CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
1.2.1. Công tác lập dự toán thu, chi Ngân sách nhà nước huyện
chi và quan hệ cân đối giữa thu và chi của ngân sách nhà nước cấp huyện trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Dự toán này được xây dựng trên cơ sở các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tổng hợp các dự toán đơn vị và kế hoạch thu, chi tài chính của các cơ quan, các ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế trực thuộc.
Đối với ngân sách nhà nước cấp huyện, cơ quan tài chính cấp huyện tại địa phương sẽ có trách nhiệm xem xét dự toán của cơ quan cấp huyện và dự toán ngân sách địa phương cấp dưới; sau đó chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan để tổng hợp, lập dự toán ngân sách cấp huyện.
a. Căn cứ và yêu cầu đối với lập dự toán
Việc lập dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện dựa trên các căn cứ sau:
- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh và những nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, ngành trung ương, của địa phương.
Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm của địa phương, trong quá trình lập dự toán, các cơ quan tham mưu phải tìm hiểu, nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan liên quan và cụ thể hóa thành các cơ chế, chính sách trong quản lý tài chính ngân sách, trước hết là công tác lập dự toán ngân sách hàng năm. Đồng thời, cơ quan tham mưu phải phân tích kỹ các nhân tố ảnh hưởng do tác động của kinh tế thế giới và định hướng của Chính phủ, những giải pháp mới trong quản lý kinh tế vĩ mô.
Hàng năm, Chính phủ và chính quyền các cấp, cụ thể là cấp huyện đều có những định hướng phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh để các ngành chính quyền cấp dưới có căn cứ triển khai, thực hiện. Do đó, các bộ và cơ quan chịu trách nhiệm lập dự toán phải chủ động nắm chắc để phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện. Dựa vào nguồn vốn của huyện để bố trí nhiệm vụ chi cho từng địa phương, từng đơn vị và từng thời
gian sao cho phù hợp và hiệu quả.
- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước (đối với dự toán năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách); tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đã được quy định (đối với dự toán năm tiếp theo của thời kỳ ổn định).
Trong năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, căn cứ vào các định hướng của bộ, ngành trung ương, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện thời kỳ trước ở địa phương nhằm mục đích rút ra những ưu điểm, hạn chế. Trên cơ sở đó, cơ quan tài chính, Chi cục thuế của huyện căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, đưa ra các biện pháp cụ thể để phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp, từng ngành. Hàng năm, dựa vào tình hình thực tế, phải đưa ra các kiến nghị, đề xuất, sửa đổi để trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định. Các kiến nghị, đề xuất của chính quyền các cấp phải đảm bảo đạt được hai mục đích sau: thứ nhất là tạo sự chủ động cho chính quyền, đơn vị quản lý sử dụng ngân sách, không ỷ lại vào cấp trên; và thứ hai là sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước.
- Chính sách, chế độ thu ngân sách; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi ngân sách.
Cơ quan và cán bộ chịu trách nhiệm lập dự toán phải thường xuyên cập nhật chế độ, chính sách mới của Trung ương để đảm bảo công tác lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước sát với thực tế, có cơ sở khoa học và đảm bảo cân đối, tạo sự chủ động đối với các cấp, các ngành và đơn vị.
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán năm sau; thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về lập dự toán ngân sách; Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch vốn đầu tư phát
triển thuộc ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn của ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tình hình thực hiện ngân sách của các năm trước. Đây là căn cứ không thể bỏ qua bởi dự toán năm sau phải đảm bảo bám sát dự toán năm trước, bám sát biến động của nền kinh tế, chế độ chính sách để có thể đánh giá được tình hình thực hiện. Hơn nữa, phải phân tích các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến kết quả thu, chi của năm trước để làm cơ sở lập dự toán ngân sách nhà nước của năm sau.
Công tác lập dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất, dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện phải tổng hợp theo từng khoản thu, chi và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách.
Thứ hai, dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện được lập phải đảm bảo thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
b. Mô hình lập dự toán
Muốn dự toán khả thi và triển khai hiệu quả, việc lập dự toán thu, chi ngân sách phải dựa vào các giả định thực tế, không được tính toán quá cao các chỉ tiêu thu ngân sách và cũng không được tính quá thấp các khoản chi tiêu bắt buộc. Các phương pháp lập dự toán hàng năm như sau:
- Cách tiếp cận từ trên xuống: Phương pháp này được thực hiện bằng việc xác định tổng các nguồn lực; lập số kiểm tra về sự toán thu, chi cho các đơn vị phù hợp với chính sách của Nhà nước, thông báo số kiểm tra cho các đơn vị, hướng dẫn lập dự toán.
- Cách tiếp cận từ dưới lên: Phương pháp này được thực hiện bằng cách
các đơn vị đề xuất dự toán của mình trên cơ sở các hướng dẫn mà cấp trên ban hành.
- Trao đổi, đàm phán, thương lượng: Dự toán muốn khả thi phải có sự trao đổi, đàm phán, thương lượng giữa các đơn vị với cơ quan tài chính. Kết quả của cuộc đàm phán sẽ là kết quả cuối cùng có được sự thống nhất, nhất quán giữa các mục tiêu và nguồn lực sẵn có được xác định để trình lên cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định.
c. Quy trình lập dự toán
Quy trình lập dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện như sau:
Vào tháng 6 hàng năm, Thủ tướng chính phủ quyết định lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau. Bộ Tài chính, dựa trên cơ sở đó sẽ hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời gian lập và thông báo số kiểm tra đối với các ngành, địa phương để lập dự toán từ cơ sở.
Đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính – kế hoạch chủ trì, phối hợp với Chi cục thuế tổ chức các buổi làm việc với UBND các xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách huyện về dự toán ngân sách. Trong cuộc họp này, Phòng Tài chính – kế hoạch có quyền yêu cầu bố trí, phân bổ lại các khoản thu, chi trong dự toán nếu Phòng thấy những khoản thu, chi đó chưa đúng chế độ, chưa hợp lý, chưa khả thi, chưa đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm hoặc chưa phù hợp với khả năng ngân sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính – kế hoạch chỉ cần làm việc khi nhận được đề nghị của UBND các xã, phường, thị trấn. Nếu trong quá trình làm việc, phát sinh bất cứ ý kiến khác nhau nào giữa cơ quan tài chính với các cơ quan cùng cấp và chính quyền cấp dưới, cơ quan tài chính phải báo cáo cho UBND huyện để xem xét và quyết định.
Sau đó, Phòng Tài chính – kế hoạch sẽ chủ trì phối hợp với Chi cục thuế và các cơ quan liên quan cùng cấp để tổng hợp, lập dự toán ngân sách theo lĩnh vực ở cấp mình, đề xuất các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp nhằm đảm bảo chính sách tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách. Đồng thời thực hiện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế trong quản lý các nguồn thu phát sinh và mở rộng cơ sở thuế thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn. Triển khai quyết liệt các biện pháp quản lý nguồn thu thuế, chống thất thu đối với các ngành, lĩnh vực có tiềm ẩn rủi ro cao; thực hiện thu đúng, thu đủ thuế đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, thương mại. Việc phối hợp với ngành thuế giúp rà soát việc mở rộng cơ sở thuế phù hợp với tăng trưởng đầu tư và kinh doanh; chống thất thu thuế các doanh nghiệp, chủ dự án kinh doanh bất động sản, khai khoáng, thủy điện, các khoản thu từ đất; dịch vụ du lịch, khách sạn, các doanh nghiệp có chi nhánh trên địa bàn nhưng chưa kê khai nộp thuế; các doanh nghiệp thường xuyên chuyển địa điểm kinh doanh, phối hợp chuyển thông tin để có biện pháp quản lý thuế và thu hồi dứt điểm nợ thuế. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý việc thực hiện kê khai giá, niêm yết giá; kiểm tra xử lý các tổ chức cá nhân vi phạm chế độ kế toán, thống kê, hóa đơn chứng từ; phối hợp với các ngành thúc đẩy các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn, đặc biệt là hóa đơn điện tử khi bán hàng, cung cấp dịch vụ; thường xuyên theo dõi, cập nhật tham mưu kịp thời hệ số điều chỉnh bảng giá đất, giá tính thuế tài nguyên đảm bảo tiệm cận giá thực tế thị trường; phối hợp chặt chẽ với Chi cục thuế đôn đốc các chủ đầu tư các dự án kịp thời nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất vào ngân sách Nhà nước kể cả xử lý kịp thời các khoản khấu trừ, ghi thu, ghi chi qua ngân sách.
Về việc quyết định, phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước huyện:
Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của UBND
tỉnh; UBND huyện trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình. Thời gian chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách.
Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện sẽ ra quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện và giao nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung ngân sách cho từng xã, thị trấn trước ngày 31 tháng 12 hàng năm. Sau khi HĐND quyết định dự toán ngân sách hoặc dự toán ngân sách điều chỉnh, chậm nhất sau 5 ngày, UBND huyện phải tiến hành báo cáo lên UBND tỉnh và Sở Tài chính.
Phòng Tài chính – kế hoạch kiểm tra Nghị quyết về dự toán ngân sách của HĐND cấp xã. Nếu phát hiện bất cứ nội dung nào chưa hợp lý, Phòng Tài chính – kế hoạch phải báo cáo UBND huyện để yêu cầu HĐND cấp xã điều chỉnh lại dự toán ngân sách cấp xã.
Lập dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện phải gắn liền với lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Trung ương và địa phương. Theo quy định của Luật ngân sách, dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện hàng năm được lập phải căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh.
Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo góc độ nội dung phải tuân thủ theo các bước có liên quan đến việc hình thành các bộ phận cấu thành bản kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Sơ đồ 1.2. Quy trình lập dự toán