Hệ thống báo cáo kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tại trung tâm y tế huyện phú ninh tỉnh quảng nam (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1.2.3. Hệ thống báo cáo kế toán

Các đơn vị SNCL thiết lập báo cáo quyết toán và BCTC theo quy định của Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Cụ thể các báo cáo đƣợc trình bày nhƣ sau:

a. Báo cáo quyết toán ngân sách

- Mục đích lập báo cáo quyết toán ngân sách

Báo cáo quyết toán NSNN đƣợc sử dụng phản ánh chính xác tình hình sử dụng thu, chi ngân sách. Nhằm cung cấp thông tin kịp thời, thể hiện rõ từng nguồn thu, từng mục, tiểu mục chi để cung cấp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan có thẩm quyền khác. Báo cáo quyết toán NSNN phản ánh thông tin để đánh giá tình hình tuân thủ, chấp hành quy định luật ngân sách và các cơ chế tài chính khác mà đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện.

là công cụ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, đơn vị cấp trên và lãnh đạo đơn vị giám sát, kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị.

- Nguyên tắc lập BCQT

Đối với báo cáo quyết toán NSNN:

+ Số quyết toán NSNN bao gồm số kinh phí từ nguồn NSNN cấp, đơn vị đã nhận và sử dụng trong năm và cả số liệu phát do điều chỉnh dự toán hoặc cấp bổ sung dự toán theo quy định của Luật NSNN năm 2015.

+ Khi lập báo cáo quyết toán NSNN, đơn vị phải đối chiếu và có xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.

+ Có đầy đủ hồ sơ chứng từ chứng minh, các khoản chi đƣợc thể hiện trong báo cáo.

Phải thực hiện lập báo cáo quyết toán phản ánh thu, chi từ nguồn khác không thuộc NSNN mà đơn vị đã thực hiện từ đầu năm đến hết ngày 31/12 hàng năm.

- Yêu cầu lập báo cáo

Nội dung báo cáo quyết toán phải phản ánh trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, chính xác, đầy đủ đối với từng nguồn kinh phí của đơn vị.

b. Báo cáo tài chính

- Mục đích của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp thông tin cho các bên liên quan để xem xét và đƣa ra các quyết định có liên quan đến hoạt động tài chính của đơn vị. Thông tin BCTC là cơ sở để lập báo cáo tài chính hợp nhất của đơn vị cấp trên.

- Yêu cầu lập BCTC

Nội dung bảo cáo phải phản ánh một cách trung thực, khách quan các giá trị, các chỉ tiêu trên báo cáo; trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, có hệ thống về tình hình tài chính theo đúng biểu mẫu và thời gian quy định.

Việc công khai báo cáo tài chính đƣợc thực hiện trên nguyên tắc phải cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính. Hình thức công

khai tài chính: Công bố trong các cuộc họp thường niên của cơ quan, tổ chức, đơn vị, phát hành ấn phẩm, niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan.

- Nội dung công khai tài chính:

Công khai quyết toán thu chi NSNN hàng năm của đơn vị và thông báo duyệt quyết toán của đơn vị chủ quản cấp trên cho đơn vị.

Công khai dự toán thu, chi đƣợc giao hàng năm, kế cả điều chỉnh hoặc bổ sung dự toán trong năm theo các mục thu chi của Mục lục NSNN.

Công khai phương án chi trả tiền lương, thưởng, thu nhập tăng thêm cho người lao động.

Công khai quy định, tiêu chuẩn, định mức chế độ chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Công khai việc trích lập và sử dụng các quỹ.

c. Báo cáo nội bộ

Nhằm hỗ trợ tối ƣu cho việc ra quyết định của ban quản lý, bên cạnh BCQT và BCTC theo quy định. Báo cáo kế toán nội bộ nhằm phản ánh các chỉ tiêu kinh tế, tài chính theo từng mặt cụ thể và theo yêu cầu quản lý của đơn vị. Một số báo cáo nội bộ được sử dụng thường xuyên như: Báo cáo doanh thu; Báo cáo chi tiết lợi nhuận; Báo cáo hàng tồn kho; Báo cáo tình hình TSCĐ...

Việc lập hệ thống báo cáo nội bộ giúp cho nhà quản lý theo dõi và đánh giá đƣợc tình hình hoạt động, thực trạng tài chính của đơn vị một cách nhánh chóng, chính xác. Trên cơ sở báo cáo nội bộ, giúp cho các nhà quản lý xây dựng các giải pháp, ban hành các quyết định liên quan đến hoạt động cảu đơn vị một cách kịp thời, phù hợp với sự phát triển của đơn vị (các quyết định trong ngắn, các quyết định trong dài hạn,…).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập va hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong đó, tác giả tập trung vào các nội dung chính gồm: Khái quát nội dung công tác kế toán gồm: Công tác chứng từ; Hệ thống tài khoản kế toán; Hệ thống sổ kế toán; Kế toán của một số nội dung chủ yếu (phần hành) bao gồm các nội dung nhƣ: Kế toán doanh thu; Kế toán chi phí; Kế toán tài sản cố định; Kế toán vật tƣ, hàng hóa và trình bày hệ thống các báo cáo kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập. Những nội dung của chương 1 cũng là tiền đề để đánh giá thực trạng công tác kế toán tại trung tâm y tế huyện Phú Ninh ở chương 2 và đề xuất những giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán tại trung tâm y tế huyện Phú Ninh trong thời gian đến ở chương 3.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tại trung tâm y tế huyện phú ninh tỉnh quảng nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)