Tình hình chăn nuôi bò ở Việt nam

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng, giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng (Trang 28 - 37)

Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2 Tình hình chăn nuôi bò ở Việt nam

2.2.2.1 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chăn nuôi bò (1) Các chương trình cải tạo đàn bò địa phương

- Chương trình Sind hoá (Zêbu hoá): Từ những năm 1960, nước ta đã có chương trình cải tiến để nâng cao năng suất của đàn bò địa phương bằng các giống bò Zêbu như bò Red Sindhi, Sahiwal và Brahman. Vào những năm 70 ngoài các giống bò nhiệt đới ra thì một số bò ôn đới như Limousine, Herefore, Simmental, Santagestrudit .v.v. đã được đưa vào nghiên cứu các công thức lai để tăng cường cải tiến đàn bò địa phương trên phạm vi và quy mô lớn hơn.

- Dự án bò VIE 86/008: 225 Do UNDP tài trợ năm 1989-1992, đã hỗ trợ cho phối giống bằng thụ tinh nhân tạo được khoảng 100.000 bò cái nền địa phương với tinh bò Limousine, Herefor, Charolais, Simmental và có 65.000 bê lai ra đời. Dự án đã trang bị và tăng cường thiết bị kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và thuốc thú y cho các tỉnh tham gia dự án. Một số cán bộ tham gia dự án đã được tham quan, thực tập và học tập tại nước ngoài về các khâu giống, dinh dưỡng, đồng cỏ, thú y và quản lý giống cũng như thụ tinh nhân tạo cho bò.

- Chương trình khuyến nông cải tạo đàn bò Cr.2561-VN: Dự án khuyến nông cải tạo đàn bò thuộc dự án Phục hồi Nông nghiệp 1995-1997, do kinh phí của Ngân hàng Thế giới (WB Cr. 2561 VN), tổng kinh phí 10 triệu USD trong đó 7,7 triệu USD của Ngân hàng thế giới (WB) và 2,3 triệu USD vốn đối ứng của Việt

Nam. Dự án hỗ trợ phối giống bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo với tinh bò Zê bu và lai tạo bằng phối giống trực tiếp giữa bò đực lai với đàn bò cái địa phương trên 27 tỉnh của cả nước. Riêng chương trình thụ tinh nhân tạo đã tạo được trên 400.000 bê lai Zebu, đã đào tạo 2035 dẫn tinh viên và 5189 khuyến nông viên.

- Dự án chăn nuôi bò dưới tán rừng ở xã Cư M'lan (huyện Ea Súp) do Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên, Sở Khoa học - Công nghệ (Ðác Lắc) và UBND huyện Ea Súp phối hợp triển khai. Theo đánh giá của Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên đến nay đã có thêm 43 mô hình chăn nuôi bò dưới tán rừng trên địa bàn huyện Ea Súp được hình thành từ việc học tập và làm theo mô hình của dự án Cư M'lan. Ðiều này cho thấy hiệu quả thiết thực và sức lan tỏa mà dự án mang lại, thu nhập của các hộ tham gia dự án cao hơn trước đây khoảng 30%. Ngoài ra, dự án trang bị kiến thức chăn nuôi cho các hộ tham gia, từ đó tạo được niềm tin cho người dân trong vùng để họ sẵn sàng tiếp nhận và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi.

(2) Các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò:

Chăn nuôi bò là một trong những ngành được Bộ NN&PTNT, các địa phương quan tâm ưu tiên phát triển và được nông dân tham gia tích cực. Trên cơ sở các chính sách của Trung ương đến nay đã có 22 tỉnh và thành phố trong cả nước ban hành chính sách khuyến khích và có chương trình phát triển chăn nuôi bò. Nội dung chính của các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò của các địa phương tập trung các lĩnh vực sau:

Giống bò: Hỗ trợ giống mới, giống chất lượng cao: Bò lai Zêbu, bò cái ngoại hỗ trợ 40% kinh phí mua giống (Cao Bằng, Yên Bái). Hỗ trợ nuôi bò đực giống:

70% kinh phí mua bò đực giống lai Zêbu, hỗ trợ kinh phí mua và vận chuyển bò cái sinh sản từ tỉnh ngoài. Hỗ trợ giống gốc theo Quyết định 125/CP của Chính phủ ban hành năm 1991. Hỗ trợ kinh phí mua tinh, vật tư phối giống, nitơ cho thụ tinh nhân tạo cải tạo đàn bò và lai tạo bò. (Hỗ trợ 50%, 70% và 100% kinh phí thụ tinh nhân tạo bò cho các khu vực I, II và III của Điện Biên…).

Thức ăn, đồng cỏ: Hỗ trợ giống trồng cỏ hoặc tiền mua giống 70.000 đồng/sào cho trồng cỏ năm đầu nuôi bò; hỗ trợ các chương trình chế biến thức ăn

thô xanh và thức ăn viên dự trữ nuôi bò; hỗ trợ xây dựng mô hình trồng cỏ, chế biến thức ăn thô xanh, ủ chua (Đồng Tháp, Bình Định).

Thú y và phòng bệnh: Hỗ trợ từ 50%-100% tiền mua các loại vắcxin và hỗ trợ 500-1000 đồng tiền công/ mũi tiêm phòng cho bò. Tiêm phòng miễn phí cho các vùng khó khăn và các an toàn khu (Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Bắc Giang...). Vốn vay và lãi xuất ngân hàng: Hỗ trợ 50%-100% lãi suất vay vốn mua bò trong 3 năm (vốn vay 10-20 triệu đồng) để mua bò giống để phát triển chăn nuôi bò cho nông dân ( Đồng Tháp, Quảng Bình...).

Đào tạo tập huấn, khuyến nông: Hỗ trợ kinh phí cho các chương trình đào tạo tập huấn, khuyến nông, tham quan mô hình trình diễn về chăn nuôi bò (Cao Bằng, Nghệ An, Sơn La, Bắc Giang) .

Đầu tư, đất đai: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục đất đai, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng cho các doanh nghiệp đầu tư để xây dựng trang trại sản xuất giống bò không hạn chế quy mô và lĩnh vực đầu tư. Hỗ trợ đầu tư xây dựng các trang trại nuôi bò tập trung thâm canh: cung cấp giống, vỗ béo bò. Hỗ trợ chuyển đổi diện tích sang xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc.

Thị trường: Tổ chức, thành lập và mở các chợ đầu mối mua bán bò giống bò, giới thiệu sản phẩm giống và thu hút các nhà đầu tư vào chăn nuôi bò. Tìm thị trường nhập khẩu giống mới, thiết bị chăn nuôi, chế biến thức ăn, chế biến cỏ cho chăn nuôi bò và tìm thị trường trong nước cho việc kinh doanh, buôn bán sản phẩm bò.

Hỗ trợ người nghèo: Hỗ trợ, ưu tiên người nghèo có cơ hội nuôi bò. Chương trình Ngân hàng bò cho người nghèo. Chính sách hỗ trợ một mái nhà, một con bò, một bể nước của tỉnh Hà Giang thực sự giúp đỡ người nghèo.

Hội thi bò: Tổ chức các lễ hội thi bò, đua bò theo tập quán và truyền thống văn hóa. Tổ chức hội thi bò giống tốt, hội thi chăn nuôi bò giỏi để khuyến khích phong trào nuôi bò.

Khi hội nhập WTO bên cạnh những cơ hội và tiềm năng phát triển chăn nuôi chúng ta cũng có những thách thức lớn như thiếu giống, năng xuất chăn nuôi thấp và vệ sinh an toàn thực phẩm. Để khả năng cạnh tranh tốt với sản phẩm chăn nuôi bò của các nước trong khu vực ta cần có chương trình và chính sách thống nhất chung cho cả nước

về phát triển bò giai đoạn 2017-2020.

(3) Kế hoạch phát triển chăn nuôi bò của Bộ NN tới năm 2020

Phát triển chăn nuôi bò là một trong những định hướng chiến lược của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp giai đoạn 2017-2020. Theo số liệu chưa đầy đủ, để thực hiện được mục tiêu đưa đàn bò lên 7,84 triệu con vào năm 2010, 10 triệu con năm 2015 và 12,5 triệu con 2020; đưa cơ cấu giống bò lai, bò chất lượng cao lên 32%

năm 2010, 40% năm 2015 và 45% năm 2020; tổng sản lượng thịt bò hơi lên 222.000 tấn năm 2010, 310.000 tấn năm 2015 và gần 425.000 tấn năm 2020; sản lượng thịt xẻ lên 101,9 ngàn tấn năm 2010; 144,2 ngàn tấn năm 2015 và 200,5 ngàn tấn năm 2020. Cục Chăn nuôi đã đưa ra các giải pháp thưc hiện: Quy hoạch vùng chăn nuôi bò; thực hiện chiến lược về cải tiến công tác giống bò trong nước; chuyển đổi hợp lý đất canh tác sang đất trồng cỏ thâm canh và các loại cây làm thức ăn xanh cho việc chăn nuôi bò, nhất là giống cỏ mới năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo diện tích trồng cỏ từ 45.000 ha năm 2016 lên 304.000 ha năm 2010, 430.000 ha năm 2015 và 526.000 ha năm 2020, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu ăn thô xanh cho đàn gia súc. Đồng thời sử dụng các phụ phẩm nông - công nghiệp cho bò ăn; phổ biến quy trình nuôi vỗ béo bò; thực hiện tốt khâu vệ sinh trong chăn nuôi bò và thú y để đảm bảo an toàn dịch bệnh; bên cạnh đó đề xuất chính sách về đầu tư, tín dụng cho chiến lược phát triển đàn bò.

2.2.2.2 Kết quả phát triển chăn nuôi bò ở Việt Nam

- Sự biến động về số lượng đàn bò qua các năm

Trong những năm qua, chăn nuôi bò của nước ta đã phát triển nhanh về số lượng và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về thịt bò tươi, bò khô và các sản phẩm được chế biến từ thịt bò. Chăn nuôi bò đã có nhiều cơ hội tốt để phát triển số lượng và tốc độ tăng đàn bò theo vùng.

Từ năm 2001 đến 2017, đàn bò đã tăng từ 3,8997 triệu con lên 6,7247 triệu con đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10,35% năm. Hiện nay, đã có 15 tỉnh tham gia dự án phát triển giống bò chất lượng cao. Hàng nghìn bò giống cao sản đã được nhập về nước trong những năm vừa qua nhằm đáp ứng nhu cầu giống phát triển

chăn nuôi bò của nhân dân. Tỷ lệ đàn bò lai cả nước chiếm trên 26% tổng đàn bò, là đàn bò nền để tiếp tục lai tạo bò chất lượng cao. Một số tỉnh đã có các trang trại bò tư nhân quy mô lớn hàng 100 con như các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước, Bình Dương và Lâm Đồng…Đàn bò 8 vùng sinh thái đều tăng trưởng tốt, tất cả các vùng khác tăng trên 7%. Đặc biệt vùng Đồng bằng sông Cửu Long trung bình tăng 30,49%/năm. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ là các vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển của bò nên trên 38% tổng đàn bò của cả nước được nuôi ở hai vùng này.

- Cơ cấu các giống bò và một số chỉ tiêu sản xuất

Gần 70% tổng đàn bò của cả nước là bò Vàng địa phương, số còn lại chủ yếu là nhóm bò lai Zêbu, đó là kết quả của chương trình Sind hóa trong những năm gần đây. Bò Vàng có khối lượng trưởng thành nhỏ, sinh trưởng chậm, khối lượng trung bình con đực là 180-200 kg và bò cái từ 150-160 kg - Bảng 2.5. Bò vàng có tỷ lệ thịt xẻ thấp khoảng 43-44% so với trọng lượng sống.

Bò lai Zê bu được tạo ra bằng sử dụng tinh bò đực Zêbu cho lai với bò cái địa phương. Bò lai hướng thịt có tốc độ tăng trọng và sinh trưởng nhanh, có trọng lượng trưởng thành từ 250-290 kg và tỷ lệ thịt xẻ cao giao động từ 49-50%.

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu sản xuất của bò vàng và bò lai Zê bu Các chỉ tiêu Đơn

vị

Bò vàng

Lai Red Sinhi

Lai Sahiwal

Lai Brahman

Zêbu thuần

Trọng lượng sơ sinh Kg 14 20,1 22 23 27

TL. 6 tháng tuổi Kg 63,7 97,5 105 107,5 140

TL. 12 tháng tuổi Kg 85 140 160 165 215

TL. 24 tháng tuổi Kg 140 200 220 230 350

TL. Trưởng thành Kg 180 250 280 290 450

Thời gian cho sữa Ngày 150 240 270 200 200

S L sữa/chu kỳ Kg 400 1000 14000 600 1000

Tỷ lệ thịt xẻ % 44,2 49,6 49,5 50 55

(Nguồn:Lê Mạnh Hùng, 1998)

Để nâng cao chất lượng của đàn bò nội, hiện nay chúng ta đang thực hiện chương trình cải tạo đàn bò (chương trình CR 2561), chúng ta đã nhập nhiều giống bò cao sản để cải tạo đàn bò nội nhằm nâng cao năng suất và chất lượng giống bò nội. Tuy nhiên kết quả đạt được của chương trình cải tạo đàn bò không giống nhau ở mỗi địa phương. Có một số vùng như Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ do làm tốt

công tác lai tạo nên đã có tỷ lệ bò lai khá cao trong tổng đàn, nhưng ở nhiều nơi tỷ lệ bò lai vẫn còn thấp, nhất là các tỉnh Bắc Trung Bộ, trong đó có Quảng Bình.

Bò Zêbu thuần hiện có ở một số nơi như: Tuyên Quang, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hoá, Bình Định, Khánh Hoà, Lâm Đồng và Tp HCM, Bò Zêbu thuần dễ thích nghi với điều kiện khí hậu của ta, bò có khối lượng trưởng thành 400-450 kg, tỷ lệ thịt xẻ 49-50%. Bò Zêbu thích hợp với hình thức bán chăn thả và tỷ lệ thụ thai bằng thụ tinh nhân tạo thấp thường dẫn đến kết quả là khoảng cách hai lứa đẻ dài.

Từ năm 2002, giống bò cao sản Brahman, Droughtmaster của Australia đã nhập vào nước ta khoảng 3000 con, đang được nuôi tại Tuyên Quang, Công ty bò sữa Tp HCM, một số địa phương khác như Bà Rịa-Vũng tàu, Thừa Thiên Huế, Bình Dương và Cần Thơ, Lâm Đồng...

Hiện tại Việt Nam chỉ có duy nhất một đơn vị làm chức năng nuôi giữ, sản xuất và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi bò, đó là công ty Kỹ thuật truyền giống gia súc. Lượng tinh chuyên dùng cho bò thấp, chỉ chiếm 2,4% trong tổng lượng tinh tiêu thụ. Thực trạng trên cho thấy, trình độ chăn nuôi của hộ ở mức độ thấp, chưa chú ý đến ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất.

- Năng suất bò của Việt nam

Năng suất bò nước ta thấp là do tăng trưởng chậm, tầm vóc nhỏ, tỷ lệ thịt tinh thấp. Bò Vàng địa phương, 24 tháng tuổi chỉ đạt 150kg (con cái) và 175kg (con đực). Tăng trọng bình quân từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi chỉ đạt 190-220 gam/ngày.

Tỷ lệ thịt tinh cũng rất thấp từ 32-33%. Khối lượng sống thấp và tỷ lệ thịt tinh thấp nên sản lượng thịt tinh của một bò chỉ đạt từ 50-60kg

Có thể thấy rõ điều này qua phép so sánh sau: Năm 2017, trên thế giới có 1.357 triệu con bò, một năm sản xuất được 59.852 triệu kg thịt, bình quân sản lượng thịt là cho 1 đầu gia súc là 44,11kg/đầu con; Ở Việt Nam, năm 2017 có 6,7 triệu con bò, sản lượng thịt 206 triệu kg, bình quân sản lượng thịt hơi cho 1 đầu gia súc là 30,7 kg (bằng 69.6% của thế giới). (Lê Viết Ly, 1995)

Bảng 2.3. Năng suất thịt của bò Vàng Việt Nam

Chỉ tiêu ĐVT Bò cái Bò đực

Khối lượng sơ sinh kg 12 14

Khối lượng 6 tháng kg 65 85

Khối lượng 12 tháng kg 80 100

Khối lượng 24 tháng kg 150 175

Khối lượng trưởng thành kg 180 250

Cao vai cm 103 112

Dài thân chéo cm 113 120

Tỷ lệ thịt xẻ % 43 44

Tỷ lệ thịt tinh % 32 33

Khối lượng thịt xẻ Kg/con 64,5 77

Khối lượng thịt tinh Kg/con 48 58

(Nguồn: Lê Mạnh Hùng, 1998) - Các phương thức chăn nuôi bò ở Việt Nam

Chăn nuôi bò quảng canh: Là phương thức chăn nuôi phổ biến cho hầu hết các hộ chăn nuôi bò của ta. Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng của nước ta theo phương thức quảng canh và quy mô chăn nuôi nông hộ là chủ yếu.

Nước ta có 13 triệu hộ nông dân trong đó khoảng 4 triệu nông hộ nuôi bò với quy mô bình quân 1,5-1,6 con/hộ với phương thức chăn nuôi quảng canh và tận dụng thức ăn là đồng cỏ tự nhiên, do vậy chất lượng dinh dưỡng trong thức ăn rất nghèo,

Chăn nuôi bò bán thâm canh: Là phương thức chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi bò vừa và nhỏ. Phương thức này bò được chăn thả ngoài gò, bãi, ven rừng, ven đê, ven sông và các cánh đồng chờ thời vụ. Khi chăn thả về hoặc ban đêm bò được cung cấp khoảng 50% khẩu phần tại chuồng là cỏ cắt và các phụ phẩm nông nghiệp. Giống bò sử dụng trong phương thức chăn nuôi này thường là bò Lai Zêbu hoặc giống bò Zêbu thuần.

Chăn nuôi bò thâm canh: Chăn nuôi bò chất lượng cao, thâm canh là một nghề rất mới mẻ đối với nông dân Việt Nam. Chăn nuôi bò thâm canh đòi hỏi dân

trí và kinh tế cao. Có khoảng 0,5% hộ chăn nuôi có quy mô trang trại lớn trên 100 bò trở lên với phương thức chăn nuôi thâm canh để nuôi bò sinh sản cho sản xuất con giống hoặc vỗ béo bò. Phương thức chăn nuôi này chủ yếu là bò lai, bò ngoại chuyên thịt, bò được nuôi trên đồng cỏ thâm canh luân phiên hoặc nuôi nhốt tại chuồng với khẩu phần ăn hoàn chỉnh và chuồng nuôi hiện đại.

- Vấn đề thức ăn trong chăn nuôi bò

Thức ăn chủ yếu của bò là cỏ và các nguồn phế phụ phẩm trồng trọt (phần lớn là rơm). Đồng cỏ, bãi chăn thả tự nhiên ở nước ta ngày càng bị thu hẹp, việc phát triển diện tích cỏ trồng ngày càng được chú trọng, hiện nay tổng diện tích cỏ trồng có khoảng 27.000 ha. Nhiều giống cỏ cho năng suất cao được nhập và trồng thử nghiệm thành công, trong đó có những giống cỏ mới đang được người chăn nuôi quan tâm, như trồng các giống cỏ hỗn hợp hoà thảo, giống cỏ họ đậu của úc và các giống cỏ Supperdan, Sweet Jumbo, Dairy Mix, Beef Mix trồng rất hiệu quả…Tuy nhiên, diện tích trồng cỏ chưa phát triển ở nông hộ, nên việc thiếu thức ăn, nhất là mùa khô vẫn còn phổ biến. Mặc dù vậy, nhiều loại phụ phẩm vẫn chưa được tận dụng để làm thức ăn cho bò. Một số vùng vẫn còn tập quán đốt rơm ngay trên ruộng (nhất là ở các tỉnh miền Trung), vừa lãng phí một nguồn phụ phẩm chính cho chăn nuôi bò, vừa góp phần gây ô nhiễm môi trường hoặc sử dụng rơm và các phụ phẩm khác để ủ gốc cây, làm phân rất lãng phí.

Một số hộ dùng cám gạo hoặc cho bò ăn thêm thức ăn tinh, nhưng chỉ dùng khi bò phải cày kéo nhiều, khi đau ốm chứ chưa phải dùng với mục đích chăn nuôi thâm canh. Rất ít hộ chăn nuôi biết cách xử lý, chế biến nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của các nguồn phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho bò. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc đưa các tiến bộ kỹ thuật về thức ăn và việc chăm sóc, nuôi dưỡng bò của các hộ nông dân còn nhiều hạn chế.

- Quy mô chăn nuôi bò

Quy mô nông hộ: Chăn nuôi bò quy mô nông hộ 1-2 con là phổ biến ở nước ta để sử dụng sức kéo trong nông nghiệp và tận dụng phế phụ phẩm nông sản và lao động phụ trong gia đình.

Quy mô trang trại: Trang trại chăn nuôi bò cũng phát triển mạnh, nhất là các

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng, giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)