Công tác lập dự toán thu, chi Ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện mang yang tỉnh gia lai (Trang 41 - 57)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NSNN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN MANG YANG, TỈNH GIA LAI

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN MANG YANG, TỈNH GIA LAI

2.2.1. Công tác lập dự toán thu, chi Ngân sách nhà nước

Căn cứ vào Chỉ thị của Chính phủ; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính; UBND tỉnh thông báo số kiểm tra và giao cho Sở tài chính phối hợp Sở kế hoạch và đầu tư, Cục thuế thông báo số dự kiế dự toán và hướng dẫn huyện lập dự toán ngân sách cho địa phương mình. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện là cơ quan tham mưu trong công tác lập và phân bổ dự toán trên địa bàn huyện.

Hàng năm, căn cứ Chỉ thị của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính, UBND tỉnh thông báo số kiểm tra và giao cho Sở tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế thông báo số dự kiến dự toán và hướn dẫn huyện Mang Yang lập dự toán ngân sách vào đầu quý 3 của năm báo cáo. Sau đó, UBND huyện Mang Yang chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, các phòng, ban và UBND các xã, thị trấn lập dự toán thu, chi ngân sách.

Quy trình lập dự toán của Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Mang Yang như sau:

Bước 1: Phòng Tài chính – Kế hoạch xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị thuộc ngân sách huyện; UBND các xã, thị trấn và dự toán thu NSNN trên địa bàn do Chi cục thuế lập.

Bước 2: Trình UBND huyện để báo cáo thường trực HĐND huyện Mang Yang xem xét và báo cáo UBND tỉnh Gia Lai qua Sở Tài chính.

Bước 3: Sau khi nhận được quyết định giao dục toán thu, chi ngân sách trên địa bàn từ UBND tỉnh Gia Lai, Phòng Tài chính – Kế hoạch tham mưu cho UBND huyện Mang Yang trình HĐND huyện phê chuẩn Nghị quyết dự

toán ngân sách huyện; qua Sở Tài chính, báo cáo UBND tỉnh Gia Lai dự toán ngân sách huyện và kết quả thực thi phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán ngân sách và UBND các xã, thị trấn thuộc huyện Mang Yang.

Quy trình lập dự toán NSNN huyện được thể hiện như Sơ đồ 2.2

Sơ đồ 2.2. Quy trình lập dự toán Ngân sách nhà nước huyện

Nhìn chung, công tác lập dự toán và phân bổ dự toán của Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Mang Yang trong những năm qua được thực hiện đúng thời gian và quy định, đảm bảo tuân thủ đúng quy trình và giao dự toán của luật NSNN. Chính vì thế đã giúp tiết kiệm, tránh lãng phí.

Tuy nhiên, xét về chất lượng, công tác lập dự toán chưa có chất lượng cao, số liệu dự toán chủ yếu do các cơ quan, đơn vị, địa phương ước số thực hiện năm trước và với dự toán năm nay, cán bộ và nhân viên Phòng Tài chính – Kế hoạch cho tăng thêm. Hơn nữa, số liệu trong dự toán chủ yếu dựa vào số mà cấp trên giao mà chưa có sự phối hợp và lắng nghe ý kiến từ cơ quan cấp dưới.

BỘ TÀI CHÍNH

HĐND TỈNH UBND TỈNH SỞ TÀI CHÍNH

HĐND HUYỆN, BAN, NGÀNH

UBND HUYỆN CÁC SỞ, BAN,

NGÀNH PHÒNG TC-KH

XÃ, THỊ TRẤN

PHÒNG, BAN HUYỆN/TP ĐƠN VỊ DỰ TOÁN

TRỰC THUỘC

ĐƠN VỊ DỰ TOÁN TRỰC

THUỘC

a. Lập dự toán thu Ngân sách nhà nước

Việc lập dự toán thu NSNN của Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Mang Yang được thực hiện hàng năm dựa vào các quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu NSNN; phân cấp nguồn thu ngân sách; tỷ lệ phần trăm (%); phân chia đối với các khoản thu phân chia; số liệu về tình hình thực hiện thu NSNN các năm trước; số kiểm tra dự toán thu ngân sách; nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong những năm qua huyện đã thực hiện đúng các quy trình lập dự toán theo yêu cầu của tỉnh, đó là dự toán ngân sách huyện được tập hợp trên cơ sở dự toán của xã, thị trấn; các sở, ban, ngành và đoàn thể; các tổ chức và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; Dự toán thu, chi ngân sách thực hiện theo đúng nội dung hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư và biểu mẫu quy định; Dự toán ngân sách kèm theo các báo cáo, thuyết minh căn cứ tính toán cụ thể và gửi về cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp đúng thời gian quy định.

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, đó là: Việc đánh giá nguồn thu ở từng địa bàn chưa sát với thực tế nên còn hụt thu ở một số lĩnh vực; chất lượng cán bộ lập dự toán ở một số địa phương chưa nắm chắc tình hình thực tế; chưa cấp nhật và phân tích, đánh giá những nhân tố ảnh hưởng của năm trước để làm cơ sở cho việc lập dự toán năm sau.

Quy trình lập dự toán gồm 06 bước như sau:

Bước 1: Hàng năm, trước ngày 31/5, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm sau. Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm sau, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán NSNN và gửi thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho UBND tỉnh.

Bước 2: Căn cứ vào các nội dung ở bước 1 kết hợp với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển cụ thế của địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Sở Tài chính tham mưu văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh hướng dẫn lập dự toán thu NSNN và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho UBND các huyện, thành phố.

Bước 3: Sau khi nhận được văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh, UBND huyện giao cho Phòng Tài chính – Kế hoạch phối hợp với Chi Cục thuế và UBND các xã, thị trấn xây dựng dự toán thu NSNN. Nội dung xây dựng đảm bảo tuân thủ đúng các văn bản hướng dẫn và gửi cho phòng Tài chính – Kế hoạch tổng hợp.

Bước 4: Trên cơ sở dự toán của các đơn vị lập theo từng nội dung và nhiệm vụ thu cụ thể, phòng Tài chính – Kế hoạch tổng hợp tiến hành dự toán thu. Sau đó Phòng tổ chức các buổi thảo luận về dự toán thu NSNN với UBND các xã, thị trấn.

Bước 5: Phòng Tài chính – Kế hoạch tổng hợp dự toán các khoản thu NSNN theo hướng dẫn của Sở Tài chính và trình lên UBND huyện phê duyệt.

Bước 6: Hoàn chỉnh dự toán và gửi cho Sở Tài chính sau khi được UBND huyện phê duyệt.

Tình hình dự toán thu tại Phòng Tài chính – kế hoạch huyện Mang Yang thể hiện rõ qua Bảng sau:

Bảng 2.1. Tình hình dự toán thu

Chỉ tiêu

Dự toán 2018 huyện

giao

Dự toán 2017 Số Tỉnh

giao

Số huyện giao TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN 86,755 92,309 96,041 TỔNG CÁC KHOẢN THU CÂN ĐỐI

NSNN 83,255 92,309 92,499

Chỉ tiêu

Dự toán 2018 huyện

giao

Dự toán 2017 Số Tỉnh

giao

Số huyện giao THU TỪ NGUỒN THU THUẾ VÀ PHÍ

- LỆ PHÍ 43,495 57,278 57,534 THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT 34,520 29,560 34,520 THU KHÁC NGÂN SÁCH 5,240 5,892 5,892 CÁC KHOẢN THU ĐƯỢC ĐỂ LẠI

CHI QUẢN LÝ QUA NSNN 3,500 - 3,542

THU NGÂN SÁCH HUYỆN VÀ XÃ 329,299

Các khoản thu cân đối ngân sách 325,943 357,246 372,451 Các khoản thu được để lại chi quản lý

qua NSNN 3,356 - 3,500 Qua quy trình lập dự toán thu, có thể thấy dự toán thu hàng năm của Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Mang Yang chưa có cơ sở tính toán rõ ràng. Phòng Tài chính – Kế hoạch chưa dựa vào các số liệu và tài liệu liên quan đến công tác lập dự toán như đánh giá tình hình thực hiện của năm trước, phân tích nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm thực hiện,… Số dự toán chủ yếu dựa trên con số ước tính thực hiện của năm trước. Điều này khiến công tác lập dự toán thu chưa đạt hiệu quả cao và việc chấp hành dự toán chưa có hiệu quả là điều hoàn toàn dễ hiểu. Hơn nữa, việc lập dự toán thu còn chưa có tính toán hết khả năng thu ngân sách thực tế trên địa bàn huyện.

Đồng thời ta cũng thấy công tác lập dự toán thu chưa đánh giá tình hình thực hiện năm trước và chưa thấy rõ được nguyên nhân của việc tăng cũng như giảm so với dự toán hàng năm.

b. Lập dự toán chi NSNN

Căn cứ lập dự toán: số kiểm tra về thực hiện dự toán NSNN của năm

trước, các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách, định mức phân bổ NSNN. Công tác lập dự toán chi ngân sách huyện trong những năm qua đã thực hiện đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn có liên quan về thời gian và quy trình lập dự toán. Tuy nhiên, để xây dựng dự toán chi NSNN bám sát được những nhu cầu thiết thực của từng nhiệm vụ chi, tránh tình trạng phân bổ quá nhiều, gây lãng phí, tham nhũng. Do đó, đòi hỏi công tác lập dự toán chi NSNN tại huyện ngoài căn cứ vào số kiểm tra về thực hiện dự toán NSNN của năm trước, các chế độ, tiêu chuẩn, chính sách thì còn phải dựa vào định mức phân bổ NSNN, cụ thể như sau:

- Định mức chi quản lý hành chính:

+ Tiêu thức phân bổ: Huyện lựa chọn biên chế cán bộ, công chức làm tiêu thức phân bổ. Tiêu thức phân bổ này là tương đối phù hợp trong điều kiện hiện nay do biên chế theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, nhiệm vụ trong hoạt động quản lý của các đơn vị và cũng do tỉ lệ chi tiền lương, phụ cấp thường chiếm tỉ trọng khoảng 70%

trong tổng chi hành chính của các đơn vị; huyện đã chú ý ưu tiên tăng định mức chi cho các xã có điều kiện KT-XH khó khăn, các đơn vị có số biên chế thấp, có hệ số lương bình quân cao.

Đối với đơn vị hành chính cấp huyện: mức phân bố chi quản lý hành chính tính cho một biên chế được giao trong năm là 21 triệu đồng/biên chế/năm.

Đối với đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn:

+ Tiêu thức phân bổ theo số lượng cán bộ không chuyên trách ở xã, thị trấn, thôn, tổ dân phố.

Bảng 2.2. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính cấp xã, thị trấn theo số cán bộ không chuyên trách

Đơn vị: Triệu đồng/người/năm

Chức danh Định mức phân bố

Cán bộ không chuyên trách ở xã, thị trấn 13,5 Cán bộ không chuyên trách ở thôn, tổ 12

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyên Mang Yang, tỉnh Gia Lai) Qua Bảng 2.1, ta thấy định mức phân bổ về lĩnh vực quản lý hành chính cấp xã tại Mang Yang phân bổ định mức theo cán bộ không chuyên trách tại xã, thị trấn lớn hơn so với cán bộ không chuyên trách ở các thôn và tổ, với định mức phân bổ chênh nhau 1,5 triệu đồng/người/năm.

+ Tiêu chí phân bố theo số biên chế cán bộ, công chức xã và theo vùng, định mức như sau:

Bảng 2.3. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính cấp xã, thị trấn theo số cán bộ, công chức xã theo vùng

Đơn vị: Triệu đồng/người/năm

Vùng Định mức phân bổ

Đô thị 33

Đồng bằng 31,5

Miền núi 32,5

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyên Mang Yang, tỉnh Gia Lai) Việc phân bổ kinh phí theo số biên chế, số đối tượng xã hội dễ gây ra hiện tượng xin tăng biên chế hoặc tự xét duyệt tăng đối tượng trợ cấp xã hội, không khuyến khích việc tinh giản biên chế và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đặc biệt ở một số ngành còn thiếu căn cứ xây dựng định mức biên chế hợp lý.

- Định mức chi sự nghiệp giáo dục

+ Tiêu thức phân bổ: theo số lượng biên chế sự nghiệp được giao trong năm.

Chi cho sự nghiệp giáo dục với định mức là 49 triệu đồng/biên chế/năm. Định mức phân bổ này đã góp phần tiến đến đảm bảo công bằng giữa các cơ sở giáo dục thuộc sự quản lý của huyện, tuy nhiên định mức cho thấy chưa thật sự hợp lý khi phải tính đến cả quy mô học sinh trên một lớp và cơ cấu các bậc học. Và ở huyện đã có sự hỗ trợ học phí, giảm học phí cho vùng có điều kiện khó khăn.

- Định mức chi sự nghiệp đào tạo

+ Tiêu thức phân bổ: theo chỉ tiêu biên chế cán bộ Đảng, đoàn thể, chính quyền mỗi đơn vị là 49 triệu đồng/biên chế/năm. Sự nghiệp đào tạo ở đây chủ yếu chi bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quản lý, đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ,…

- Định mức chi sự nghiệp văn hóa thông tin

+ Tiêu thức phân bổ: bằng việc lựa chọn biên chế cán bộ, công chức và tính đến sự phân biệt mức chi quản lý hành chính giữa các cấp, các vùng.

Định mức:

Đối với cấp huyện: định mức phân bổ theo chỉ tiêu số biên chế sự nghiệp được giao trong năm là: 49 triệu đồng/biên chế/năm.

Đối với cấp xã: Tại cấp xã, các khu dân cư trên địa bàn huyện thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”

với định mức 4 triệu đồng/khu dân cư/năm. Định mức phân bổ cụ thể cho các đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hóa thông tin cấp xã ĐVT: Triệu đồng/năm

Vùng Định mức phân bổ

Đô thị 14

Đồng bằng 13,5

Miền núi 17,5

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyên Mang Yang, tỉnh Gia Lai - Định mức chi sự nghiệp thể dục thể thao

+ Đối với cấp huyện: chi sự nghiệp thể dục thể thao tại đơn vị cấp huyện với định mức là 49 triệu đồng/biên chế/năm.

+ Đối với cấp xã: phân theo tiêu chí dân số và theo vùng, cụ thể như sau:

Bảng 2.5. Định mức phân bổ chi sự nghiệp thể dục thể thao cấp xã ĐVT: Triệu đồng/người/năm Phân theo vùng Định mức phân bổ

Đô thị 0,0054

Đồng bằng 0,003

Miền núi 0,0055

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyên Mang Yang, tỉnh Gia Lai - Định mức chi sự nghiệp phát thanh

+ Đối với cấp huyện: Định mức phân bổ theo chỉ tiêu số biên chế sự nghiệp được giao trong năm là 49 triệu đồng/biên chế/năm.

+ Đối với cấp xã: Định mức phân bổ chi sự nghiệp phát thanh cụ thể như sau:

Bảng 2.6. Định mức phân bổ chi sự nghiệp phát thanh cấp xã

ĐVT: Triệu đồng/người/năm Phân theo vùng Định mức phân bổ

Đô thị 0,0034

Đồng bằng 0,0033

Miền núi 0,00413

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyên Mang Yang, tỉnh Gia Lai Qua khảo sát cho thấy định mức này còn có sự khác biệt khá lớn so với nhu cầu chi thực tế. Vì vậy cần phải xem xét và điều chỉnh cho hợp lý trong quá trình xây dựng định mức của những năm sau.

- Định mức chi đảm bảo xã hội: phụ thuộc vào đối tượng chính sách theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007.

Theo tiêu chí dân số và phân theo vùng, định mức phân bổ chi đảm bảo xã hội cụ thể như bảng dưới đây:

Bảng 2.7. Định mức phân bổ chi đảm bảo xã hội cấp xã

ĐVT: Triệu đồng/người/năm Phân theo vùng Định mức phân bổ

Đô thị 0,00075

Đồng bằng 0,00083

Miền núi 0,0023

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyên Mang Yang, tỉnh Gia Lai Qua Bảng 2.7 ta thấy định mức phân bổ cho vùng miền núi là cao nhất, 0,0023 triệu đồng/người/năm ở đô thị và đồng bằng chỉ 0,00075 và 0,00083 triệu đồng/người/năm. Các đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc về chính sách

đảm bảo xã hội, cụ thể là việc xét duyệt đối tượng hưởng trợ cấp xã hội. Định mức này chưa thực hiện xét duyệt đối tượng hưởng trợ cấp xã hội khiến mức tăng cho các đối tượng không đồng đều. Chính điều này đã làm tăng các đối tượng xã hội không tương đồng với mức tăng số dân và tỉ lệ hộ nghèo. Công tác đảm bảo công bằng xã hội cần được điều chỉnh và giải quyết triệt để để phát triển kinh tế, xã hội cho vùng.

- Định mức chi an ninh

+ Đối với cấp xã: phân bổ theo số người tham gia tổ an ninh nhân dân trong thôn, tổ dân phố.

Bảng 2.8. Định mức phân bổ chi an ninh cấp xã

ĐVT: Triệu đồng/người/năm Phân theo vùng Định mức phân bổ

Đô thị 3,5

Đồng bằng 3,5

Miền núi 3,5

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyên Mang Yang, tỉnh Gia Lai Qua bảng 2.7 ta thấy định mức phân bổ chi an ninh phân theo vùng tại đơn vị cấp xã khá đồng đều, với mức 3,5 triệu đồng/người/năm.

- Định mức chi quốc phòng

Đối với cấp xã, định mức phân bổ chi lĩnh vực này cụ thể như sau:

Bảng 2.9. Định mức phân bổ chi quốc phòng cấp xã

ĐVT: Triệu đồng/người/năm Phân theo vùng Định mức phân bổ

Đô thị 0,001575

Đồng bằng 0,001575

Miền núi 0,00315

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyên Mang Yang, tỉnh Gia Lai)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện mang yang tỉnh gia lai (Trang 41 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)