Công tác quyết toán thu, chi Ngân sách nhà nước huyện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện mang yang tỉnh gia lai (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN

1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN

1.2.2. Công tác quyết toán thu, chi Ngân sách nhà nước huyện

Quyết toán ngân sách là việc tổng kết quá trình thực hiện dự toán ngân sách với mục đích đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của một năm ngân sách để rút ra ưu, nhược điểm, bài học kinh nghiệm cần thiết cho các năm sau đó để việc quản lý ngân sách huyện năm sau khả thi và hiệu quả hơn [17].

Việc quản lý ngân sách huyện phải đảm bảo rằng sau khi kết thúc công tác khóa sổ kế toán cuối ngày 31 tháng 12, số liệu trên sổ sách kế toán của đơn vị phải cân đối, khớp đúng với chứng từ thu, chi ngân sách của đơn vị và số liệu của cơ quan Tài chính, Kho bạc nhà nước về tổng số và chi tiết. Dựa trên cơ sở đó, đơn vị dự toán lập báo cáo quyết toán năm.

Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện có trách nhiệm chỉ đạo công tác kế toán ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý, tổng hợp và lập báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương do

huyện quản lý.

Trên báo cáo quyết toán, các số liệu phải đảm bảo chính xác, trung thực, đầy đủ. Nội dung của báo cáo quyết toán ngân sách phải tuân thủ đúng các nội dung ghi trong dự toán được giao (hoặc cơ quan có thẩm quyền đồng ý, cho phép) và chi tiết theo mục lục NSNN. Về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của báo cáo quyết toán phải được chịu trách nhiệm bởi thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách trước pháp luật trong bất cứ tình huống phát sinh nào xảy ra. Thủ trường đơn vị này cũng phải chịu trách nhiệm về những khoản thu, chi, hạch toán, quyết toán ngân sách sai chế độ.

Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện phải thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện; tổng hợp, lập báo cáo thu NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách huyện gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện; quyết toán thu, chi ngân sách xã và trình UBND huyện xem xét, gửi Sở Tài chính và trình HĐND huyện phê chuẩn. Nếu báo cáo quyết toán năm của huyện do HĐND huyện phê chuẩn có bất cứ thay đổi nào so với báo cáo quyết toán năm do UBND huyện đã gửi Sở Tài chính, UBND huyện phải báo cáo bổ sung và gửi Sở Tài chính.

Sau khi HĐND huyện phê chuẩn, trong khoảng thời gian 05 ngày, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện phải gửi báo cáo quyết toán đến các cơ quan. Số lượng và cơ quan gửi như sau: 01 bản gửi HĐND huyện; 01 bản gửi UBND huyện; 01 bản gửi Sở Tài chính; 01 bản lưu tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện. Đồng thời, Nghị quyết phê chuẩn quyết toán của HĐND huyện phải được gửi lên Kho bạc nhà nước huyện.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Như vậy, có thể thấy NSNN đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia và là công cụ cần thiết góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Do kinh tế ngày càng phát triển mạnh, ngân sách nhà nước mà Chính phủ phân cấp cho các địa phương ngày càng mạnh nên việc quản lý NSNN ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với các chính quyền địa phương.

NSNN bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, trong đó, ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo và ngân sách địa phương là ngân sách của các cấp chính quyền bên dưới, phù hợp với địa giới hành chính các cấp. Tại Việt Nam, ngân sách Trung ương gồm ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Hiểu được tầm quan trọng của NSNN, cụ thể là ngân sách huyện, trong Chương 1, tác giả đã tập trung làm rõ các vấn đề mang tính lý luận đối với NSNN như khái niệm, bản chất, chức năng, vai trò của NSNN, hệ thống NSNN ở Việt Nam, NSNN cấp huyện trong hệ thống NSNN và nội dung của công tác lập dự toán và quyết toán NSNN cấp huyện. Đây là cơ sở lý luận quan trọng giúp cho tác giả tiến hành phân tích thực trạng công tác lập dự toán và quyết toán NSNN tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai ở Chương 2.

Trong Chương 2, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu về thực trạng công tác lập dự toán và quyết toán NSNN tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 2016-2018 để đánh giá được những ưu, nhược điểm trong công tác lập dự toán và quyết toán NSNN để từ đó đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện công tác này hơn.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện mang yang tỉnh gia lai (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)