Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình chăn nuôi bò trên thế giới
Chăn nuôi bò phát triển hầu hết ở các quốc gia thuộc các châu lục và các vùng trên thế giới, châu Mỹ luôn là châu lục có số lượng đàn bò chiếm tỷ trọng lớn nhất thế giới (khoảng 37,1%).
Bảng 2.1. Biến động về số lượng đàn bò trên thế giới
(ĐVT:1000con)
Quốc gia Năm Tốc độ tăng trưởng (%)
2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Trung bình
Bra xin 207.157 205.886 199.752 -0,61 -2,98 -1,80
Ấn độ 180.837 178.703 176.594 -1,18 -1,18 -1,18
Trung Quốc 90.134 87.548 82.067 -2,87 -6,.26 -4,57
Mỹ 95.438 96.702 97.003 1,32 0,31 0,82
Achentina 50.167 50.700 50.750 1,06 0,10 0,58
Ê ti ô pi a 40.390 43.125 43.000 6,77 -0,.29 3,24
Xu đăng 40.468 40.994 41.404 1,30 1,00 1,15
Mê hi cô 28.763 31.163 31.950 8,35 2,53 5,44
Úc 27.782 28.393 28.037 2,.20 -1,26 0,47
Băng la đét 24.900 25.100 25.300 0,80 0,80 0,80
Việt Nam 5.541 6.511 6.725 17,51 3,29 10,40
Thế giới 1.350.178 1.361.540 1.357.184 0,84 -0,32 0,26 (Nguồn: Phòng thống kê của FAO, năm 2018)
Từ bảng 2.1 cho thấy tổng đàn bò trên thế giới trong những năm qua tăng
chậm, năm 2017 là 1.357.183 nghìn con, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2017 là 0,26 %. Trong đó Braxin, Ấn Độ là các quốc gia có tổng đàn bò lớn nhất thế giới, năm 2017 Braxin có 199.752 nghìn con (chiếm 14,72% tổng đàn bò thế giới), Ấn Độ có 176.594 nhìn con (chiếm 13,01% tổng đàn bò thế giới). Tuy nhiên số lượng đàn bò của cả 2 quốc gia trên đều có xu hướng giảm trong những năm gần đây, tốc độ giảm bình quân trong giai đoạn 2015-2017 là 1,8% đối với Braxin và 1,18% đối với Ấn Độ.
Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển và được đánh giá có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, điều đó cũng được thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng bình quân đàn bò giai đoàn 2015-2017 là 10,4%/năm và số lượng đầu con là 6.725 nghìn con năm 2017(chiếm 0,5% tổng đàn bò thế giới). Đây là kết quả bước đầu khi Việt Nam mới tham gia là thành viên chính thức của WTO.
- Về phương thức chăn nuôi:
Phương thức chăm sóc nuôi dưỡng bò ở từng nước trên thế giới cũng khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi nước. Ở những nước có nền kinh tế phát triển, tổ chức chăn nuôi bò được đầu tư cao theo chiều hướng tập trung và thâm canh. Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến và công nghệ mới vào chăn nuôi một cách triệt để ở tất cả các cung đoạn của sản xuất như công nghệ lai tạo cấy ghép gen, tự động hóa trong chăm sóc nuôi dưỡng bò và chế biến, bảo quản nâng cao giá trị sản phẩm thịt bò; kiểm soát chế độ dinh dưỡng nhằm tạo ra những sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy năng suất, chất lượng của đàn bò ở các quốc gia này cao hơn các nước đang phát triển.
Ở các quốc gia đang phát triển (chủ yếu ở châu Á và châu Phi), nền kinh tế còn nhiều khó khăn, đời sống kinh tế - xã hội cờn ở mức thấp nên đầu tư phát triển chăn nuôi bò hạn chế (đầu tư con giống, thức ăn, thú y...). Điều đó kéo theo là quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, trình độ chăn nuôi thấp phần lớn theo phương thức chăn nuôi quảng canh tận dụng, chủ yếu phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên ưu đãi để phát triển quy mô đàn bò, nên chất lượng và năng suất đàn bò thấp.
Xu thế phát triển chăn nuôi bò trên thế giới theo hướng phát triển chăn nuôi
theo kiểu dây chuyền công nghiệp. Nhờ có “giao lưu thương mại”, nhất là ”giao lưu quốc tế” mà việc phát triển chăn nuôi công nghiệp đang dược áp dụng ngày càng rộng rãi không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên đối với ngành chăn nuôi bò, hiện nay vẫn còn có 3 loại hình chăn nuôi chủ yếu song song tồn tại ở các nước trên thế giới đó là: Chăn nuôi quảng canh; Chăn nuôi gia đình hay chăn nuôi kiêm dụng (bán thâm canh); Chăn nuôi thâm canh (hay chăn nuôi theo kiểu công nghiệp).
Chăn nuôi quảng canh: Nền tảng của chăn nuôi quảng canh trên thế giới là đồng cỏ tự nhiên. Đó là những trang trại chăn nuôi của Nam bán cầu, có những đàn gia súc du mục trên những vùng thảo nguyên rộng lớn. Đó còn là những trang trại lớn ở Bắc Mỹ và Brazin, ngoài ra còn có những trang trại nhỏ của người dân ở Tây Ban Nha. Ở miền Trung nước Pháp và ở Úc hiện nay, cũng vẫn còn một số mô hình chăn nuôi quảng canh như vậy.
Chăn nuôi gia đình hay chăn nuôi kiêm dụng (bán thâm canh):Hiện nay ở Mỹ, Canada, châu Âu và một số các nước khác đã phối hợp chăn nuôi quảng canh với sự bổ sung thêm ngũ cốc hoặc thức ăn đậm đặc công nghiệp để tăng năng suất của chăn nuôi quảng canh. Trên toàn thế giới ở trong mọi thời kỳ, chăn nuôi gia đình nông dân thường được phối hợp tốt với sự sản xuất của ngành trồng trọt và sự đa dạng về cây trồng. Kiểu chăn nuôi này thường có nhiều mục đích khác nhau theo hướng kiêm dụng, và để tận dụng thời gian nhàn rỗi (nhất là ở châu Á), nhưng số lượng bò của mỗi gia đình thường không nhiều lắm. Trung Quốc là một nước phát triển kiểu chăn nuôi này và rất hiệu quả, hàng trăm triệu nông dân làm chăn nuôi nhỏ rất thành công và đã áp dụng hài hòa chăn nuôi cổ truyền và hiện đại để khai thác tốt mọi tiềm năng của đất nước .
Chăn nuôi thâm canh hay chăn nuôi theo kiểu công nghiệp: Đây là phương thức chăn nuôi thường có một số lượng bò lớn, nhưng với số người lao động rất ít và có trình độ cao trong chăn nuôi, vì trang trại chăn nuôi đã được công nghiệp hóa, hiện đại hóa và có thể đã sử dụng nhiều khâu tự động hóa ví dụ như:
Nhật Bản, Mỹ, Ixraen, Bỉ, Anh... Kiểu chăn nuôi này rất được phát triển trong những năm gần đây, do nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi ngày càng phát triển. Với
những tiến bộ kỹ thuật về thú y, di truyền, chọn giống, sinh sản và dinh dưỡng động vật, ... kiểu chăn nuôi công nghiệp ngày càng có nhiều tiến bộ về ý nghĩa kinh tế.
- Về công tác giống:
Cùng với xu hướng về phương thức chăn nuôi thì công tác giống cũng được chú trọng, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Với mục đích đó các nhà khoa học đã tạo ra được những giống bò có thể trọng to, tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 60% trọng lượng cơ thể như: Bò Hereford của Anh (có tỷ lệ thịt xẻ 58-62% trọng lượng cơ thể); bò Santa-Gertrudis của Mỹ (tỷ lệ thịt xẻ đạt 60-66%); bò Charolais và Limousin của Pháp (tỷ lệ thịt xẻ 60-62%)...Các giống bò trên được đưa vào chăn nuôi thực tế và được lai tạo với giống bò địa phương ở nhiều nước trên thế giới.