Giải pháp khác về quản lý nợ thuế

Một phần của tài liệu Công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn thành phố sông công (Trang 97 - 101)

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

4.2. Đề xuất và giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn thành phố Sông Công

4.2.4. Giải pháp khác về quản lý nợ thuế

4.2.4.1. Nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy quản lý

Triển khai nghiên cứu phân công lại nhiệm vụ, xây dựng quy chế phối hợp giữa các đội thuộc Chi cục Thuế đảm bảo đúng chức năng nhiệm vụ, không bỏ sót nhưng không chồng chéo. Tập trung vào công tác tuyên truyền tháo gỡ những vướng mắc trong phối hợp thực hiện công việc giữa các đội thuế. Kiện toàn lại tổ chức các đội Thuế, thu gọn đầu mối quản lý đảm bảo thống nhất trong toàn Chi cục Thuế, xây dựng lực lượng các đội thuế đủ mạnh để thực thi nhiệm vụ.

Bổ sung thêm cán bộ cho Đội quản lý nợ, vì hiện nay số lượng cán bộ quản lý nợ là rất ít so với khối lượng công việc yêu cầu. Cần lựa chọn cán bộ nhanh nhẹn, khả năng nắm bắt và sử dụng phần mềm nhanh. Tiếp tục chương trình xây dựng và củng cố lực lượng với những nội dung công việc như: Tăng cường công tác chấn chỉnh kỷ cương kỷ luật trong ngành thuế, cùng với đó xây dựng môi trường làm việc, điều kiện làm việc để cán bộ yên tâm công tác, phát huy hết năng lực trong thực thi công vụ.

4.2.4.2. Nâng cao năng lực, phẩm chất cán bộ ngành thuế

Để công tác quản lý thu thuế được thực hiện tốt thì con người luôn là trung tâm, là yếu tố quan trọng nhất. Nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ cán bộ thuế

sẽ có tác động tích cực tới toàn bộ công tác quản lý thuế nói chung và quản lý nợ thuế nói riêng. Cụ thế như sau:

Tập trung đào tạo kỹ năng cho cán bộ thuế, chỉ đạo các phòng, các đội thuế tăng cường đào tạo cán bộ tại chỗ, đào tạo theo hướng cầm tay chỉ việc. Nghiên cứu triển khai mô hình thảo luận, trao đổi các nội dung công việc chuyên môn, kinh nghiệm công tác, kinh nghiệm xử lý trong các đơn vị.

Xây dựng phương án để tiến hành kiểm tra kiến thức cán bộ công chức.

Tiếp tục lựa chọn một số công chức là cán bộ lãnh đạo hoặc cán bộ thuộc diện quy hoạch lãnh đạo chưa có trình độ đại học để đưa đi đào tạo đại học và sau đại học. Đồng thời, nâng tỉ lệ tuyển dụng các ngạch công chức có trình độ đào tạo đại học và sau đại học để đẩy mạnh việc đáp ứng đúng số công chức đã được Tổng cục Thuế duyệt.

Đào tạo nâng cao trình độ sử dụng máy tính và khai thác thông tin trên mạng cho đội ngũ cán bộ thuế, đảm bảo đạt 100% cán bộ có thể sử dụng thành thạo ứng dụng vào công tác nghiệp vụ, 90% người sử dụng có thể làm việc trên môi trường mạng. Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin về NNT; nâng cao kỹ năng sử dụng, quản lý, khai thác các nguồn thông tin về NNT.

Rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế. Để thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế, chống thất thu thuế, việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế là vô cùng cần thiết và quan trọng. Do đặc thù công việc thường xuyên phải giải quyết vấn đề lợi ích kinh tế giữa NNT với Nhà nước, để thực hiện hành vi gian lận thuế được trót lọt, không bị phát hiện, NNT có thể mua chuộc, cám dỗ, san sẻ lợi ích vật chất cho cán bộ thuế. Vì vậy, nếu bản lĩnh, phẩm chất đạo đức cán bộ thuế không tốt sẽ dễ dẫn đến vi phạm pháp luật hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm để lọt hành vi vi phạm pháp luật, gây thất thu NSNN.

Việc đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thuế của Cục Thuế theo hướng chuyên môn hóa từng chức năng công việc như xử lý tính thuế, đôn đốc cưỡng chế thu, thanh tra, kiểm tra và một số chức năng quản lý nội bộ ngành…

Ngoài ra, nội dung đào tạo và bồi dưỡng phải đảm bảo trang bị đầy đủ kiến thức chủ yếu như các chính sách kinh tế, tài chính và luật pháp liên quan đến thuế,

phân tích dự báo thuế, yều cầu và lộ trình hội nhập thuế quốc tế, kế toán DN, kiến thức quản lý thuế bằng máy tính, kiến thức quản lý nhà nước, ngoại ngữ, phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế.

4.2.4.3. Giải pháp về hiện đại hóa công tác quản lý thuế gắn với cải cách thủ tục hành chính thuế

- Về thể chế: Thực hiện nghiêm túc, đúng và nhanh hơn thời gian quy định khi thực hiện các thủ tục hành chính về thuế được quy định tại các văn bản pháp luật thuế.

- Về thủ tục hành chính: Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra sát sao việc triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” tại Chi cục Thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ thuế, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế. Thủ tục về thuế được niêm yết công khai, rõ ràng; việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết các yêu cầu, thủ tục hành chính thuế cho NNT được thực hiện kịp thời nhằm giảm bớt chi phí cho NNT, tạo điều kiện thuận lợi cao nhất cho NNT.

- Về thực hiện các ứng dụng và kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điên tử: Chi cục Thuế tiếp tục đẩy mạnh kê khai thuế qua mạng và nộp thuế qua Ngân hàng thương mại, thực hiện và khai thác tốt các ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS).

- Về hiện đại hóa công nghệ thông tin trong quản lý thuế: Ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình quản lý thuế cũng như quản lý nội bộ ngành đáp ứng yêu cầu quản lý thuế theo lộ trình cải cách, hiện đại hóa ngành Thuế giai đoạn 2011-2020, tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thuế.

4.2.4.4. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, thi đua và khen thưởng

Thi đua, khen thưởng và kỷ luật là một trong những yếu tố tạo động lực hoặc kìm hãm động cơ làm việc của cán bộ nói chung và của cán bộ quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế nói riêng. Đối với lĩnh vực quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, cơ quan thuế cần xác định rõ các tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ để đề ra chế độ lương, thưởng và kỷ luật phù hợp, từ đó khuyến khích công chức nói chung và công chức quản lý.

4.2.4.5. Tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan thuế các cấp

Một trong những nguyên nhân làm cho công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế chưa đạt được hiệu quả như mong muốn là thủ trưởng một số cơ quan thuế địa phương chưa làm hết trách nhiệm của mình trong chỉ đạo cán bộ dưới quyền thực

hiện nhiệm vụ này. Tình hình này một phần xuất phát từ việc trong thời gian vừa qua chúng ta quá chú trọng đến hoàn thành dự toán thu, hơn là các chỉ tiêu có liên quan đến hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế.

Để khắc phục tình trạng này, cần đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo của thủ trưởng cơ quan thuế các cấp không chỉ trên chỉ tiêu hoàn thành dự toán thu, mà còn phải hoàn thành các chỉ tiêu khác về quản lý, trong đó có chỉ tiêu về quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế… Quy định như vậy, sẽ buộc thủ trưởng cơ quan thuế các cấp phải quan tâm toàn diện đến các mặt của quản lý, chứ không thể sử dụng các thủ thuật khai thác số thu để che lấp những mặt yếu kém khác của quản lý theo kiểu tư duy “dễ làm, khó bỏ”.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn thành phố sông công (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)