diện tích đất trồng cây lâu năm chỉ còn 278,72 ha, giảm 5,82 ha.
Như vậy, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thanh Hóa từ năm 2014 đến 2018 giảm mạnh.
3.2.3. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp thành phố Thanh Hóa Bảng 3.5 : Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
thành phố Thanh Hóa
Tiểu vùng LUT Kiểu sử dụng đất
Tiểu vùng 1
2 lúa (chuyên lúa) 1. Lúa xuân – lúa mùa Lúa - màu 2. Lúa Xuân - ngô
Tiểu vùng 2
Lúa – màu
2. Lúa Xuân – Lúa mùa – Ngô đông 3. Lúa xuân – lúa mùa - Rau màu 4. Lúa xuân – Ngô hè – Rau 5. Lúa xuân - rau
6. Lúa xuân – ngô đông
Chuyên màu
7. Rau
8. Ngô hè – rau 9. Ngô
Tiểu vùng 3 Cây ăn quả 10. Xoài, vải
(Nguồn: Số liệu điều tra) Dựa vào bảng số liệu chúng ta có thể thấy được các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại thành phố Thanh Hóa. Cụ thể như sau:
* Ở tiểu vùng1: là những xã nằm ở phía Tây Nam thành phố với tổng diện tích đất tự nhiên của các xã này là 4.264,04ha bao gồm các xã Đông Lĩnh, Đông Vinh, Đông Tân, Đông Hưng, Đông Cường, Đông Thọ, Quảng Thịnh, Quảng Thắng, An Hoạch đây là những xã chuyên trồng cây lúa là cây trồng chính với địa hình dốc tụ, có khả năng tưới tiêu chủ động và bán chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
động, thành phần cơ giới của đất từ cát pha đến thịt nhẹ, trung bình. Đây là LUT có truyền thống và tồn tại từ lâu, kiểu sử dụng đất là: Lúa Xuân - lúa mùa. Ngoài ra một số ít các xã áp ở vùng thấp hơn thì cáp dụng kiểu trồng:
Lúa - ngô đông vì để tính hiệu quả mạng kinh tế thì cây ngô đông mạng lại cao hơn so với cây lúa mùa khi được trồng ở một số xã ở khu vực 1.
+ Lúa xuân: các giống lúa ngắn ngày,năng suât,có sức chống chịu với sâu bệnh và được nhân dân ưa sử dụng như: Bắc Thơm, Sin 6, khang dân, nhị ưu 838, nàng xuân…
+ Đất Feralít biến đổi do trồng lúa, đây là loại đất để trồng lúa nước.
Tầng đất mỏng, các chất đạm, mùn tổng số khá, lân, kali tổng số bình thường, các chất dễ tiêu nghèo, đất dễ chua. Do địa hình có chỗ trũng, chỗ cao nên khả năng giữ nước, giữ màu giảm. Hiện nay loại đất này đang được cấy hai vụ lúa hoặc một lúa một màu.
* Ở tiểu vùng 2: là vùng bắt đầu sông Mã và sông Chu gồm các xã Phía Bắc và Đông Bắc chạy theo dòng chảy của sông Mã có địa hình vàn cao có tổng diện tích tự nhiên là 4170,83 ha gồm các xã: Thiệu Khánh, Thiệu Vân, Thiệu Dương, xã Hoàng Lý, Hoàng Anh, Hoằng Long, Tào Xuyên, Hoằng Quang, Hàm Rồng, Nam Ngạn, Đông Hải nên vùng này xuất hiện 02 LUT:
+ Lúa – màu gồm rất nhiều kiểu sử dụng đất như: Lúa Xuân – Lúa mùa – Ngô đông; Lúa xuân – lúa mùa rau màu; Lúa xuân – Ngô hè – Rau; Lúa xuân - rau; Lúa xuân – ngô đông. Trong đó:
Loại hình sử dụng 2 lúa - màu (lúa xuân - lúa mùa - ngô đông): Loại hình này sử dụng đất này thường được trồng chủ yếu ở những nơi có địa hình bằng phẳng, khả năng tưới tiêu tốt. Thành phần cơ giới thịt nhẹ, pha cát.
Vụ xuân: trồng các giống lúa ngắn ngày có chất lượng cao sinh trưởng tốt, kháng sâu bệnh hại và chịu được rét.