Ngân sách nhà nước cấp huyện trong hệ thống Ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện mang yang tỉnh gia lai (Trang 22 - 28)

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN

1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN

1.1.5. Ngân sách nhà nước cấp huyện trong hệ thống Ngân sách nhà nước

a. Khái niệm Ngân sách nhà nước cấp huyện

Ngân sách nhà nước cấp huyện (quận) là quỹ tiền tệ tập trung của huyện (quận) được hình thành bằng các nguồn thu và đảm bảo các khoản chi trong phạm vi huyện (quận)” [4, tr.26].

b. Đặc điểm của Ngân sách nhà nước cấp huyện

Ngân sách huyện (quận) mang bản chất của ngân sách nhà nước, thể hiện mối quan hệ giữa chính quyền nhà nước cấp huyện với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ ngân sách của huyện. Ngân sách huyện (quận) thực hiện vai trò, nhiệm vụ của thu, chi ngân sách nhà nước trên phạm vi địa bàn huyện (quận).

Chính quyền cấp huyện thực hiện vai trò là chính quyền trung gian, là cầu nối tỉnh (thành phố) với xã, phường, thị trấn. Ngân sách huyện (quận) là

công cụ quan trọng của chính quyền cấp huyện trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện (quận). Vì vậy, chính quyền cấp huyện (quận) không chỉ thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh (thành phố) mà còn có những định hướng riêng, phù hợp với tình hình thực tế của huyện (quận) đó trong khuôn khổ pháp luật.

Vì vậy, cấp huyện (quận) cũng cần có ngân sách riêng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Ngân sách huyện (quận) là công cụ quan trọng của chính quyền cấp huyện trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện (quận).

c. Vai trò của ngân sách nhà nước huyện

Ngân sách huyện có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của huyện. Tuy nhiên, do sự biến đổi và phát triển của xã hội, vai trò của ngân sách huyện cũng gắn liền với vai trò của nhà nước trong từng thời kỳ nhất định.

Thứ nhất, Ngân sách huyện là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo thực hiện chức năng nhà nước ở địa phương. Sự hoạt động của chính quyền địa phương trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải có quỹ tài chính tập trung để phục vụ nhu cầu chi tiêu cho các mục đích khác nhau. Quỹ tài chính tập trung này chính là Ngân sách huyện. Ngân sách huyện mặc dù không lớn như ngân sách Trung ương nhưng Ngân sách huyện chứng tỏ vai trò nhất định trong việc thực hiện chức năng của nhà nước tại địa phương. Trong các chức năng nhà nước, chức năng đảm bảo quốc phòng, an ninh đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi đây là công cụ quyền lực của Nhà nước trong việc bảo vệ Tổ quốc, tạo môi trường chính trị bền vững, an toàn để huyện phát triển toàn diện trên cả phương diện kinh tế và xã hội.

Thứ hai, Ngân sách huyện là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội tại địa phương. Ngân sách huyện thể hiện vai trò này trong các lĩnh vực cụ

thể như sau:

- Về mặt kinh tế: Ngân sách huyện có vai trò quan trọng, giúp định hướng, hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Bằng các khoản chi kinh tế và chi cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, chính quyền cấp huyện tạo điều kiện và hướng nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các lĩnh vực, các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao và ưu tiên những ngành kinh tế mũi nhọn, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

- Về mặt xã hội: Ngân sách huyện giúp thực hiện các chính sách xã hội như giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, qua đó giúp cho đời sống của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc và trình độ dân trí cao. Việc đầu tư này giúp giảm thiểu các tình trạng tiêu cực của xã hội như thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường,…

d. Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách huyện [3]

* Thu ngân sách huyện

Theo Luật ngân sách Nhà nước [20], thu ngân sách huyện là “quá trình tạo lập, hình thành ngân sách huyện, có vai trò quan trọng, quyết định đến việc chi ngân sách huyện”. Muốn có nguồn thu cho ngân sách, cần phải có chính sách thu hợp lý, hiệu quả bằng cách sử dụng nhiều biện pháp nhằm huy động nguồn thu vào ngân sách.

Nguồn thu của ngân sách huyện gồm các loại chính như sau:

- Các khoản thu phân chia giữa ngân sách tỉnh, huyện và xã, phường, thị trấn. Các khoản thu này gồm:

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt. Khoản thuế này do các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), các DNNN đã cổ phần hóa, các DN có vốn đầu tư nước ngoài nộp. Đây là khoản thuế gián thu, chỉ áp dụng với một số sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước có chính sách định hướng tiêu dùng, thường áp dụng

thuế suất cao để điều tiết thu nhập của các cá nhân tiêu dùng các hàng hóa dịch vụ đặc biệt (trừ mặt hàng bia và xổ số kiến thiết).

+ Thuế tài nguyên kể cả tài nguyên rừng.

+ Thuế của những cá nhân có thu nhập cao.

- Các khoản thu ngân sách nhà nước huyện hưởng 100% là thuế môn bài từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh, các loại phí, lệ phí từ hoạt động của các cơ quan cấp huyện quản lý, thu sự nghiệp, tiền cho thuê mặt đất, mặt nước, thu từ thanh lý tài sản do cấp huyện quản lý, thu phạt, thu khác ngân sách huyện,...

Thuế môn bài: là khoản thu hàng năm mà các thành phần kinh tế phải nộp trên cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa, dịch vụ trong nước từ kinh tế cá thể đến hộ gia đình. Trên cơ sở Luật Doanh nghiệp, Luật hợp tác xã áp dụng trên các địa bàn huyện (trừ thành phố), các doanh nghiệp đều phải nộp các khoản thu thuế, phí, lệ phí.

Thuế nhà đất là khoản thu hàng năm đối với nhà ở, đất ở, đất xây dựng công trình.

Thuế chuyển quyền sử dụng đất là khoản thu phát sinh khi chuyển quyền sử dụng đất từ người này sang người khác.

Thu tiền sử dụng đất khi cấp đất ở cho hộ dân cư trên địa bàn huyện.

Đây là khoản tiền mà người sử dụng đất (hộ gia đình, cá nhân....) phải nộp để sử dụng thửa đất đó, nhưng một số trường hợp được miễn tiền sử dụng đất.

Thuế khác thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh (trừ các DNNN đã cổ phần hóa).

Lệ phí trước bạ: là loại lệ phí mà người có tài sản phải nộp khi đăng ký quyền sở hữu, trừ trước bạ nhà, đất.

Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, tiền thu về thanh lý

tài sản của các cơ quan, đơn vị cấp huyện quản lý.

Thu đóng góp tự nguyện, đóng góp ngân sách theo quy định để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do cấp huyện quản lý.

Các khoản thu khác của ngân sách huyện theo quy định của pháp luật như bán tài sản, thanh lý tài sản, tài sản nhà nước tịch thu, tiền phạt, thu hồi các khoản chi năm trước, các khoản thu khác còn lại,...

- Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh: Bổ sung cân đối để chi thường xuyên và bổ sung có mục tiêu để chi cho những mục tiêu cụ thể.

- Thu kết dư ngân sách huyện: là chênh lệch giữa tổng thu ngân sách địa phương lớn hơn tổng chi ngân sách địa phương. Chi ngân sách gồm tất cả những khoản thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán, các khoản chi chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện các nhiệm vụ chi được cấp có thẩm quyền quyết định có tiếp tục được thực hiện trong năm sau không (gồm cả số dư tạm ứng kinh phí hết thời gian chỉnh lý quyết toán chưa đủ chứng từ thanh toán, được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, chuyển sang thanh toán ở năm sau). Việc xử lý kết dư ngân sách huyện phải được thực hiện dựa vào nghị định phê chuẩn quyết toán của HĐND cấp huyện. Cơ quan tài chính có văn bản gửi Kho bạc Nhà nước đồng cấp để làm thủ tục hạch toán vào thu ngân sách năm sau theo chế độ quy định.

- Thu chuyển nguồn ngân sách huyện: là khoản thu từ các khoản chi chuyển nguồn. Đây là việc chuyển nguồn kinh phí năm trước sang năm sau để thực hiện các khoản chi đã được bố trí trong dự toán năm trước hoặc dự toán bổ sung nhưng đến hết thời gian chỉnh lý, khoản tiền này vẫn chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa xong và cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho tiếp tục thực hiện chi vào ngân sách năm sau, được hạch toán thu chuyển nguồn ngân sách năm trước sang năm sau.

* Chi ngân sách huyện

Chi ngân sách huyện là quá trình sử dụng ngân sách. Chi ngược với thu nhưng lại chịu sự điều phối của quá trình thu. Với cấp huyện, chi ngân sách là việc Nhà nước cấp huyện phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhằm đảm bảo điều kiện vật chất để duy trì mọi hoạt động và đảm bảo thực hiện các chức năng của nhà nước.

Chi ngân sách huyện gồm các khoản chủ yếu như sau:

- Chi đầu tư phát triển: Đây là khoản chi cho việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhưng không có khả năng thu hồi vốn do UBND tỉnh phân cấp và các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

Các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được NSNN đầu tư gồm công trình giao thông; công trình đê, điều, hồ đập, kênh mương; công trình bưu chính viễn thông, điện lực, cấp thoát nước; công trình giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, công sở của các cơ quan hành chính nhà nước, phúc lợi công cộng,... Ngoài ra, còn các khoản chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước như chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, chuơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án định canh định cư ở các xã nghèo, dự án chống xuống cấp, tôn tạo các di tích lịch sử, cách mạng và kháng chiến,...

- Chi thường xuyên: gồm chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao; phát thanh, truyền hình; kinh tế, môi trường, các sự nghiệp khác do huyện quản lý; chi đảm bảo xã hội; chi phục vụ công tác an ninh, quốc phòng và chi quản lý Nhà

nước của cơ quan hành chính, chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội thuộc huyện.

Việc phân loại các khoản chi thường xuyên giúp công tác phân tích, đánh giá tình hình hình sử dụng NSNN được cụ thể và khả thi hơn. Nhờ đó, việc hoạch định chính sách chi NSNN được cụ thể, khả thi và cơ chế quản lý đối với mỗi khoản chi thường xuyên được hoàn thiện và phù hợp hơn.

Các khoản chi mua sắm, sửa chữa: Đây là các khoản cấp cho các đơn vị hành chính sự nghiệp để mua sắm các tài sản hay sửa chữa các tài sản đang sử dụng. Mức chi cho mua sắm, sửa chữa của mỗi đơn vị phụ thuộc vào số lượng, chất lượng tài sản của đơn vị đang quản lý và khả năng vốn NSNN có thể cấp cho nhu cầu chi này.

Các khoản chi khác: Đây là các khoản chi cấp cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, chi tiếp khách, điện, nước,...

- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới: Bổ sung cân đối chi thường xuyên ngân sách cấp xã và chi bổ sung có mục tiêu để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và chi bổ sung mục tiêu phục vụ mục tiêu xã hội theo quy định.

- Chi chuyển nguồn ngân sách huyện: Đây là việc chuyển nguồn kinh phí của năm trước sang năm sau để thực hiện các khoản chi đã được bố trí trong dự toán năm trước hoặc dự toán bổ sung nhưng đến hết thời gian chỉnh lý, nguồn kinh phí chưa thực hiện xong hoặc thực hiện còn dang dở và được đồng ý bởi cơ quan có thẩm quyền cho tiếp tục thực hiện chi ngân sách vào năm sau.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện mang yang tỉnh gia lai (Trang 22 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)