CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.2. KHO BẠC NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.2.1. Tổng quan về Kho bạc Nhà nước
Kho bạc Nhà nước là một tổ chức nằm trong hệ thống tài chính Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính Nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý ngân quỹ, tổng kế toán Nhà nước, thực hiện việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu chính phủ theo quy định của pháp luât.
Có 3 mô hình Kho bạc Nhà nước trên thế giới là mô hình Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc chính phủ; mô hình Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc bộ Tài chính hoặc bộ Kinh tế tài chính và mô hình KBNN trực thuộc Ngân hàng trung ƣơng.
Mô hình KBNN là cơ quan trực thuộc Chính phủ thường được gọi là Bộ ngân khố hay tổng nha ngân khố. Mô hình này phổ biến ở các nước phát triển nhƣ: Mỹ, Anh, Canada… Nhiệm vụ của KBNN trong mô hình này là quản lý tài sản của Nhà nước, thực hiện thu chi NSNN; hạch toán kế toán các nghiệp vụ tài chính, lập cân đối thu chi tiền tệ, phát hành tiền, quản lý nợ quốc gia;
quản lý các tài sản quý hiếm, phát hành trái phiếu, tín phiếu Nhà nước.
Mô hình KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính hay Bộ Kinh tế - Tài chính: KBNN là một bộ phận của bộ Tài chính, chịu sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Mô hình này thường phổ biến ở các nước như Pháp, Đức… các nước Đông Nam Á nhƣ Thái Lan, Indonexia… Nhiệm vụ chủ yếu của KBNN trong mô hình này là: thực hiện các nhiệm vụ tập trung các khoản thu thuế, phí vào Ngân sách, kiểm soát việc chi trả từ NSNN, sắp xếp điều hoà chi các khoản chi NSNN; kiểm tra giám sát việc sử dụng công quỹ, quản lý các khoản nợ trong và ngoài nước.
Mô hình KBNN trực thuộc Ngân hàng trung ƣơng: Mô hình này đƣợc các nước xã hội chủ nghĩa áp dụng trước đây, hiện nay mô hình này không còn tồn tại. Nhiệm vụ chủ yếu của KBNN trong mô hình thứ ba là: quản lý quỹ NSNN, theo dõi, quản lý các quản thu chi NSNN, phối hợp với Vụ NSNN của Bộ Tài chính làm nhiệm vụ kế toán và quyết toán Ngân sách Nhà nước.
Tại Việt Nam, hệ thống KBNN đƣợc xây dựng theo mô hình là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương.
b. Chức năng của Kho bạc Nhà nước
KBNN là cơ quan thực hiện chức năng tham mưu, giúp cơ quan Tài chính của một quốc gia quản lý Nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính của Nhà nước, quản lý ngân quỹ của Nhà nước, tổng kế toán Nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho NSNN và đầu tƣ phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
c. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước
Đối với công tác quản lý chi NSNN, KBNN có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của NSNN và các nguồn vốn khác
đƣợc giao theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, KBNN đƣợc quyền trích tài khoản của tổ chức, cá nhân mở tại KBNN để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy định của pháp luật; từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
d.Vai trò của Kho bạc Nhà nước
Trong công tác quản lý chi NSNN, KBNN là đơn vị cuối cùng thực hiện công đoạn xuất quỹ NSNN. KBNN có quyền từ chối thanh toán các khoản chi không hợp lệ, không đúng quy định và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Nhà nước về việc kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN. Vai trò của KBNN trong công tác quản lý chi NSNN là vô cùng quan trọng.
KBNN ở Việt Nam cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý chi NSNN, đó là vì:
Thứ nhất, việc xuất quỹ NSNN không chỉ đơn thuần là việc kết thúc chu trình NSNN mà nó quyết định đến tính hiệu quả của việc sử dụng NSNN đối với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, bộ máy Quản lý Nhà nước vẫn còn nhiều lỗ hỏng, bất cập, việc kiểm soát chi NSNN sẽ giúp tiết kiệm ngân sách, tăng cường thắt chặt kỉ cương, kỷ luật tài chính đồng thời làm giảm tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước.
Thứ ba, việc kiểm soát các nguồn chi NSNN hiệu quả sẽ góp phần làm giảm thâm hụt ngân sách đồng thời làm giảm gánh nặng nợ công quốc gia.
Thứ tư, để đáp ứg nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước các khoản chi NSNN ngày càng mang tính phức tạp và đa dạng hơn đặc biệt là các khoản chi đầu tƣ phát triển đòi hỏi nguồn vốn lớn, đầu tƣ trong dài hạn chính vì vậy cần phải có hệ thống quản lý đầu ra NSNN phải đảm bảo quy trình chặt chẽ, an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, để hoàn thành các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo theo tiến độ, kế hoạch đề ra thì việc cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN phải linh hoạt, hợp lý và kịp thời.
Thứ năm, Bộ máy quản lý Nhà nước nói chung và công tác quản lý chi NSNN nói riêng cần phải có những cơ chế, chính sách cải cách phù hợp với thông lệ, luật pháp quốc tế. KBNN là một trong những đơn vị trực thuộc ngành tài chính, thực hiện nhiệm vụ kiểm soát và thanh toán các khoản chi NSNN cần phát huy vai trò của mình, góp phần vào sự phát triển của đất nước.