CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN MANG YANG, TỈNH
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN MANG YANG, TỈNH GIA LAI
3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tinh gọn bộ máy lập dự toán
3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tinh gọn bộ máy lập dự toán
a. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ kế toán
Để áp dụng kịp thời và có hiệu quả đồng thời hạn chế tình trạng xuất toán cần luôn cập nhật, phổ biến, hướng dẫn những quy định, chế độ kế toán mới nhất cho cán bộ kế toán. Đồng thời, thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng về nghiệp vụ kế toán cho đội ngũ cán bộ kế toán các đơn vị dự toán cấp huyện và xã, nâng cao kỹ năng lập dự toán và quyết toán ngân sách, sử dụng phần mềm kế toán một cách thông thạo.
Cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Bố trí, sắp xếp cán bộ có trình độ, năng lực công tác và phẩm chất đạo đức chính trị để hướng dẫn và triển khai thực hiện dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan tổng hợp tham mưu như tài chính, kế hoạch... Chăm lo bồi dưỡng và hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý tài chính ngân sách ở cấp xã.
- Đối với lực lượng cán bộ hiện có trình độ yếu thì tổ chức phân loại để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, cập nhật kiến thức theo phương pháp hướng dẫn trực tiếp, cầm tay chỉ việc, người có chuyên môn giỏi giúp người có chuyên môn yếu.
- Đối với cán bộ tuyển mới: Sinh viên học tại các trường đại học kinh tế, hệ chính quy thì đưa về cơ sở để rèn luyện và cử cán bộ có kinh nghiệp hướng dẫn nghiệp vụ quản lý tài chính và phương pháp lập dự toán ngân sách.
- Đối với cán bộ trẻ, có năng lực chuyên môn tốt, sẽ điều chuyển về các cơ quan quản lý tổng hợp của huyện.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh tuyên truyền chế độ chính sách và ý thức thi hành Luật ngân sách nhà nước; Luật, pháp lệnh thuế.
Đối với chế độ chính sách mới ban hành, nhất là các quy định về chế độ, định mức chi tiêu; các luật, pháp lệnh liên quan đến thu ngân sách phải tập trung tuyên truyền rộng rãi đến đối tượng thực hiện và các tầng lớp nhân dân để tăng cường giám sát của cộng đồng dân cư đối với việc thực hiện luật pháp.
Cùng với đó là tiếp tục cải cách hành chính:
Trước hết, phải rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của cấp có thẩm quyền ban hành có đúng thẩm quyền hoặc còn hiệu lực thi hành hay không để có đề xuất, giải pháp triển khai thực hiện.
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, thuế.
Thực hiện công khai, minh bạch trong phân bổ và quyết toán ngân sách nhà nước, các khoản thu đóng góp của dân để xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật; tạo điều kiện để nhân dân và các đoàn thể quần chúng thực hiện giám sát đối với các hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Thực hiện công khai các bước công việc, các thủ tục, mẫu biểu, căn cứ, nguyên tắc trong việc phân bổ ngân sách và lập dự toán ngân sách để cán bộ và cơ quan cấp dưới có căn cứ thực hiện. Loại bỏ hoặc đơn giản các thủ tục xét thấy không cần thiết để giảm bớt hồ sơ, thời gian và chi phí nhưng vẫn đảm bảo cắn cứ pháp lý cho việc lập dự toán ngân sách, quản lý tài chính, kiểm tra, giám sát khi cần thiết.
Trong thời gian qua, tại một số địa phương cán bộ không nắm chắc căn cứ lập dự toán và không đầy đủ thông tin nên việc đánh giá, phân tích kết quả
năm trước nên chưa đánh giá đúng mức kết quả thu, chi ngân sách, đã ảnh hưởng đến vai trò công tác lập dự toán. Việc tính thu ngân sách trên cơ sở tăng tỷ lệ so với số thực hiện năm trước là không có căn cứ khoa học. Tính chi không loại trừ những phân việc đột xuất phát sinh trong năm.
Việc cải cách về thủ tục hành chính tập trung vào 3 nội dung chủ yếu sau:
Một, từng bước quy chuẩn và thống nhất phương pháp phân tích, đánh giá kết quả thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm trước nhằm đảm bảo công bằng giữa các địa phương, đơn vị.
Hai, đơn giản hoá các bước làm không cần thiết, mất thời gian nhưng hiệu quả không cao như mời các doanh nghiệp lên tính toán thu; làm việc với các đơn vị dự toán xét thấy không cần thiết.
Ba, các mẫu biểu đã cũ và không cần thiết, hoặc trùng về chỉ tiêu thì loại bỏ bớt để đỡ mất thời gian.
Cần tăng cường mối quan hệ hợp tác, phối hợp các bộ phận liên quan trong lập dự toán ngân sách nhà nước.
- Đối với các cơ quan trong hệ thống tài chính.
Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống tài chính ở địa phương như: Sở Tài chính, Cục thuế, Kho bạc nhà nước, trong đó cơ quan tài chính là nòng cốt, trung tâm trong công tác tham mưu đề xuất và tổ chức thực hiện các chính sách tài chính trên địa bàn. Xây dựng quy chế phối hợp và tổ chức giao ban hàng quý để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương về thu chi và quản lý tài chính ngân sách trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách và sử dụng kinh phí.
- Đối với các cơ quan chuyên môn có liên quan.
Lập dự toán thu chi ngân sách là công việc liên quan đến các cấp, các ngành, đơn vị trên địa bàn; vì vậy phải thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị xã hội của tỉnh để nắm chắc sự thay đổi về cơ chế, chính sách, quan điểm chủ trương của ngành, địa phương để lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước sát hợp với thực tế. Quá trình này diễn ra thường xuyên trong năm, chứ không chỉ đến khi lập dự toán mới triển khai; như vậy công việc sẽ chậm trễ và thụ động. Đối với Sở Kế hoạch đầu tư, Thống kê phải chủ động phối hợp để đánh giá đúng tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội của tỉnh và của từng địa phương, đơn vị; trên cơ sở có những nhận định, đánh giá và đưa ra những chỉ tiêu cho kế hoạch năm sau một cách phù hợp.
b. Đẩy mạnh tuyên truyền chế độ chính sách và ý thức thi hành Luật ngân sách nhà nước; Luật, pháp lệnh thuế
Đối với chế độ chính sách mới ban hành, nhất là các quy định về chế độ, định mức chi tiêu; các luật, pháp lệnh liên quan đến thu ngân sách phải tập trung tuyên truyền rộng rãi đến đối tượng thực hiện và các tầng lớp nhân dân để tăng cường giám sát của cộng đồng dân cư đối với việc thực hiện luật pháp. Hình thức tuyên truyền cần thay đổi cho phù hợp, phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền đối với việc thực thi pháp luật. Có giải pháp cụ thể, thích hợp để nâng cao nhận thức về chấp hành luật pháp của cán bộ và nhân dân, đó là trang bị tủ sách pháp luật, in tờ rơi tuyên truyền, xây dựng chuyên trang tìm hiểu chính sách trên báo địa phương, tạp chí...
c. Tiếp tục cải cách hành chính
Việc cải cách về thủ tục hành chính tập trung vào 3 nội dung chủ yếu sau:
- Từng bước quy chuẩn và thống nhất phương pháp phân tích, đánh giá kết quả thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm trước nhằm đảm bảo công bằng
giữa các địa phương, đơn vị.
- Đơn giản hoá các bước làm không cần thiết, mất thời gian nhưng hiệu quả không cao như mời các doanh nghiệp lên tính toán thu; làm việc với các đơn vị dự toán xét thấy không cần thiết.
- Các mẫu biểu đã cũ và không cần thiết, hoặc trùng về chỉ tiêu thì loại bỏ bớt để đỡ mất thời gian.
d. Tăng cường mối quan hệ hợp tác, phối hợp các bộ phận liên quan trong lập dự toán ngân sách nhà nước
- Đối với các cơ quan trong hệ thống tài chính.
Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống tài chính ở địa phương, đặc biệt lấy cơ quan tài chính là nòng cốt, trung tâm trong công tác tham mưu đề xuất và tổ chức thực hiện các chính sách tài chính trên địa bàn. Xây dựng quy chế phối hợp và tổ chức giao ban hàng quý để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho chính quyền địa phương về thu chi và quản lý tài chính ngân sách trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách và sử dụng kinh phí.
- Đối với các cơ quan chuyên môn có liên quan.
Lập dự toán thu chi ngân sách là công việc liên quan đến các cấp, các ngành, đơn vị trên địa bàn; vì vậy phải thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị xã hội của huyện để nắm chắc sự thay đổi về cơ chế, chính sách, quan điểm chủ trương của ngành, địa phương để lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước sát hợp với thực tế. Quá trình này diễn ra thường xuyên trong năm, chứ không chỉ đến khi lập dự toán mới triển khai; như vậy công việc sẽ chậm trễ và thụ động.