Hoàn thiện công tác lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện mang yang tỉnh gia lai (Trang 76 - 81)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN MANG YANG, TỈNH

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN MANG YANG, TỈNH GIA LAI

3.2.2. Hoàn thiện công tác lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước

Để công tác lập dự toán sát với thực tế của từng địa phương, lập dự toán NSNN phải dựa trên các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi tài chính đồng thời phải đảm bảo đúng thời gian và quy trình từ dưới cơ sở tổng hợp lên. Lập dự toán thu, chi NSNN phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo.

Lập dự toán thu, chi NSNN phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo. Lập dự toán NSNN phải dựa trên các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi tài chính đồng thời phải đảm bảo đúng thời gian và quy trình từ dưới cơ sở tổng hợp lên, có như vậy công tác lập dự toán mới sát đúng với thực tế từng địa phương, đơn vị.

a. Dự toán thu NSNN

- Khi lập dự toán thu cần căn cứ vào hành lang pháp lý thu được áp dụng trong năm kế hoạch và khả năng thực hiện các chỉ tiêu KT-XH và ngân sách năm trước, dự kiến có cơ sở tình hình và tốc độ tăng trưởng kinh tế và nguồn thu năm sau mà quan trọng nhất là khâu lập bộ thu của cán bộ chuyên môn ngành thuế, xác định tình hình sản xuất, kinh doanh của các cá nhân, tổ chức kinh doanh trên địa bàn.

- Phòng Tài chính – Kế hoạch cần có trách nhiệm tích cực trong việc hướng dẫn các đơn vị, địa phương lập dự toán thu ngân sách thuộc phạm vi mình quản lý, phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế đồng cấp lập dự toán thu NSNN trên địa bàn đạt hiệu quả.

- Các cơ quan thu trên địa bàn huyện, đặc biệt là Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện chỉ đạo bộ phận chuyên môn khẩn trương rà soát, đối chiếu, tránh tình trạng bỏ sót nguồn thu như những năm vừa qua.

- Cán bộ thuế phải phối hợp chặt chẽ với các xã, thị trấn nắm chắc số

liệu trên từng địa bàn đến từng thôn, tổ dân phố để thống kê đầy đủ các hộ kinh doanh.

b. Dự toán chi NSNN

Hiện nay, công tác lập dự toán hàng năm dẫn đến thiếu tính chủ động của địa phương trong xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH, nhất là trong lĩnh vực chi đầu tư phát triển, có những công trình xây dựng kéo dài từ 2 đến 3 năm. Vì vậy, ngân sách huyện rất bị động trong việc bố trí vốn hàng năm.

Việc phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách của huyện Mang Yang góp phần tạo sự chủ động của cấp xã đồng thời gắn quyền lợi chi với nghĩa vụ quản lý thu, vừa bao quát nguồn thu, vừa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài.

Tuy nhiên, do yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và cần thiết phải có cơ chế huy động nguồn lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, việc phân cấp nguồn thu sẽ điều chỉnh theo hướng:

Phân cấp phải đảm bảo công bằng, công khai minh bạch, phát triển cân đối giữa các khu vực trên địa bàn để chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao;

Phân cấp nguồn thu theo địa bàn, khi phát sinh các nguồn thu mới sẽ gắn liền trách nhiệm chỉ đạo trong công tác quản lý thu, đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước. Đối với những khoản thu tập trung, cơ cấu thu không đồng đều ở các xã, thị trấn như thu phí xăng dầu, thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...

Phân cấp nhiệm vụ chi phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh theo quy định của của tỉnh và phù hợp với đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư và năng lực quản lý của từng địa phương đảm bảo tính hiệu quả. Các khoản thu của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đóng trên địa bàn huyện thì phân cấp cho ngân sách huyện, xã 100%.

Với việc đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đánh giá thu, chi làm cơ sở phân tích thực trạng tài chính ngân sách kỳ báo cáo. Đánh giá là một quá trình tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống một dự án, chương trình hay một kế hoạch đang được thực hiện hoặc đã kết thúc, bao gồm đánh giá từ việc lập kế hoạch, thiết kế chương trình, dự án đến quá trình thực hiện và các kết quả của quá trình thực hiện.

Theo quy định về triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách hàng năm đều yêu cầu đánh giá kết quả thực hiện của năm báo cáo để làm cơ sở cho lập dự toán năm sau. Đây là cơ sở thực tế rất quan trọng để đưa ra các chỉ tiêu, giải pháp tổ chức thực hiện.

Bên cạnh đó, chất lượng của công tác lập dự toán chi ngân sách huyện còn nhiều hạn chế thể hiện qua quá trình chấp hành dự toán luôn có bổ sung dự toán nên quyết toán cao hơn so với dự toán được phê chuẩn từ đầu năm.

Những giải pháp sau đây sẽ giúp khắc phục các tình trạng trên.

- Đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương lập dự toán chi phải bám sát yêu cầu phát triển KT-XH và những khoản chi mang tính chất thường xuyên.

Dự toán chi phải sát với nhu cầu thực tế phát sinh trong năm và có tính khả thi cao.

- Phòng Tài chính – Kế hoạch tổng hợp và xây dựng dự toán chi NSNN phải xác định tổng nhu cầu tiền lương và các chế độ chi tiêu cho con người đúng theo quy định, trên cơ sở quy định định mức cho mỗi biên chế xác định số chi cho con người và phân bổ chi cho công việc sao cho không vượt định mức khoán chi hành chính theo quy định hiện hành.

- Dựa trên cơ sở công tác quản lý hoạt động thường xuyên và qua việc khảo sát, điều tra nhu cầu, nhiệm vụ chi của các đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng ngân sách để có căn cứ thiết lập, xây dựng định mức chi, cơ cấu chi phù hợp với khả năng thực tế của ngân sách, đảm bảo công bằng, hợp lý giữa các

đơn vị dự toán. Do đặc thù công việc của mỗi đơn vị dự toán là khác nhau nên nhu cầu, nhiệm vụ chi của từng đơn vị cũng khác nhau. Vì vậy, Phòng Tài chính - Kế hoạch cần tìm hiểu, nghiên cứu những đặc điểm này một cách cụ thể để công tác lập, phân bổ dự toán đạt kết quả và để đảm bảo kinh phí cho các đơn vị hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Trong quá trình lập dự toán ngân sách, cần xác định rõ các mục đích, mục tiêu cũng như các kết quả và đầu ra cho từng chương trình, dự án và những hoạt động được NSNN đảm bảo, hỗ trợ thông qua hệ thống khung pháp lý.

- Xây dựng dự toán chi ngân sách phải căn cứ vào các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi tiêu, các chế độ chính sách của Nhà nước, giá cả thị trường hợp lý và khả năng khoản trợ cấp cân đối tỉnh giao. Phải tính toán đến mức độ lạm phát, trượt giá trong chi thường xuyên, đặc biệt là các công trình xây dựng cơ bản ngay từ khi lập dự toán chi ngân sách. Nâng cao chất lượng dự báo KT-XH phục vụ cho công tác lập và thảo luận dự toán, phân tích tình hình tài chính - ngân sách, KT-XH, biến động của thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ là yếu tố hết sức quan trọng để cung cấp thông tin cho quá trình thảo luận ngân sách.

- Hoàn chỉnh quy trình xây dựng dự toán ngân sách, đảm bảo các yêu cầu, bám sát các căn cứ lập dự toán và thực hiện đúng, đầy đủ trình tự xây dựng dự toán ở các khâu cơ bản như lập, quyết định phân bổ và giao dự toán NSNN.

- Thực hiện nghiêm trình tự, thủ tục, thời gian xây dựng dự toán ngân sách theo quy định của Luật NSNN và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành quyết toán ngân sách.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của kế toán và Thủ trưởng các đơn vị dự toán ngân sách và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trong công tác lập dự

toán chi.

- Về lâu dài, cần tổ chức khảo sát thực tế nhằm xây dựng, hoàn thiện các định mức chi phí làm căn cứ lập dự toán ngân sách dựa trên các định mức kinh tế - kỹ thuật của từng ngành như chi phí giáo dục, đào tạo cho một học sinh theo cấp học; chi phí đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị theo diện tích, loại đường phố; định mức chi phí đo đạc địa chính, định mức về qui hoạch sử dụng đất theo diện tích; định mức chi phí cho quản lý hành chính tính theo biên chế… Đối với tiêu chí số biên chế và số đối tượng xã hội, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cần phối hợp với Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện để quản lý và theo dõi số biên chế, số đối tượng xã hội một cách chặt chẽ và sát sao nhất nhằm đảm bảo cho việc phân bổ dự toán chính xác và phù hợp với nhu cầu thực tế.

Ngoài ra, cần hoàn thiện quy trình lập dự toán bằng việc xác định rõ phân cấp nguồn thu, phân cấp nhiệm vụ chi, Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đánh giá thu, chi làm cơ sở phân tích thực trạng tài chính ngân sách kỳ báo cáo.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện mang yang tỉnh gia lai (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)