PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn thành phố sông công (Trang 41 - 46)

Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời được một số các câu hỏi chính sau:

- Thực trạng của công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn Thành phố Sông Công giai đoạn 2015 - 2017 ra sao?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn Thành phố Sông Công?

- Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn Thành phố Sông Công thì cần thực hiện những giải pháp nào?

2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu

Tác giả chọn địa điểm nghiên cứu và lấy số liệu là Chi cục Thuế Thành phố Sông Công.

2.2.2. Thu thập số liệu 2.2.2.1. Số liệu thứ cấp

Số liêụ, tài liệu đã công bố như: Các báo cáo tổng kết năm; Các bài viết có liên quan đến đề tài luận văn như của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế Thành phố Sông Công, Hệ thống thông tin của người nộp thuế do cơ quan thuế quản lý như hồ sơ khai quyết toán thuế, chứng từ nộp thuế…

Nguồn số liệu, tài liệu thứ cấp còn được thu thập từ các báo cáo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, UBND Thành phố Sông Công và các huyện/thành/thị trong địa bàn; Các tạp chí thuế; Internet; …

2.2.2.2. Số liệu sơ cấp

Phương pháp chọn mẫu: Để chọn mẫu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

* Xây dựng phiếu điều tra NNT

Xác định rõ đối tượng cần điều tra: Các đơn vị, cá nhân nợ thuế trên địa bàn thành phố Sông Công

Xác định mẫu điều tra: Để xác định mẫu điều tra, tác giả căn cứ vào số lượng các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh đóng trên địa bàn. Đối với doanh nghiệp, tác giả chọn những doanh nghiệp có nợ lớn, phát sinh nợ thường xuyên. Đối với hộ kinh doanh, tác giả chọn hộ sử dụng hóa đơn vì những hộ này phát sinh thuế hàng tháng, tần suất tiếp xúc với cơ quan thuế nhiều. Do vậy, cách chọn mẫu điều tra như trên sẽ giúp cho tác giả có kết quả điều tra chính xác hơn.

Trên địa bàn của thành phố Sông Công có khoảng 138 đơn vị, cá nhân nợ thuế. Luận văn sẽ thực hiện nghiên cứu 138 quan sát, trong đó, 118 doanh nghiệp, HTX và 20 hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn theo cách xác định trên.

- Xây dựng phiếu điều tra để đánh giá công tác quản lý nợ thuế của NNT.

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn và điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng phiếu điều tra các doanh nghiệp, HTX và các hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn.

Thời gian thực hiện điều tra phỏng vấn đối tượng nợ thuế trên địa bàn TP Sông Công: tháng 1/2018- 3/2018. Số phiếu điều tra phát ra là 138 phiếu điều tra đối với đối tượng nợ thuế, số phiếu thu về là 138 phiếu điều tra hợp lệ. Số phiếu điều tra của cán bộ trực tiếp thực hiện công tác quản lý nợ thuế là 42, và số phiếu điều tra thu về là 42 phiếu điều tra hợp lệ.

Nội dung của phiếu điều tra được xây dựng ngoài phần thông tin chung về đối tượng nợ thuế và phần ý kiến tự chọn chủ yếu nhằm vào 2 vấn đề mà NNT quan tâm nhất đó là:

+ Công tác lập kế hoạch thu nợ thuế + Công tác triển khai thu nợ thuế

Đối với nội dung công tác kiểm tra giám sát, báo cáo kết quả thu nợ thuế, tác giả sẽ thực hiện phỏng vấn 42 công chức thuế đang trực tiếp thực hiện công tác quản lý nợ thuế, thuộc các đội thu thuế và kiểm tra, giám sát thuế của Chi cục Thuế thành phố Sông Công.

Tuy nhiên, do thời gian thực hiện có hạn nên luận văn dừng lại ở bước đánh giá khảo sát sơ bộ về công tác quản lý thuế tại Chi cục Thuế thành phố Sông Công.

Luận văn chưa thực hiện xây dựng mô hình đánh giá sự hài lòng về công tác quản

lý nợ thuế ở địa phương vì thời gian thực hiện luận văn có hạn nên tác giả mới chỉ thực hiện đánh giá tổng quát về công tác quản lý nợ thuế tại đại phương.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin, dữ liệu

Các tài liệu sau khi thu thập được hệ thống hoá theo các nội dung nghiên cứu, dùng phần mềm MS Excel để tổng hợp, tính toán kết quả phiếu điều tra đối với từng loại phiếu làm căn cứ để đánh giá, minh chứng cho các nghiên cứu và là cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lý.

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

2.2.4.1. Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu luận văn được xử lý bằng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để làm sáng tỏ cơ sở lý luận của đề tài. Từ các số liệu liên quan đến công tác quản lý nợ thuế được rút ra để tổng hợp, phân tích và xem xét trong mối quan hệ nhân quả với tình hình chung của công tác tại Chi cục Thuế. Các kết quả phân tích được thể hiện trong các bảng biểu, sơ đồ tương ứng.

2.2.4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp

Kết quả điều tra theo bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp được thống kê, tập hợp và phân bổ, sau đó luận văn sử dụng các phương pháp truyền thống như phân tích, so sánh, tính điểm bình quân để xử lý nhằm bổ sung và kết hợp với kết quả xử lý dữ liệu thứ cấp để đưa ra các nhận xét, đánh giá về những thành công và hạn chế trong công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn Thành phố Sông Công trong thời gian qua.

2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả

Nội dung: Thực hiện thông qua việc sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, số tối đa, số tối thiểu. Phương pháp này tập trung vào khai thác, đánh giá, phân tích số liệu về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Ý nghĩa: Qua việc phân tích thông tin, số liệu bằng việc sự dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân…Tác giả đánh giá được sự biến động, tốc độ tăng, giảm

của từng chỉ tiêu cần phân tích. Từ đó đánh giá được thực trạng, đưa ra các giải pháp cần thiết cho từng chỉ tiêu nghiên cứu.

2.2.5.2. Phương pháp so sánh

Nội dung: So sánh giữa các kỳ với nhau để đánh giá hiệu quả thu nợ giữa các kỳ.

Ý nghĩa: Qua việc sử dụng phương pháp này, tác giả có thể so sánh các chỉ tiêu giữa các kỳ với nhau. Từ đó đánh giá sự biến động của từng chỉ tiêu nghiên cứu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 2.3.1. Chỉ tiêu kế hoạch thu nợ thuế

- Kế hoạch số thu NSNN giai đoạn 2015-2017 Công thức tính:

Tỉ lệ số thu NSNN = Số thu NSNN thực hiện / Số thu NSNN kế hoạch đầu năm Ý nghĩa: Xây dựng kế hoạch thu nợ thuế trên địa bàn.

- Tình hình nợ đọng tiền thuế giai đoạn 2015-2017 Công thức tính:

Tỉ lệ nợ có khả năng thu =Số lượng nợ thuế có khả năng thu/ Tổng số nợ thuế Tỉ lệ nợ khó thu = Số lượng nợ thuế khó thu/ Tổng nợ thuế

Tỉ lệ nợ chờ điều chỉnh = Số lượng nợ chờ điều chỉnh/ Tổng nợ thuế

Ý nghĩa: Đánh giá số thuế nợ qua các năm trên địa bàn Thành phố Sông Công.

- Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế giai đoạn 2015- 2017

Số lượng phổ biến luật và văn bản thuế mới, hỗ trợ thuế tại cơ quan thuế, hỗ trợ qua điện thoại, và đăng bài trên các phương tiện thông tin đại chúng đến người nộp thuế trên địa bàn.

2.3.2. Chỉ tiêu về triển khai kế hoạch thu nợ thuế

- Số lượng các đơn vị nợ thuế theo khu vực giai đoạn 2015 - 2017 (số lượng các đơn vị nợ thuế theo loại hình kinh doanh)

- Cơ cấu nợ thuế theo khu vực giai đoạn 2015 - 2017 (nợ thuế tính bằng tiền của các loại hình kinh doanh).

- Báo cáo nợ theo sắc thuế (Các khoản nợ thuế được phân theo từng sắc thuế khác nhau trong giai đoạn 2015 -2017).

- Tỉ lệ thu hồi nợ

Công thức = Nợ đã thu của năm báo cáo/ tổng số nợ thuế

Cho biết số lượng nợ đã thu hồi trong năm nay. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả thu nợ.

2.3.3. Chỉ tiêu công tác kiểm tra giám sát

- Số lượng hồ sơ giải quyết hoàn thuế hàng năm - Số tiền hoàn thuế hàng năm

- Số nợ cưỡng chế thuế hàng năm (số tiền thu được từ cưỡng chế thuế)

Chương 3

Một phần của tài liệu Công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn thành phố sông công (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)