Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản XDCB tại kho bạc nhà nước hiệp đức tỉnh quảng nam (Trang 87 - 91)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XDCB TẠI

2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƢ XDCB TẠI

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

- Do sự phức tạp, đan xen, chồng chéo của hệ thống chính sách, văn bản chế độ về đầu tƣ XDCB: Hoạt động đầu tƣ XDCB là lĩnh vực phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành do vậy việc quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Việc quản lý hoạt động đầu tƣ XDCB và vốn đầu tƣ XDCB đƣợc quy định trong rất nhiều các Nghị định, Thông tư, Quyết định khác nhau hướng dẫn thực hiện. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về đầu tư XDCB đã có hiệu lực thi hành nhƣ Luật Đấu thầu, Luật đầu tƣ… và các văn bản hướng dẫn dưới luật không cụ thể rõ ràng, còn có những nội dung mâu thuẫn với nhau làm cho việc thực hiện gặp khó khăn, nhiều ý chƣa rõ ràng làm GDV kiểm soát chi mỗi người hiễu mỗi ý khác nhau.

- Áp lực giải ngân vào những tháng cuối năm, thời điểm kết thúc niên độ ngân sách cho đầu tƣ XDCB: Do đặc thù riêng của chi đầu tƣ XDCB, việc giải ngân ở những tháng, quý đầu năm thường rất chậm và tập trung chủ yếu vào thời điểm cuối năm (thường là quý 4 và tháng 1 năm sau). Nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng này, một phần do khách quan gây ra, nhƣng cũng có một phần do tâm lý chủ quan của chủ đầu tƣ trong công tác này. Hơn nữa, trong thời điểm này, khối lƣợng hồ sơ, chứng từ chủ đầu tƣ gửi đến KBNN lớn, trong khi số lƣợng GDV kiểm soát chi đầu tƣ XDCB của đơn vị cũng còn hạn chế; áp lực về khối lƣợng công việc cũng nhƣ sức ép về thời gian dễ dẫn đến việc kiểm soát không chặt chẽ, những sai sót có thể bị bỏ qua làm ảnh hưởng đến chất lƣợng kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN.

- Công tác quản lý và điều hành vốn của UBND huyện chƣa thật sự linh hoạt, mặc dù kế hoạch vốn là cơ sở cho công tác kiểm soát chi đầu tƣ nhƣng quá trình triển khai thực hiện thông báo kế hoạch vốn hiện nay vẫn chƣa đồng đều nhƣ thông báo kế hoạch vốn không tập trung, từng dự án đƣợc thông báo kế hoạch vốn nhiều lần trong năm, đến cuối năm vẫn còn thông báo kế hoạch vốn; kế hoạch vốn

điều chỉnh chậm, đến cuối năm, thậm chí gần hết thời hạn thanh toán vẫn tiếp tục điều chỉnh kế hoạch vốn và điều chỉnh quá nhiều lần; tên dự án không thống nhất giữa các lần thông báo làm cho KBNN khó theo dõi.

- Về vấn đề phân cấp trong hoạt động đầu tƣ xây dựng: Phân cấp về bản chất là sự chia quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới với mục đích là để giảm thiểu khối lượng công việc cho cơ quan cấp trên, đồng thời tăng quyền chủ động cho cơ quan cấp dưới, sâu sát công việc hơn, mục tiêu và hiệu quả công việc được tốt hơn. Tuy nhiên việc phân cấp quản lý cho các chủ đầu tƣ thực sự không đủ năng lực làm cho hiệu quả quản lý không cao, dễ xảy ra tiêu cực, thất thoát vốn. Thực tế không ít các chủ đầu tƣ trình độ, năng lực còn hạn chế, còn lúng túng trong việc lập, trình duyệt dự toán chi phí quản lý theo cơ chế mới. Đối với những dự án mới đã đƣợc giao kế hoạch vốn nhƣng chƣa duyệt xong thủ tục pháp lý nên chƣa đủ điều kiện về thủ tục mở tài khoản tại KBNN, chậm hoàn thiện thủ tục pháp lý, mời thầu, chấm thầu, phê duyệt kết quả trúng thầu chỉ định thầu nên chƣa đủ điều kiện để giải ngân cho dự án. Một số dự án đã có kết quả trúng thầu nhƣng chủ đầu tƣ chƣa giải phóng đƣợc mặt bằng nên chƣa đủ điều kiện để khởi công công trình và ứng vốn cho các nhà thầu. Chủ đầu tƣ là người được giao nhiệm vụ quản lý, thực hiện các dự án nhưng chủ đầu tư chƣa có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tiến độ thực hiện và chế tài đủ mạnh đối với các đơn vị tƣ vấn, thi công thực hiện không đúng hợp đồng đã ký kết.

Trong nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân chủ quan hay khách quan khi chậm tiến độ thực hiện gây khó khăn trong việc xem xét trách nhiệm.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Trình độ GDV kiểm soát chi vẫn chƣa đồng đều, thiếu tính chuyên nghiệp, lớp cán bộ cũ tuy có kinh nghiệm nhƣng trình độ và năng lực sử dụng công nghệ thông tin còn yếu, việc tiếp cận với công nghệ hiện đại, cập nhật

kiến thức mới còn hạn chế; các GDV kiểm soát chi trước đây chỉ kiểm soát chi thường xuyên nay giao kiểm soát chi đầu tư XDCB nên còn thiếu kinh nghiệm. Mặt khác, ngoài công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB các GDV kiểm soát chi còn kiêm nhiệm các công việc khác nhƣ hành chính, văn thƣ, nội bộ...

Số lƣợng GDV kiểm soát chi tại KBNN Hiệp Đức còn ít trong khi đó số dự án và quy mô vốn đầu tƣ phân cấp về KBNN huyện kiểm soát ngày càng nhiều, trong khi vẫn phải đảm bảo về quy trình kiểm soát cũng nhƣ thời hạn của hồ sơ và việc luân chuyển chứng từ. Dẫn đến tình trạng quá tải, đặc biệt là thời điểm cuối quý, cuối năm gây ảnh hưởng thời gian giải quyết hồ sơ theo quy định.

- Việc xử lý phạt hành chính trong lĩnh vực KBNN: Nhiều CĐT còn vi phạm các hành vi vi phạm về khoản chi NSNN phải có trong dự toán, chi NSNN sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, vi phạm chế độ thanh toán các khoản chi NSNN,vi phạm thủ tục kiểm soát cam kết chi, vi phạm thời hạn thanh toán tạm ứng NSNN…

nhƣng chƣa đƣợc xử phạt kiên quyết để mọi hoạt động đi vào nề nếp, đúng quy định của pháp luật.

- Việc ứng dụng tin học vào trong quản lý: KBNN luôn quan tâm triển khai ứng dụng nhiều chương trình vào công tác quản lý, tuy nhiên mỗi chương trình chỉ phục vụ cho một mục tiêu riêng, chưa có một chương trình tích hợp chung cho việc tổng hợp các loại báo cáo khác nhau trên nhiều lĩnh vực; một số chương trình hiệu quả chưa như mong muốn, một số khâu cũng còn làm theo thủ công, kết xuất các báo cáo chƣa chính xác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận về kiểm soát chi đầu tư XDCB nêu ra trong chương 1, chương 2 của luận văn đã trình bày thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Hiệp Đức bao gồm: công tác nhận diện và đánh giá rủi ro, các thủ tục kiểm soát hồ sơ pháp lý ban đầu, thủ tục tạm ứng, thu hồi vốn tạm ứng đầu tƣ XDCB, thủ tục kiểm soát thanh toán khối lƣợng hoàn thành, thủ tục kiểm soát dự án khi có phê duyệt quyết toán hoàn thành. Đồng thời cũng làm rõ kết quả công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB tại KBNN Hiệp Đức giai đoạn 2016 – 2018, để từ đó nêu ra những mặt đƣợc, những mặt còn hạn chế trong công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại KBNN Hiệp Đức và nguyên nhân của những hạn chế đó. Đây là tiền đề quan trọng để đƣa ra những giải pháp và kiến nghị thiết thực nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB tại KBNN Hiệp Đức ở chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản XDCB tại kho bạc nhà nước hiệp đức tỉnh quảng nam (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)