Kế toán một số phần hành chủ yếu tại trung tâm y tế huyện Phú

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tại trung tâm y tế huyện phú ninh tỉnh quảng nam (Trang 54 - 68)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM

2.2.2. Kế toán một số phần hành chủ yếu tại trung tâm y tế huyện Phú

a. Kế toán doanh thu

* Đặc điểm nguồn thu của trung tâm

Hiện nay, nguồn thu của trung tâm bao gồm các nguồn sau: Thu hoạt động do NSNN cấp và thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của trung tâm bao gồm: Thu viện phí (bao gồm bệnh nhân BHYT và bệnh nhân dịch vụ);

Thu từ dịch vụ khám sức khỏe cho các công ty; Thu từ dịch vụ cấp giấy khám sức khỏe; Cho thuê mặt bằng căn tin, nhà giữ xe). Kết quả thu của Trung tâm trong 2 năm qua đƣợc thống kê thông qua Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Bảng thống kê kết quả nguồn thu của trung tâm 2018-2019 ĐVT: 1.000 đồng

STT Khoản mục

Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch Giá trị Tỷ

trọng Giá trị Tỷ trọng

Tuyệt đối

Tương đối 1 Thu từ NSNN 16.944.805 48,76 17.833.194 47,84 888.389 5,24 2 Thu SXKD, DV 17.807.224 51,24 19.445.233 52,16 1.638.009 9,20 3 Tổng 34.752.029 100 37.278.427 100 2.526.398 7,27 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Qua kết quả nêu trên cho thấy tổng nguồn thu của trung tâm y tế huyện Phú Ninh có sự gia tăng qua các năm. Tổng nguồn thu năm 2019 tăng 7,27%

so với năm 2018. Tỷ trọng nguồn thu từ ngân sách Nhà nước có xu hướng giảm xuống trong vòng 2 năm qua, song mức giảm vẫn còn thấp. Nguồn thu thừ hoạt động khám chữa bệnh tuy có tốc độ tăng trưởng đạt 9,2%/ năm. Song nguồn

thu này chưa tương xứng với tổng nguồn lực mà trung tâm đang sử dụng hiện nay. Nguyên nhân là do trung tâm y tế huyện Phú Ninh cách bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam không xa, đa số người dân có xu hướng vượt tuyết để đƣợc các y bác sĩ bệnh viện Đa khoa thăm khám, họ có cảm giác đƣợc an tâm hơn. Mặc dù trong thời gian qua công tác tuyên truyền người dân nên đăng ký khám chữa bệnh đúng tuyến nhằm giảm thiểu áp lực cho tuyến trên, nhƣng chƣa mang lại hiệu qua cao. Để gia tăng nguồn thu dịch vụ khám chữa bệnh trong điều kiện nguồn thu ngân sách Nhà nước ngày càng cắt giảm. Trung tâm cần phải quan tâm đến hệ thống cơ sở vật chất và nâng cao chất lƣợng đội ngũ y bác sĩ, nhằm thu hút bệnh nhân đến khám và điều trị tại trung tâm, hạn chế tình trạng bệnh nhân vƣợt tuyết trên.

* Ghi nhận doanh thu

Thu hoạt động do NSNN cấp

Kế toán theo dõi và phản ánh nguồn thu do NSNN cấp trên TK 511-Thu hoạt động do NSNN cấp. Tài khoản này được chi tiết thành 5111-Thường xuyên, 5112- Không thường xuyên và 5118-Thu hoạt động khác.

Kế toán căn cứ vào giấy rút dự toán, giấy rút tiền mặt đã đƣợc kiểm soát tại Kho bạc để phản ánh nguồn NSNN. Kế toán tiến hành theo dõi thông qua sổ cái TK 511-Thu hoạt động do NSNN cấp.

- Ngày 01/6/2019 kế toán chi thanh toán tiền hỗ trợ in ấn biểu mẫu cho Trạm y tế xã số tiền 22.000.000 đồng. Nhƣng chƣa đủ các điều kiện thanh toán, kế toán thực hiện ghi:

Nợ TK 1111/Có TK3371: 22.000.000 đồng Đồng thời ghi có TK 008211: 22.000.000 đồng

Kế toán lập chứng từ ghi sổ đƣợc minh họa qua Bảng 2.4

Bảng 2.4. Chứng từ ghi sổ số 03 Đơn vị: Trung tâm y tế huyện Phú Ninh

Mã QHNS: 1095378

Mẫu số: S02a-H

(Ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT- BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ

Ngày25 tháng 02 năm 2019 Số: 03

Diễn giải Số hiệu tài khoản

Số tiền Ghi chú

Nợ

A B C 1 D

Rút tạm ứng tiền hỗ trợ in ấn

biểu mẫu cho Trạm y tế xã 1111 3371 22.000.000 Rút tạm ứng tiền hỗ trợ in ấn

biểu mẫu cho Trạm y tế xã 008211 22.000.000

Số tiền ghi bằng chữ: Hai mươi hai triệu đồng y Kèm theo 05 chứng từ kế toán.

NGƯỜI LẬP

Ngày... tháng... năm....

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Khi đủ các điều kiện thanh toán, kế toán thực hiện kết chuyển sang TK 5112 tương ứng với số tiền thanh toán, kế toán ghi: Nợ TK 3371/Có TK 5112:

22.000.000 đồng; Đồng thời lập chứng từ ghi sổ để theo dõi nghiệp vụ này.

- Khi thực hiện rút dự toán để thanh toán các khoản phải trả, rút dự toán đề chuyển tiền vào TK ngân hàng để trả lương cho người lao động .. được kế toán ghi nhận vào tài khoản 5111. Chẳng hạn nhƣ: ngày 13/6/2019, kế toán thực hiện thanh toán chuyển tiền lương, phụ cấp lương cho cán bộ công chức viên chức với số tiền: 497.816.892 đồng, kế toán ghi:

Nợ TK: 1121/Có TK 5111: 497.816.892 đồng

Đồng thời, ghi: Có TK 008212: 497.816.892 đồng

Cuối tháng, kế toán tổng hợp và phản ảnh qua Sổ cái TK 5111 và TK 5112, đƣợc minh họa ở Phụ lục 2.3.

Cuối năm kế toán thực hiện việc kết chuyển khoản thu từ NSNN vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Các khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ

Các khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh,dịch vụ tại trung tâm y tế huyện Phú Ninh bao gồm:

- Thu viện phí (bao gồm bệnh nhân BHYT và bệnh nhân dịch vụ);

- Thu từ dịch vụ khám sức khỏe cho các công ty;

- Thu từ dịch vụ cấp giấy khám sức khỏe;

- Cho thuê mặt bằng căn tin;

Trên cơ sở các bảng kê thu viện phí, bảng kê tạm ứng, bảng kê thoái trả, kế toán thanh toán tiến hành hạch toán vào các tài khoản liên quan. Dựa vào bảng kê tạm ứng, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112/ Có TK 131 (chi tiết tạm ứng nội trú, ngoại trú, viện phí hay yêu cầu). Đối với bảng kê thoái trả, hạch toán ngƣợc lại Nợ TK 131/ Có TK 111. Dựa vào bảng kê thu viện phí, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112/Có TK 531 (doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ).

Đối với bệnh nhân có thẻ BHYT: cuối tháng, kế toán viện phí thực hiện hoạt động thanh quyết toán với cơ quan bảo hiệm xã hội huyện Phú Ninh về chi phí khám chữa bệnh đối với bệnh nhân có BHYT. Để thực hiện nghiệp vụ này, kế toán viện phí tiến hành lập Bảng kê người bệnh tham gia BHYT khám chữa bệnh ngoại trú đề nghị thanh toán theo (Mẫu 79a - CT/BHYT); Bảng kê người bệnh tham gia BHYT khám chữa bệnh nội trú đề nghị thanh toán theo (Mẫu 80a - CT/BHYT); Thống kê vật tƣ y tế thanh toán bảo hiểm (Mẫu số 19/BHYT); Thống kê tổng hợp thuốc điều trị cho bệnh nhân BHYT khám chữa

bệnh (Mẫu số 20/BHYT); Thống kê tổng hợp dịch vụ kỹ thuật điều trị cho bệnh nhân BHYT khám chữa bệnh (Mẫu số 21/BHYT).

Dựa vào bảng kê tạm ứng, kế toán hạch toán Nợ TK 111, 112/Có TK 1311 (chi tiết tạm ứng nội trú, ngoại trú, viện phí hay yêu cầu). Đối với bảng kê thoái trả, hạch toán ngƣợc lại Nợ TK 1311/Có TK 111.

Dựa vào bảng kê thu viện phí, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112/ Có TK 531 (chi tiết nội trú, ngoại trú, viện phí, yêu cầu).

Đối với nguồn thu từ BHYT, khi tạm ứng trước kinh phí từ cơ quan BHYT, căn cứ vào các chứng từ thu kế toán định khoản Nợ TK 112/ Có TK 1318- Chi tiết tạm ứng BHYT. Số ghi nhận từ BHYT đồng chi trả đƣợc hạch toán Nợ TK 1318/ Có TK 531.

Đối với các dịch vụ khác: thu tiền từ dịch vụ căng tin, thu tiền phí vận chuyển bệnh nhân. Kế toán căn cứ vào bảng kê do kế toán viện gửi lên, kế toán ghi: Nợ TK 111/ Có TK 531.

Cuối tháng, kế tổng hợp và phản ánh doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thông qua Số cái tài khoản 531, đƣợc minh họa ở Phụ lục 2.4.

Cuối kỳ, kế toán thực hiện việc kết chuyển qua TK 9112 (xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ).

Qua kết quả phân tích trên cho thấy, nguồn thu tại trung tâm y tế huyện Phú Ninh chủ yếu từ hai nguồn đó là nguồn NSNN cấp hằng năm và nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Việc theo dõi nguồn thu từ NSNN hằng năm nhằm đánh giá mức độ tự chủ về mặt tài chính của đơn vị qua các năm. Tuy nhiên, kế toán chỉ theo dõi đơn thuần nguồn kinh phí theo quy định, chƣa mở sổ theo dõi dự toán từ nguồn NSNN, chƣa đi sâu vào việc phân tích tình hình tiếp nhận nguồn kinh phí và các giải pháp thực hiện tiết kiệm. Việc theo dõi nguồn thu dịch vụ khám chứa bệnh và các dịch vụ khác chƣa đảm bảo tính khoa học, kế toán chƣa thực hiện mở tài khoản chi tiết đối với TK 531 và chƣa

lập sổ chi tiết theo từng nguồn thu hoạt động dịch vụ. Việc này gây khó khăn trong việc kiểm soát, đánh giá hiệu quả của từng nguồn thu, để có cơ sở xây dựng các giải pháp gia tăng nguồn thu trong từng giai đoạn.

b. Kế toán chi phí

* Đặc điểm nguồn chi phí

Do thực hiện cơ chế tự chủ về mặt tài chính, trong 2 năm trở lại đây nguồn NSNN chủ yếu là các khoản chi cho con người như: tiền lương, các khoản phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp ƣu đãi, phụ cấp thâm niên, vƣợt khung, phụ cấp đặc thù…). Chi hoạt động chuyên môn và các khoản chi hoạt động khác nhƣ: chi hàng hóa, dịch vụ, chi mua sắm, chi sữa chữa tài sản chiếm tỷ trọng rất ít trong nguồn NSNN.

- Chi cho con người: Trung tâm áp dụng Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/4/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

+ Các khoản phụ cấp nhƣ phụ cấp độc hại, nguy hiểm thực hiện theo Thông tư số 07/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 05/01/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức và Công văn số 6680/BYT-TCCB ngày 22/08/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức ngành y tế. Phụ cấp thường trực thực hiện theo Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch. Và một số phụ cấp khác nhƣ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật; phụ cấp ƣu đãi nghề, phụ cấp đặc thù ngành… đều đƣợc thực hiện theo theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và của ngành y tế.

+ Chi thu nhập tăng thêm: Căn cứ vào kết quả tài chính trong năm, thu nhập tăng thêm đƣợc xác định từ chênh lệch thu lớn hơn chi (thu chi ngân sách,

nguồn thu để lại từ phí, lệ phí và hoạt động dịch vụ) sau khi đã thực hiện trích lập các quỹ theo quy định. Phương pháp tính thu nhập tăng thêm:

Thu nhập tăng thêm = Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định x (Hệ số lương ngạch bậc + Hệ số phụ cấp theo lương (nếu có)) x Hệ số thu nhập tăng thêm x % Phân loại A, B, C.

Tiêu chuẩn phân loại A,B,C do Hội đồng thi đua Trung tâm xây dựng trình Giám đốc ký ban hành. Quy định chi trả tiền thu nhập tăng thêm do Giám đốc ký ban hành. Trường hợp nghỉ thai sản chỉ hỗ trợ thu nhập tăng thêm bằng mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và không xét phân loại A,B,C cuối tháng. Trường hợp nghỉ không hưởng lương không được hưởng thu nhập tăng thêm trong thời gian xin nghỉ. Ngoài ra, cán bộ, viên chức tại trung tâm khi được truy lĩnh do tăng bậc lương theo niên hạn thì được truy lĩnh phần chênh lệch thu nhập tăng thêm do tăng bậc lương.

- Chi phí nghiệp vụ chuyên môn:

Các khoản chi phục vụ cho hoạt động chuyên môn nhƣ: thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất, vật tƣ tiêu hao, xét nghiệm, dịch vụ kỹ thuật; chi mua sắm công cụ, dụng cụ chuyên môn, quần áo, chăn màn, ra trải giường... phục vụ bệnh nhân; chi in ấn chỉ chuyên môn; trang bị bảo hộ lao động đều đƣợc dựa trên kế hoạch hàng năm của các khoa, phòng và trên nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm.

- Chi sửa chữa TSCĐ: Đối với sửa chữa TSCĐ tại trung tâm căn cứ vào phiếu đề xuất sửa chữa hoặc thay thế phụ tùng thiết bị khi bị hƣ hỏng của các phòng khoa gửi lên phòng kế hoạch tổng hơp. Sau khi phòng kế hoạch tổng hợp trình và có sự đồng ý của giám đốc. Phòng kế hoạch tổng hợp tiến hành liên hệ với đơn vị sửa chữa để xác định mức độ hƣ hỏng hoặc liên hệ với các công ty cung ứng để lấy báo giá trình lãnh đạo duyệt. Sau khi hoàn thành, chứng từ được gởi về kế toán TSCĐ kiểm tra, thanh toán và lưu trữ.

- Chi quản lý hành chính: Kế toán căn cứ vào hóa đơn thanh toán các dịch vụ công cộng và các hóa đơn thanh toán về vật tƣ văn phòng, bảo hộ lao động, công tác phí, chi thuê mướn nhân công, chi tiếp khách, hội nghị và một số khoản chi khác.

Ngoài ra các khoản chi nêu trên, trung tâm đã quy định về các khoản chi khác đƣợc thể hiện thông qua quy chế chi tiêu nội bộ và đƣợc điều chỉnh hàng năm để phù hợp với tình hình hoạt động hiện tại của bệnh viện.

* Ghi nhận chi phí

Phản ánh chi từ nguồn kinh phí hoạt động NSNN cấp

Hiện nay, các khoản chi hoạt động từ nguồn NSNN cấp đƣợc chi cho các hoạt động sau: trả lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương cho cán bộ công chức, viên chức, chi chuyên môn, chi đầu tƣ TSCĐ. Các khoản chi đƣợc ghi nhận trực tiếp vào TK 611 – Chi phí hoạt động. Đƣợc thực hiện khi rút dự toán để chi lương, chi BHXH, chi kinh phí công đoàn, chi điện, nước, điện thoại,…

các khoản chi các hoạt động thường ngày. Cụ thể như:

+ Khi chi tiền mặt hỗ trợ in biểu mẫu cho các trạm y tế tại các xã, thị trấn, kế toán lập phiếu chi số tiền: 22.000.000 đồng, ghi:

Nợ TK 6111/Có TK 1111: 22.000.000 đồng

Đồng thời ghi: Nợ TK 3371/ Có TK 5112: 22.000.000 đồng Đồng thời lập chứng từ ghi sổ để theo dõi nghiệp vụ này.

+ Khi chi lương, phụ cấp tháng 6: Sau khi Kho bạc xác nhận vào bảng thanh toán tiền cho người lao động (mẫu số 09 theo Nghị định số 11/2020/NĐ- CP). Kế toán gửi bảng thanh toán này qua ngân hàng NN&PTNT huyện Phú Ninh để chuyển vào tài khoản của từng cá nhân, Kế toán ghi:

Nợ TK 334/ Có TK 1121: 497.816.892 đồng Kế toán ghi nhận chi phí tiền lương, ghi:

Nợ TK 6111/Có TK 334: 497.816.892 đồng

Các khoản chi mua sắm TSCĐ, chi mua nguyên vật liệu, chi mua công cụ dụng cụ chƣa xuất dùng thì chƣa đƣợc ghi nhận vào chi phí.

Đối với TSCĐ: khi trích khấu hao TSCĐ mới đƣợc ghi nhận vào tài khoản 611. Thuốc, vật tƣ y tế dùng cho hoạt động hành chính sử dụng nguồn ngân sách cấp đƣợc ghi nhận vào chi phí khi xuất kho sử dụng.

Cuối kỳ, kế toán phản ánh thông qua Sổ cái TK 6111 và TK 6112 đƣợc minh họa ở Phụ lục 2.5.

Qua kết quả phân tích nêu trên cho thấy, trung tâm chƣa tổ chức tài khoản chi tiết cấp 3 đối với TK 6111 và TK 6112 để theo dõi chi phí tiền lương, tiền công và các chi phí khác cho nhân viên, chi phí vật tƣ, công cụ và dịch vụ đã sử dụng; Chi phí hoạt động khác để theo dõi chi tiết từng loại chi phí trong quá trình hoạt động theo quy định tại Thông tƣ 107. Kế toán chƣa thực hiện mở sổ theo dõi chi tiết chi phí và mở sổ theo dõi chi tiết chi phí theo từng bộ phận và từng hoạt động cụ thể.

Phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ

Chi phí sản sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại trung tâm bao gồm:

- Đối với chi cho con người: Các khoản chi cho con người tính vào hoạt động này tại trung tâm bao gồm: Các khoản chi lương và trích theo lương cho nhân viên cho khối hợp đồng, chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức, viên chức và lao động hợp đồng, chi tiền trực đêm, tiền phẫu thuật. Việc chi trả này đƣợc kế toán theo dõi và phản ánh trên TK 332 phản ánh các khoản phải nộp theo lương và TK 334 phản ánh phải trả người lao động. Cuối kỳ kế toán kết chuyển hai khoản chi này vào TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ dỡ dang.

- Chi phí vật tư y tế: Bao gồm mua vật tƣ, hóa chất tiêu hao, thuốc, dịch truyền… phục vụ cho công tác khám và chữa bệnh. Kế toán căn cứ tình hình sử dụng thuốc, vật tƣ y tế phục vụ trong kỳ thông qua TK 152. Cuối mỗi quý, kế

toán kết chuyển từ TK 152 sang TK 154. Việc xác định chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ dỡ dang của trung tâm đƣợc tập hợp chi phí qua 3 tài khoản chính gồm: TK 332; TK 334 và TK 152. Cuối kỳ kế toán kết chuyển sổ cái TK 154 đƣợc minh họa ở Bảng 2.5.

Bảng 2.5. Sổ cái Tài khoản 154

Đơn vị: Trung tâm Y tế huyện Phú Ninh Mẫu số: S02c-H

(Ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC

Mã QHNS: 1095378

SỔ CÁI Quý 01/Năm 2019 Tài khoản cấp 1: 154 Ngày,

tháng ghi sổ

Chứng từ ghi sổ

Diễn giải TK ĐƢ

Số tiền

Ghi Số chú

hiệu

Ngày

tháng Nợ

A B C D E 1 2 F

31/03/20 19

XT/

Q1

31/03/20 19

Xuất thuốc VP,

BHYT Quý I/2019 152 2.740.087.649

02/04/20 19

NV K/Q 1

02/04/20 19

Chứng từ nghiệp vụ khác Qúy I/2019 (NVK/Q1)

3321 313.741.418 3322 53.081.600 3323 35.471.132 3324 17.693.866 3341 1.904.795.885 3348 93.278.723 Cộng số phát sinh quý 1 5.158.150.273

NGƯỜI LẬP SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán - Chi sửa chữa TSCĐ: Đối với sửa chữa TSCĐ, các phòng khoa đề xuất sửa chữa hoặc thay thế phụ tùng thiết bị khi bị hƣ hỏng lên phòng vật tƣ. Sau khi phòng vật tƣ trình lên và đƣợc sự chấp thuận của Giám đốc, phòng kế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tại trung tâm y tế huyện phú ninh tỉnh quảng nam (Trang 54 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)