Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Xã Lương Thông nằm ở phía bắc huyện Thông Nông cách trung tâm huyện là 12 km. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 7.220,11 ha với các vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc giáp với xã Cần Yên, xã Vị Quang + Phía Nam giáp với xã Ngọc Động, xã Đa Thông + Phía Tây giáp với xã Hồng An huyện Bảo Lạc
+ Phía Đông giáp với xã Quý Quân và xã Sóc Hà huyện Hà Quảng.
Trên địa bàn có tỉnh lộ 204 chạy qua, nối liền với các địa phương khác.
Đây là một lợi thế quan trọng, kích thích phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Xã Lương Thông được chia thành các xóm: Lũng Có, Lũng Vai, Trà Dù, Đông Chia, Giẽ, Lũng Po, Lũng Toản, Lũng Kiến, Lũng Rịch, Lũng Tỳ, Lòn Phìn, Nà Tôm, Rặc Rậy, Tình Khoang, Tà Bốc, Bản Dịch, Lũng Pèo, Cằn Thôm, Nà Kê, Bản Giế, Nội Phan, Lũng Khoen, Lũng Đẩy, Lũng Nặp, Lũng Tôm
Địa hình
Là xã vùng cao có nhiều núi cao với độ cao trung bình từ 500 – 800m so với mặt nước biển và chạy theo hướng Bắc - Nam, với cấu trúc chủ yếu là núi đá vôi có độ phong hóa tương đối cao.
Có con sông Dẻ Rào chạy qua địa phận xã nên hình thành 2 dải đất phù
sa với đất đỏ ở hai bên bờ sông.
+ Về thảm thực vật tự nhiên là cây sa mộc, nghiến, thông.
+ Thảm thực vật trồng các loại cây nông nghiệp là cây lúa, cây ngô và một số các loại cây rau, củ quả, các loại cây lâu năm như cam quýt, nhãn, xoài, cây lấy gỗ nghiến, lát, thông, sa mộc.
Do xã có đặc điểm địa hình đặc trưng của vùng núi cao nên có 2 dạng địa hình chính:
- Địa hình thung lũng chạy dọc theo hai bên bờ suối, ở đây chủ yếu là đất trồng lúa, tương đối màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng.
- Phía đông và phía tây địa hình có nhiều đồi núi cao xen lẫn bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đá vôi với diện tích trồng lúa và màu rải rác, không tập trung. Do đặc điểm địa hình đồi núi cao phức tạp nên ảnh hưởng rất lớn đến giao thông đi lại, bố trí mạng lưới thuỷ lợi, việc tưới tiêu không chủ động, mặt khác cũng gây khó khăn cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Đây là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp.
* Khí hậu - Thuỷ văn:
Xã Lương Thông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa (mùa nóng) từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô (mùa lạnh) từ tháng 01 đến tháng 4 và tháng 11, 12 hàng năm. Mùa đông nhiệt độ thấp, thường xuyên xuất hiện sương muối, ít mưa; mùa hè lại nắng nóng và mưa nhiều.
Nhiệt độ trung bình năm chênh lệch giữa các vùng núi đá và các vùng lòng máng chỉ khoảng 2oC. Nhiệt độ trung bình hàng năm 19,8 – 21,60C.
Nhiệt độ tháng lạnh nhất từ tháng 1-2 khoảng từ 9 – 12oC.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%, thấp nhất là 24%, cao nhất là 92%. Lượng bốc hơi nước mặt từ 45-50%.
Trên địa bàn xã Lương Thông có một nhánh suối chính của sông Dẻ Rào chảy từ phía bắc qua thung lũng giữa xã và về phía nam.
Ngoài ra còn có một số con suối nhỏ nhưng trữ lượng nước không nhiều hầu như cạn vào mùa khô. Những nguồn nước nhỏ và những bể chứa nước mưa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Do đặc điểm là xã vùng cao núi đá vôi có địa hình phức tạp nên thường xuyên thiếu nước vào mùa khô.
Các nguồn tài nguyên Tài nguyên đất đai:
Xã Lương Thông có quỹ đất khá đa dạng, vì vậy việc đánh giá đúng tiềm năng đất đai về lượng và chất theo khả năng thích hợp với từng mục đích sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra căn cứ để xác định định hướng sử dụng đất nhằm khai thác hợp lý quỹ đất đai, có hiệu quả kinh tế cao, phù
hợp với các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Trên địa xã Lương Thông gồm 2 loại đất chính là đất phù sa được bồi đắp bởi sông Dẻ Rào và đất đỏ thích hợp với trồng cây lương thực và cây công nghiệp hàng năm.
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất xã Lương Thông qua 3 năm (2016 - 2018)
STT
Năm
Tiêu chí
2016 2017 2018
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%) Tổng diên tích đất tự nhiên 7.220,11 100,00 7.220,11 100,00 7.220,11 100,00 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp 6.725,72 93,15 6.765,72 93,70 6.765,72 93,70
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.442,4 19,97 1.464,11 20,28 1.171,97 16,23
1.2 Đất lâm nghiệp 5.281,71 73,16 5.300 73,40 5.592,14 77.45
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1,61 0,02 1,61 0,02 1,61 0,02
2 Đất phi nông nghiệp 127,275 1,76 127,275 1,76 127,275 1,76
2.1 Đất ở 52,525 0,73 52,525 0,73 52,525 0,73
2.2 Đất chuyên dụng 30,93 0,43 30,93 0,43 30,93 0,43
2.3 Đất nghĩa trang. nghĩa địa 1,01 0,01 1,01 0,01 1,01 0,01
2.4 Đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng 42,74 0,59 42,74 0,59 42,74 0,59
3 Đất chưa sử dụng 367,115 5,09 327,115 4,54 327,115 4,54
(Nguồn: UBND xã Lương Thông năm 2018)
Qua bảng số liệu thống kê ta thấy:
- Tổng diện tích đất nông nghiệp qua 3 năm đều chiếm hơn 70% diện tích tự nhiên (DTTN), cụ thể:
+ Năm 2016 là 6.725,72 ha, chiếm 93,15% DTTN.
+ Năm 2017 là 6.765,72 ha, chiếm 93,70% DTTN.
+ Năm 2018 là 6.765,72 ha, chiếm 93,70% DTTN.
Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: Chiếm 13,12% tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2016, diện tích này tăng nhẹ năm 2017 là 13,98%, và năm 2018 diện tích giảm xuống là 9,93% chủ yếu là trồng lúa nước.
+ Đất lâm nghiệp: Trên địa bàn xã Lương Thông hoàn toàn là rừng sản xuất, tăng nhẹ qua các năm chiếm 73,16% năm 2014, chiếm 73,40% năm 2017, chiếm 77,45% năm 2018 .
+ Đất nuôi trồng thủy sản: Chủ yếu là nuôi cá chép,cá trắm... chiếm tỷ lệ diện tích không lớn và không có nhiều thay đổi về diện tích qua các năm.
- Diện tích đất phi nông nghiệp không thay đổi qua các năm từ năm tổng diện tích là 127,275 ha chiếm 1,76 % DTTN.
Trong đó:
+ Đất chuyên dùng: Nhìn chung các loại đất chuyên dùng trong xã sắp xếp khá hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Hạng mục các công trình văn hóa, công cộng phúc lợi cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, nhưng hiện nay đang được nâng cấp, làm mới.
+ Đất ở: Do địa hình nhiều gò đồi, núi nên dân cư phân bố không đồng đều, nhiều xóm có đường đi lại khá khó khăn, nên chậm phát triển kinh tế.
+ Các loại đất khác: Chiếm tỷ lệ không nhiều và ít thay đổi về diện tích qua các năm.
* Tài nguyên nước:
- Nguồn nước mặt: Xã có nguồn nước mặt rất phong phú được hình thành từ lượng bước mưa hàng năm dao động từ 1.500mm đếm 2.500mm, bao gồm nguồn nước sông Dẻ Rào và các dòng chảy nhỏ từ các khe núi đá vôi nhân dân sử dụng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt.
- Nguồm nước ngầm: Đã có tiến hành khoan thăm dò thử nguồn nước ngầm ở địa bàn nhưng trên thực tế nguồn nước ngầm ở rất sâu, nếu muốn khai thác sử dụng thì cần phải có sự đầu tư khá cao nên người dân trên địa bàn xã chưa sử dụng.
* Tài nguyên khoáng sản:
- Trên địa bàn xã chủ yếu là những dãy núi đá vôi có trữ lượng dồi dào có thể khai thác để làm vật liệu xây dựng.
* Tài nguyên rừng:
Lương Thông là một trong những xã thuộc huyện Thông Nông có tài nguyên rừng khá phong phú. Diện tích đất lâm nghiệp 5.592,14 ha (năm 2018), với độ che phủ khoảng 58%, trong đó đất trồng rừng sản xuất 516,0 ha, đất trồng rừng phòng hộ 2.039,20 ha. Rừng còn góp phần không nhỏ bảo vệ môi trường sinh thái, tạo tầng che phủ cho đất, hạn chế quá trình sói mòn, rửa trôi, cung cấp nguyên liệu một số cơ sở chế biến lâm sản trong địa bàn xã và góp phần tăng thu nhập cho nhân dân địa phương, cung cấp vật liêu cho ngành xây dựng cơ bản và cung cấp cho nguồn chất đốt cho nhân dân địa phương.
* Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên:
- Thuận lợi:
+ Lương Thông có vị trí tương đối thuận lợi có trục đường tỉnh lộ 204 chạy qua nên đã tạo điều kiện tốt cho giao lưu kinh tế hàng hoá với huyện và các xã lân cận.
+ Bình quân diện tích đất nông còn ở mức tương đối cao cho nên vẫn có thể thực hiện đầu tư quảng canh, thâm canh.
+ Xã vẫn còn một phần quỹ đất chưa sử dụng có thể khai thác để đưa vào trồng rừng, trồng cây lâu năm, cây hoa màu. Nếu có sự đầu tư khai thác sử dụng có hiệu quả thì đây sẽ là một lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội của xã.
- Khó khăn:
+ Kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, thu nhập bình quân thấp.
+ Trình độ dân trí còn thấp khiến cho việc tiếp cận và ứng dựng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn rất hạn chế, nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất, năng suất lao động còn ở mức khá thấp.
+ Địa hình phức tạp, đường giao thông đi lại khó khăn, điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi mùa mưa, ngập úng cục bộ, sạt lở đất; mùa khô hạn kéo dài thiếu nước làm ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất trong xã.