Đặc điểm kinh tế -xã hội

Một phần của tài liệu Công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn thành phố sông công (Trang 49 - 52)

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

3.1. Tổng quan về kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến tình hình nợ thuế trên địa bàn thành phố Sông Công

3.1.2. Đặc điểm kinh tế -xã hội

Ngay từ khi được thành lập thành phố Sông Công đã được xác định như một trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc, đặc biệt là về cơ khí chế tạo. Bằng sự năng động vươn lên của các doanh nghiệp đồng thời có sự tạo điều kiện của Nhà nước, của tỉnh, trong những năm qua thành phố Sông Công đã có đã có những bước chuyển biến tích cực đi dần vào ổn định và tăng trưởng, từng bước hòa nhập vào quá trình phát triển kinh tế chung của tỉnh và địa bàn trọng điểm Bắc Bộ. Đến nay trên địa bàn thành phố đã có các khu công nghiệp của tỉnh và trở thành địa bàn trọng điểm Bắc Bộ.

Trong 5 năm gần đây thực hiện các chính sách phát triển kinh tế trang trại nông thôn theo hướng CNH-HĐH của Đảng và Nhà nước. Bộ mặt kinh tế xã hội nông thôn của thành phố Sông Công đã có những thay đổi đáng kể theo chiều hướng ngày càng tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo định hướng của một nền kinh tế nông lâm - công nghiệp - dịch vụ. Nền kinh tế chuyển dịch dần từ nền kinh tế tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa. Cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố tương đối vững chắc, đã góp phần nâng cao đáng kể mức sống của nhân dân.

- Thu Ngân sách, cơ cấu kinh tế, GDP

Theo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2017 - triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2018, tổng thu ngân sách toàn thành phố năm 2017 là 265,7 tỷ đồng, đạt 155% dự toán tỉnh giao, bằng 115% dự toán năm thành phố giao.

- Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đạt được năm 2017

Tổng giá tri sản xuất công nghiệp trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) đạt 5.771,4 tỷ đồng, bằng 112% so với kế hoạch, tăng 17% so với cùng kỳ 2016; giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủy sản đạt 664,2 tỷ đồng bằng 98% so với kế

hoạch, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2016; Giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt 120,2 triệu USD bằng 100,2% kế hoạch tăng 42% so với cùng kỳ năm 2016; Tổng giá trị hàng hóa bán lẻ đạt 1.057,7 tỷ đồng bằng 176,2% so với kế hoạch, tăng 10% so cùng kỳ năm 2016; sản xuất lương thực có hạt đạt 24.586 nghìn tấn, bằng 105% kế hoạch năm, giảm 2% so cùng kỳ năm 2016; Diện tích trồng rừng tập trung đạt 44 ha bằng 110,% kế hoạch, giảm 37% so cùng kỳ 2016; Diện tích chè trồng mới và trồng thay thế là 24 ha, bằng 100% kế hoạch, giảm 4% so với cùng kỳ; Thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/ người /năm, bằng 100% so với kế hoạch, tăng 13,6% so với cùng kỳ 2016; Tỷ xuất sinh thô trên địa bàn đạt 16,14% giảm 0,21%

so với năm 2016; Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4%, giảm 0,92 % so với năm 2016; Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 97,2%; Tạo việc làm mới 1.371 mlao động, bằng 100,8% kế hoạch, tăng 5,1% so với cùng kỳ 2016; Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đạt 89%; Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 10,8%, giảm 0,2%

so với năm 2016.

3.1.2.2. Về phát triển văn hóa - xã hội

Thành phố Sông Công đang trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và phát triển đô thị, do vậy diện tích đất nông nghiệp hàng năm bị thu hồi để phát triển công nghiệp và đô thị ngày càng tăng, trong những năm qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực này còn diễn ra chậm cùng với sự phát triển công nghiệp và đô thị nên tốc độ gia tăng dân số cơ học khá nhanh. Đặc biệt, trên địa bàn có 03 trường cao đẳng dạy nghề, 01 khu công nghiệp tập trung và 03 cụm công nghiệp nhỏ… đã tạo ra một thị trường tiêu thụ nông sản rất lớn.

Tình hình dân số và lao động

* Dân số:

Tính đến ngày 31/12/2015, sau khi quy đổi thành phố Sông Công có 109.409 người.

Dân số khu vực nội thành 83.433 người, dân số khu vực ngoại thành 25.976 người;

Trên địa bàn thành phố có 8 thành phần dân tộc chính. Đông nhất là dân tộc Kinh (chiếm trên 96%), tiếp đến là dân tộc Sán Dìu (1,4%), Tày (gần 1%), Nùng (trên 0,5%), Mường (gần 0,1%), Hoa (gần 0,1%),...

Có mặt sớm nhất trên địa bàn thành phố Sông Công ngày nay là bộ phận dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông ở một số xã thuộc hai huyện Phổ Yên và Đồng

Hỷ. Chiếm số đông trong bộ phận dân là dân tộc Kinh từ các nơi chuyển tới làm ăn, sau đó là các dân tộc khác cũng đến sinh cơ lập nghiệp và trở thành dân bản địa.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhân dân các dân tộc thành phố Sông Công ngày càng gắn bó, đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Truyền thống đoàn kết được vun đắp, ngày càng được củng cố và trở thành nguồn sức mạnh to lớn để chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu.

Dân số thành thị có xu hướng tăng nhanh trong khi đó dân số nông thôn lại có xu hướng giảm. Mật độ dân số trung bình của toàn thành phố 1.112 người/km2. Mật độ dân số ở khu vực thành thị cao gấp 4,24 lần dân số khu vực nông thôn.

Dân số khu vực thành thị có sự chênh lệch giữa các phường, tập trung ở các phường trung tâm, mật độ dân số phường Mỏ Chè cao gấp 4,9 lần so với phường Bách Quang. Tỷ lệ tăng dân số trung bình của thành phố Sông Công là 1,25%, trong đó tăng tự nhiên là 0,91% và tăng cơ học là 0,34%. Đây là tỉ lệ tương đối phù hợp với 1 thành phố công nghiệp trẻ.

Tỷ trọng dân số trẻ lớn trong đó, dân số chưa đến tuổi lao động (0 - 14 tuổi) là 21%, dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) là 73,26% là nguồn cung lao động dồi dào cho sự phát triển kinh tế của thành phố.

* Lao động:

Nhìn chung thành phố Sông Công là thành phố trung du, có vị trí địa lý khá thuận lợi, có tiềm năng đất đai phong phú, có quỹ đất để phát triển công nghiệp và đô thị dồi dào. Địa hình khu trung tâm thành phố bằng phẳng thuận lợi cho phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. Ngoài ra với cảnh quan thiên nhiên phong phú tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố phát triển.

Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

Được tập trung đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật của thành phố ngày càng được hoàn thiện, góp phần tích cực vào phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa trên địa bàn.

- Về cấp điện: Nằm trong hệ thống lưới điện miền Bắc, thành phố được cấp điện từ điện lưới quốc gia qua đường dây tải điện 110KV, 220KV Đông Anh - Thái Nguyên, lưới điện ở thành phố cơ bản vận hành tốt.

- Về cấp nước: Hệ thống cấp nước của thị xã bao gồm 01 nhà máy cấp nước với công suất cung cấp nước hiện nay đạt 15.000m3/ngày đêm. Công ty cấp nước Thái Nguyên cũng đang tiến hành các thủ tục để cải tạo, nâng cấp nhằm đưa công suất cấp nước lên mức 20.000m3 /ngày đêm. Nguồn cấp nước cho nhà máy được lấy từ Sông Công, nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp lấy từ các kênh Núi Cốc cấp cho hầu hết các xã, phường của thành phố.

- Về giao thông: Thành phố đã chú trọng đầu tư, các tuyến đường giao thông nội thị những năm gần đây đã được đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp đã và đang tạo điều kiện thuận lợi về giao thông khu vực, hệ thống đường giao thông đối ngoại cũng đã được nhà nước đầu tư như quốc lộ 3 nên việc vận chuyển hàng hóa cũng như giao thông đi lại đã được cải thiện một bước, đặc biệt tuyến đường Cách mạng tháng 8 nối đường 262 cùng với đường cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội trong đó có một đoạn đi qua thành phố sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc thu hút đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên nói chung cũng như thành phố Sông Công nói riêng.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn thành phố sông công (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)