CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ
1.2. KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.2.1. Khái quát quy trình nghiệp vụ chi đầu tƣ XDCB tại KBNN Theo Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 (Quốc hội, 2015), thông tƣ số 08/2016/TT- BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (Bộ tài chính, 2016), thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 (Bộ tài chính, 2016), thông tƣ số 52/2018/TT-BTC (Bộ tài chính, 2018), quyết định số 5657/QĐ- KBNN ngày 28/12/2016 (Kho bạc nhà nước, 2016) về việc ban hành quy trình kiểm soát kiểm soát chi đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN, và quyết định số 2899/QĐ-KBNN ngày 15/06/2018 (Kho bạc nhà nước, 2018) ban hành quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN tại KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng, quy trình nghiệp vụ chi đầu tƣ XDCB tại KBNN đƣợc thể hiện qua sơ đồ 1.1.
Sơ đồ 1.1. Quy trình thực hiện công tác chi đầu tƣ xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước
(1) Nhà thầu (đơn vị thụ hưởng) gửi hồ sơ thanh toán đến CĐT.
(4) Lãnh đạo KBNN
Giao dịch viên Kế toán trưởng
Nhà thầu Chủ đầu tƣ
(1) (2)
(3)
(5)
(2) CĐT gửi hồ sơ dự án đến KBNN thông qua GDV.
(3) Giao dịch viên thực hiện kiểm soát hồ sơ thanh toán, nhập chứng từ vào hệ thống TABMIS, nhập chương trình ĐTKB_Lan, chương trình THBC, sau đó trình hồ sơ giấy và chuyển bút toán trên hệ thống đến kế toán trưởng.
(4) Kế toán trưởng thực hiện kiểm soát, duyệt chứng từ giấy và bút toán trên hệ thống; chuyển bút toán lên lãnh đạo KBNN, lãnh đạo kiểm soát chứng từ giấy và duyệt bút toán trên hệ thống.
(5) Sau khi lãnh đạo thực hiện duyệt hồ sơ giấy và bút toán trên hệ thống, giao dịch viên thực hiện áp thanh toán và chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng.
1.2.2. Khái niệm, mục đích của KSC đầu tƣ XDCB tại KBNN a. Khái niệm KSC đầu tư XDCB
Đầu tƣ XDCB từ NSNN là một dạng đầu tƣ công, do đó phải chịu sự quản lý của nhiều cơ quan khác nhau nhằm đảm bảo quá trình đầu tƣ đƣợc thực hiện theo chế độ, chính sách của Nhà nước, hướng đến các mục tiêu Nhà nước mong muốn, đồng thời vốn nhà nước phải được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Trong hệ thống các cơ quan quản lý đầu tƣ XDCB từ NSNN, KBNN giữ vai trò vừa là thủ quỹ, vừa là người giám sát cuối cùng trước khi tiền của NSNN được đưa ra khỏi kho quỹ của Nhà nước.
Theo QĐ 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016, kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại KBNN là việc KBNN căn cứ vào các quy định hiện hành của Nhà nước, thực hiện việc kiểm soát các hồ sơ, chứng từ do chủ đầu tư gửi đến, xác định số chấp nhận tạm ứng hoặc thanh toán, sau đó thực hiện tạm ứng hoặc thanh toán vốn cho các dự án, công trình theo số đã đƣợc KBNN chấp nhận.
(Kho bạc nhà nước, 2016)
Về mặt nghiệp vụ, kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN, trước hết là kiểm tra xem chủ đầu tư đã sử dụng tiền của Nhà nước theo đúng chế độ hay
không. KBNN không trực tiếp giám định công trình để lấy căn cứ thanh toán vốn đầu tư, mà thường sử dụng kết quả giám định của các cơ quan khác làm căn cứ kiểm soát. Kết quả giám định đó là bộ hồ sơ thanh toán. Độ trung thực và chính xác của bộ hồ sơ do người lập hồ sơ chịu trách nhiệm. KBNN căn cứ theo những quy định của Nhà nước về bộ hồ sơ hợp chuẩn để làm căn cứ phê chuẩn thanh toán. Nếu bộ hồ sơ thiếu hoặc sai so với quy định thì KBNN kiến nghị chủ đầu tư hoàn chỉnh trước khi chấp nhận thanh toán. Nếu chủ đầu tư không chấp nhận hoàn chỉnh hồ sơ thì KBNN không thanh toán. Nếu KBNN, thông qua việc kiểm tra hồ sơ, phát hiện gian lận thì có thể kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Nói cách khác, kiểm tra bộ hồ sơ thanh toán xem có đúng chế độ chính sách của nhà nước hay không để chấp nhận hoặc không chấp nhận thanh toán tiền cho chủ đầu tƣ là nội dung then chốt của kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại KBNN.
b. Mục đích của kiểm soát chi đầu tư XDCB
Mục đích kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB các dự án đƣợc đầu tƣ từ nguồn NSNN qua hệ thống KBNN nhằm đảm bảo việc sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, đúng đối tƣợng, tiết kiệm, chấp hành đúng quy định về quản lý tài chính đầu tƣ và xây dựng của pháp luật hiện hành nhằm hạn chế tiêu cực, giảm thất thoát, lãng phí và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN trong chi đầu tƣ phát triển.
Việc thực hiện tốt công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB sẽ giúp chủ đầu tƣ có ý thức, trách nhiệm hơn khi sử dụng vốn NSNN, nâng cao năng lực trình độ quản lý, nắm bắt kịp thời những thay đổi về trình độ quản lý, thanh toán và quyết toán vốn đầu tƣ XDCB cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn và thông lệ quốc tế khi tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng hơn. Đồng thời, góp phần rất lớn trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của Nhà
nước, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, tăng cường kỷ cương kỷ luật tài chính, nâng cao trách nhiệm của các chủ dự án sử dụng NSNN và niềm tin của nhân dân vào vai trò quản lý, điều hành của cơ quan chính quyền các cấp. Mặt khác, thông qua quá trình này Nhà nước sử dụng nó như là một công cụ để thực hiện quản lý vĩ mô, điều tiết, định hướng phát triển nền kinh tế trong từng giai đoạn và thực hiện các mục tiêu công bằng xã hội khác