Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4 Giải pháp phát triển chăn nuôi bò tại xã Lương Thông
4.4.5. Nhóm giải pháp về chính sách
Để thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò theo hướng sản xuất hàng hóa, bên cạnh sự nỗ lực của các hộ chăn nuôi thì Nhà nước và chính quyền địa phương cần có cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho người nông dân phát triển sản xuất, cụ thể là:
- Chính sách đất đai
Khuyến khích các địa phương tận dụng các diện tích thừa và chuyển một phần diện tích đất nông lâm nghiệp sang trồng cỏ. Cấp hoặc cho phép các hộ dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển chăn nuôi bò có hiệu quả trên địa bàn xã.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuê đất trống đồi núi trọc để phát triển sản xuất với mô hình trang trại. Ưu tiên cho các đối tượng phát triển trang trại chăn nuôi bò, chăn nuôi bò kết hợp với trồng cây lâm nghiệp
Quy hoạch phát triển kinh tế vùng, tạo ra vùng sản xuất sản phẩm tập trung, thuận tiện cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động kinh tế xã hội của vùng.
- Chính sách đầu tư và chế độ hỗ trợ kỹ thuật miễn phí cho người chăn nuôi Cần ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho phát triển chăn nuôi nói chung, chăn nuôi bò nói riêng. Sử dụng ngân sách của địa phương để hỗ trợ chương trình cải tạo đàn bò của địa phương. Thông qua hệ thống khuyến nông giúp cho nông dân nâng cao kiến thức kỹ thuật chăn nuôi, tổ chức khởi xướng và thực hiện các điểm phát triển kỹ thuật và công nghệ có sự tham gia, trước mắt tập chung vào các nội dung kỹ thuật chọn giống, nuôi dưỡng, nâng cao khả năng sinh sản, trồng cỏ, chế biến thức ăn và phòng trị bệnh nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi bò, đáp ứng được nhu cầu của thị trường tại chỗ, một số vùng trong nước và có thể cho xuất khẩu trong tương lai.
Mở rộng chợ bò tại vùng quy hoạch chăn nuôi bò và các cụm kinh tế xã, giúp cho việc tiêu thụ được thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Khuyến khích và khai thác mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn địa phương
4.4.6. Giải pháp chung
1. Cải tiến phương thức chăn nuôi bò quảng canh hiện nay sang phương thức nuôi bán thâm canh (kết hợp chăn thả và bổ sung thức ăn thô tinh)
2. Tăng cường trồng cỏ có năng suất cao, phổ biến kỹ thuật bảo quản và chế biến phụ phẩm để tận dụng một cách có hiệu quả nguồn phụ phẩm nông nghiệp hiện nay.
3. Tăng cường theo dõi, phát hiện động dục và cho phối giống kịp thời cho bò cái, cần quan tâm hơn nữa đến việc chăm sóc bò cái sau đẻ để rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa đẻ.
4. Sử dụng những đực giống có ngoại hình to và chọn lọc đàn bò cái nhằm cải tạo tầm vóc đàn bò ở đây.
Phần V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
1. Cùng với các ngành sản xuất khác, ngành chăn nuôi bò là ngành kinh tế sản xuất hàng hóa đang chịu sự chi phối lớn của cơ chế thị trường. Chăn nuôi bò chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và yếu tố kỹ thuật chăn nuôi bò. Việc xác định được các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi bò là cơ sở cho việc tính toán quy hoạch phát triển chăn nuôi hợp lý. Phát triển chăn nuôi bò cần quan tâm đến việc phát triển về số lượng, chất lượng đàn bò, đảm bảo tính hiệu quả nhằm nâng cao đời sống sinh hoạt cho người chăn nuôi cũng như đảm bảo môi trường sinh thái khu vực chăn nuôi. Hiện nay, sản phẩm bê, bò cung cấp một khối lượng lớn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho nhu cầu người tiêu dùng trên thế giới, nguồn cung cấp sản phẩm lớn nhất thế giới là các quốc gia Braxin, Mỹ, Trung Quốc, Úc...và đó cũng là một trong những quốc gia có nền chăn nuôi bò phát triển. Chăn nuôi bò ở Việt Nam được phát triển ở tất cả các vùng và các khu vực trong cả nước, đặc biệt là Nam Bộ, hình thức chăn nuôi nông hộ với quy mô nhỏ chiểm chủ yếu. Năng suất và chất lượng chăn nuôi chưa cao, các giống bò lai chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng đàn.
2. Nghề nuôi bò của xã Lương Thông đã có từ lâu đời. Trong những năm qua, chăn nuôi bò đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của xã, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển chăn nuôi bò của huyện chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có và các điều kiện thuận lợi có thể khai thác được và chưa mang tính sản xuất hàng hóa rõ nét. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 – 2018 mới đạt 9,39 % và không đồng đều giữa các năm, phát triển chăn nuôi bò còn mang tính tự phát, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, năng suất và chất lượng không cao, thiếu quy hoạch đồng bộ nên ảnh hưởng đến các ngành sản xuất khác và ảnh hưởng tới môi trường sinh thái.
Những nhân tố chính ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò của xã gồm: (1) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, tuy có nhiều thuận lợi cho phát triển chăn
nuôi bò, nhưng đời sống đại bộ phận người dân nghèo nên tích lũy cho đầu tư sản xuất thấp, các công trình đầu tư xây dựng cơ bản của huyện chưa đảm bảo nên ảnh hưởng đến đầu tư, chăm sóc vật nuôi và giao thương sản phẩm hàng hóa giữa các vùng. Công tác khuyến nông chưa thực sự hiệu quả, đa số sử dụng lao động là người già và trẻ em chưa được tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi. 2) Về khoa học kỹ thuật, chất lượng con giống thấp, chủ yếu là giống bò vàng địa phương (94,12%), việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác giống rất hạn chế; Người dân chưa chú trọng đến việc bảo đảm chất dinh dưỡng cho bò; Bên cạnh đó tập quán chăn nuôi theo phương thức quảng canh (chiếm 55%) đã làm năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi bò chưa cao; Hoạt động của mạng lưới thú y có thể đảm bảo được cho công tác phòng chữa bệnh cho bò, nhưng ý thức của người dân về công tác phòng chữa bệnh cho bò chưa cao, hầu hết các hộ dân chưa tự chữa được một số bệnh thông thường cho bò và công tác kiểm dịch chưa chặt chẽ; (4) Thị trường tiêu thụ sản phẩm bò của xã “đóng”, người dân ít được tiếp cận với các thông tin thị trường chính thức, sản phẩm chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ bởi các sản phẩm bò của Trung Quốc và các vùng khác; (5) Việc triển khai một số chính sách cho phát triển chăn nuôi bò của xã còn chậm, xã chưa có chính sách đầu tư chiều sâu cho phát triển chăn nuôi bò.
3. Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, ngành chăn nuôi bò của xã Lương Thôngcó rất nhiều cơ hội để phát triển như tiếp cận ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi, thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn…, bên cạnh đó cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như sự cạnh tranh, nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng ngày càng cao, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm…Với đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của xã Lương Thônghiện nay, trong thời gian tới giai đoan 2020-2025 không thể ứng dụng ngay các quy trình chăn nuôi tiên tiến vào chăn nuôi bò của xã mà cần phải có sự chuyển đổi dần từng bước.
4. Để đạt được mục tiêu phát triển chăn nuôi bò ở xã Lương Thôngtrong thời gian tới, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp pháp đã đề ra, đó là: (1) Thực hiện tốt công tác quy hoạch vùng chăn nuôi, phát triển chăn nuôi thâm canh ở những xã gần trung tâm xã có lợi thế về vốn đầu tư, thị trường, trình độ dân trí cao
nhưng diện tích chăn thả bị hạn chế; (2) Người dân được tiếp cận và áp dụng tốt tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi bò để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm như:
Quan tâm đầu tư cải tạo đàn bò vàng địa phương theo hướng lai với giống bò ngoại;
Đảm bảo ổn định và chủ động nguồn thức ăn cho đàn bò đặc biệt là các vùng chăn nuôi bò tập trung; Thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng và tăng cường vệ sinh phòng dịch cho đàn bò; Tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân thông qua hệ thống khuyến nông với nội dung và phương pháp phù
hợp điều kiện thực tế của người dân ở từng khu vực; (3) Tổ chức sản xuất chăn nuôi bò hàng hóa tập trung trên cơ sở hướng dẫn hộ chăn nuôi với quy mô phù hợp, khuyến khích các hộ chăn nuôi theo kiểu trang trại với quy mô lớn và các hình thức chăn nuôi khác như hợp tác xã, liên doanh liên kết; (4) Xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định bằng việc củng cố thị trường trong xã kết hợp với công tác xúc tiến thương mại xây dựng thị trường ngoài xã; (5) Xây dựng và thực hiện tốt một số chính sách kinh tế và tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước cho phát triển chăn nuôi bò.
5.2. Kiến nghị
* Đối với Nhà nước
- Tăng mức đầu tư vốn ngân sách Nhà nước hàng năm cho chương trình phát triển chăn nuôi bò như hỗ trợ con giống, chi phí xây chuồng trại cho người nghèo, hỗ trợ công tác cải tạo đàn bò và đầu tư một số hạng mục cơ sở hạ tầng phát triển chăn nuôi bò.
- Quy định thuế suất nhập khẩu bằng 0% đối với trang thiết bị, vật tư kỹ thuật phục vụ cho công tác lai tạo và nhân giống trong chăn nuôi
- Có chính sách khuyến khích chuyển phần diện tích đất lâm nghiệp thích hợp sang diện tích đất chăn nuôi bò, chủ trang trại được thuê đất lâu dài để đầu tư phát triển chăn nuôi bò.
- Xây dựng một hệ thống theo dõi an toàn thực phẩm và đặt ra những hình phạt nặng với các hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khuyến khích việc hình thành các hệ thống kiểm tra chất lượng có sự tham gia của nhiều bên.
* Đối với chính quyền địa phương
- Tiến hành quy hoạch tổng thể và tiến tới quy hoạch chi tiết vùng chăn nuôi bò một cách hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo an toàn vệ sinh sản phẩm trong chăn nuôi bò.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác khuyến nông đến từng tiểu vùng, từng hộ chăn nuôi. Đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa trung tâm khuyến nông với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các hiệp hội nghề nghiệp.. chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi đến người dân.
- Sửa chữa, hoàn thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho phát triển chăn nuôi bò lâu dài và bền vững.
- Có kế hoạch quản lý điều hành các dự án, tránh chồng chéo các dự án trong vùng, đảm bảo các dự án triển khai đều mang lại hiệu quả.
- Tăng cường đầu tư cho trung tâm giống vật nuôi của tỉnh nhằm nâng cao chất lượng của việc nuôi giữ nguồn gen gốc, cải tạo giống và nhân giống. Trung tâm giống có nhiệm vụ tham mưu cho công tác giống vật nuôi trong tỉnh.
* Đối với hộ chăn nuôi bò
- Tăng cường học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, chủ động tìm kiếm thông tin trên sách báo, tạp chí, tivi, đài, internet để nâng cao kiến thức kỹ thuật chăn nuôi bò; tiếp cận được các thông tin thị trường có độ tin cậy cao và nâng cao công tác quản lý trong chăn nuôi.
- Tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò, bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Quan tâm công tác bảo vệ, cải tạo đồng cỏ chăn nuôi, chú trọng chế biến, bảo quản và bổ sung thức ăn cho bò, đặc biệt vào vụ đông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn (2003), Chính sách phát triển chăn nuôi giai đoạn 1990-2002, NXB nông nghiệp, Hà nội
2. Cục chăn nuôi (2015), Tình hình chăn nuôi bò 2010-2015 và định hướng phát triển giai đoạn 2016-2020. Hà Nội.
3. Cục chăn nuôi (2016), Đề án phát triển chăn nuôi bò Việt Nam giai đoạn 2017-2020, Hà Nội.
4. Cục thống kê Cao Bằng (từ năm 2016-2018), Niên giám thống kê từ năm 2016-2018, Cao Bằng.
5. Nguyễn Văn Chung (2016), Một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi bò ở tỉnh Lạng Sơn, luận án tốt nghiệp tiến sĩ, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội
6. Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Sinh Cúc, Hoàng Vĩnh Lê (1998), Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn việt Nam, NXB thống kê, Hà Nội.
7. Lê Viết Ly (1995), Nuôi bò và nhưng kết quả nghiên cứu bước đầu ở Việt Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
8. Hoàng Mạnh Quân (2000), Một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật chủ yếu phát triển chăn nuôi bò ở hộ nông dân tỉnh Quảng Bình, luận án tốt nghiệp tiến sĩ, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội
9. Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm và Lê Văn Ban (2001), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
10. Lê Văn Thông, Lê Hồng Mận (2001), Nuôi bò và phòng chữa bệnh thường gặp, NXB lao động xã hội, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Thưởng (1999), Kỹ thuật nuôi bò sữa, bò ở gia đình, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
12. Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm (2004), Giáo trình chăn nuôi trâu bò
(cao học), NXB nông nghiệp, Hà Nội
13. Nguyễn Hồng Tuấn (2016), nghiên cứu nhu cầu chăn nuôi trâu bò của xã Lương Thông, Hội thảo phát triển ngành chăn nuôi xã Lương Thông ngày 18/11/2016, Lương Thông .
14. Phòng nông nghiệp xã Lương Thông(các năm 2016, 2017, 2018), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác các năm 2016, 2017, 2018, Lương Thông.
15. Phòng thống kê (2016, 2017, 2018), Báo cáo số liệu thống kê các năm 2016, 2017, 2018, Lương Thông.
16. Trạm thú y (2018), Báo cáo tổng kết công tác thú y năm 2018, Lương Thông.
17. UBND xã Lương Thông(các năm 2016, 2017, 2018), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội các năm 2016, 2017, 2018, Lương Thông.
18. UBND xã Lương Thông(2015), Định hướng phát triển xã Lương Thông giai đoạn 2016-2020, Lương Thông.
19. Viện chăn nuôi (2001), Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
20. Viện dinh dưỡng – Bộ y tế (2003), Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, NXB y học, Hà Nội. .
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN Số…….. Ngày phỏng vấn…/……/……….
Tình hình cơ bản của hộ
- Họ tên chủ hộ...Nam (Nữ)...Tuổi...
- Dân tộc...
- Trình độ văn hóa...
- Trình độ chuyên môn...
- Địa chi: Xóm...Xã...
- Tình hình nhân khẩu:
+ Lao động trong độ tuổi...
+ Lao động dưới độ tuổi...
+ Lao động trên độ tuổi ...
Xin ông (bà) vui lòng cho biết một số thông tin vè tình hình chăn nuôi bò như sau:
1. Hiện gia định có chăn nuôi bò không? Có ; Không
Lý do vì sao có nuôi (không nuôi)...
2 - Hiện nay đàn bò của gia đình có bao nhiêu con? ………Con.
Trong đó có:
………. Con trâu, bò cái đang ở độ tuổi sinh sản (Đã đẻ được 1 lứa trở lên).
………..Con bò cái dưới 18 tháng tuổi (1 tuổi rưỡi).
………..Con bò cái lai sind đang sinh sản
………. Con bò đực dùng để làm giống.
………...Con bò đực vừa dùng để làm giống vừa dùng để cày kéo.
……… Con bò đực dưới 18 tháng tuổi.
……… Con bò đực giống lai sind.
3 - Hiện nay gia đình đang sử dụng cách nào để phối giống cho bò cái?
Nhờ cán bộ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò cái………. …... Dắt trâu, bò cái đến các hộ có bò đực giống đẹp để cho phối…………. Để trâu, bò cái tự phối giống với những con bò đực ở trong đàn/thôn/xã 4 - Số nghé, bê đẻ ra thường gia đình nuôi sống được bao nhiêu %?
Trên 90%... 70 đến 80%... Dưới 60%... 5 - Trâu và bò thường chết do các nguyên nhân nào?
Dịch bệnh…….. ……. Nuôi dưỡng không tốt……… Thời tiết giá rét…….. Không rõ nguyên nhân…….. 6 - Gia đình thường cho bò ăn những loại thức ăn nào?
Cỏ mọc trong tự nhiên……. ; Thân cây ngô đã thu bắp…
Cỏ trồng……… ; Thân cây lạc, cây đậu phơi khô cho ăn dần.. Thức ăn tinh bột (Bột ngô, cám gạo, bột sắn) do gia đình làm ra…… Thức ăn tinh bột (Bột ngô, cám gạo, bột sắn) mua về. ; Lá mía.. Thức ăn hỗn hợp (Cám hỗn hợp mua ở thị trường)….. ; Muối... Rơm lúa (được phơi khô và dự trữ cho ăn dần). … ; Bột khoáng… URE được ủ cùng với rơm hoặc chế biến thành bánh dinh dưỡng……
Thức ăn củ quả: (Củ sắn, Củ khoai lang, Bí ngô…)………... 7. Gia đình chăn nuôi bò theo cách thức nào:
Thả tự nhiên trên đồi……….
Nuôi chăn thả không cho ăn thêm tại chuồng………..
Nuôi chăn thả chăn ăn thêm cỏ tươi tại chuồng………..….
Nuôi chăn thả có cho ăn thêm thức ăn tinh tại chuồng…………....…... Nuôi chăn dắt có bổ xung cả thức ăn tinh và cỏ xanh tại chuồng…….. 8. Theo gia đình những tháng nào trong năm nhiều thức ăn nhất?...
Những tháng nào trong năm khan hiếm thức ăn nhất?...
9. Theo gia đình có cần thiết phải trồng cỏ để chăn nuôi trâu, bò không?
Cần thiết……… không cần thiết…………
(Nếu gia đình cho là không cần thiết) Xin vui lòng cho biết lý do vì sao không cần thiết phải trồng cỏ để làm thức ăn cho trâu, bò?...
10 - Gia đình có sẵn sàng đổi mới cách chăn nuôi không? Có... Không...
Tại sao?...
11. Gia đình cho biết dịch bênh có thường xảy ra với đàn bò của xóm và các vùng lân cận không?Có Không
Gia đình có biết đó là dịch bệnh gì không?...
12 - Khi bò bị bệnh gia đình thường làm thế nào thế nào?
Bán bò ;Tự mua thuốc về chữa ; Mới cán bộ thú y để chữa..
13. Chính quyền địa phương đã có những biện pháp gì để ngăn chặn dịch bệnh?
...