Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi bò tại xã Lương Thông
Trong vòng 3 năm (2016-2018), số lượng đàn bò của xã Lương Thông tăng từ 2.184 lên 2.310 con, cùng với sự ảnh hưởng tích cực của thị trường thịt bò đây còn là kết quả của chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của xã Lương Thông và sự tài trợ về vốn, con giống, kỹ thuật của một số chương trình dự án của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ. Dự án giảm nghèo hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi bò cái sinh sản tại các xã vùng cao.
Kết quả trên cũng cho thấy, đàn bò ở xã Lương Thông có tốc độ tăng bình quân/năm là 9,39% cao hơn so với tốc tăng của đàn bò của cả tỉnh là 6,14%, điều đó chứng tỏ Lương Thông có tiềm năng để phát triển chăn nuôi bò và người dân, chính quyền địa phương đã chú trọng phát triển lĩnh vực kinh tế này trong những năm gần đây.
4.2.2 Biến động cơ cấu đàn bò của xã Lương Thông 4.2.2.1 Cơ cấu đàn bò theo mục đích chăn nuôi
Qua đồ thị 4.1 cho thấy, bò cái sinh sản chiếm tỷ lệ cao nhất (37%), bê đực và bò vỗ béo là 33,4%, bê cái hậu bị là 19,57%, bò đực cày kéo là 9,71% số còn lại là bò đực giống 0,37%, kết quả trên so với các chỉ tiêu tương ứng của năm 2016 là 43,7%; 21,46%; 22,08%; 12,58%; 0,18% . Điều đó cho thấy đã có sự thay đổi đáng kể về mục đích chăn nuôi bò của các hộ dân trong xã, tỷ trọng bê đực, bò vỗ béo và bò đực giống có xu hướng tăng lên trong đó bê đực và bò vỗ béo tăng lên khá cao (từ 21,46% lên 33,4%); Tỷ trọng bò cái sinh sản, bê cái hậu bị và bò đực cày kéo có xu hướng giảm và đặc biệt bò tỷ trọng bò cái sinh sản giảm mạnh trong những năm gần đây, nguyên nhân là do một phần số bò cái già chuyển sang nuôi vỗ béo và một số hộ chăn nuôi đã và đang chuyển dần sang hướng chăn nuôi bò hàng hóa.
37
0.37 9.7 20
33.3
Bò cái đang sinh sản Bò đực cày kéo Bò đực giống Bê cái hậu bị Bê đực và bò vỗ béo
Đồ thị 4.1. Cơ cấu bò theo mục đích chăn nuôi của xã Lương Thông Đối với bò cái sinh sản và bò đực cày kéo được chăn nuôi với mục đích kiêm dụng sinh sản kết hợp với cày kéo. Trong những năm gần đây, việc áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp ở xã Lương Thôngngày càng cao, tuy nhiên chủ yếu thuộc các xã vùng ngoài. Còn hầu hết các xã vùng cao vẫn sử dụng trâu bò cày kéo là chủ yếu. Mục đích chăn nuôi bò vỗ béo tập chung ở các xã vùng ngoài, vùng ruột. Xét theo hình thức chăn nuôi bò sinh sản kết hợp nuôi lấy thịt thì phần lớn các xóm trong xã đã có cơ cấu đàn hợp lý. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện chăn nuôi bò hàng hoá thì số lượng và kết cấu đàn bò như trên cần theo xu hướng tỷ lệ đàn bê và bò vỗ béo phải đẩy lên cao hơn nữa.
4.2.2.2. Cơ cấu đàn bò theo giống
Số liệu ở đồ thị 4.2 cho thấy, giống bò ở Lương Thông chủ yếu vẫn là giống bò vàng địa phương (94,12%), tỷ lệ bò Laisind 5,88%, (kém xa so với tỷ lệ bò lai bình quân cả nước gần 30%) và không có chuyển biến nhiều hơn so với năm 2016 (tỷ lệ bò vàng địa phương là 95,4%, bò Laisind là 4,6%).
94,12 5,88
Bò vàng địa phương Bò lai
Đồ thị 4.2. Cơ cấu về giống bò của xã Lương Thông
Điều đó chứng tỏ, năng suất và chất lượng đàn bò của xã không cao, khó có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện nay. Số lượng bò Sind thuần hiện có ở các xã chủ yếu là bò đực giống được cấp hoặc được hỗ trợ mua của các chương trình khuyến nông, dự án giảm nghèo và một số dự án nước ngoài phi chính phủ với mục tiêu đảm bảo ít nhất mỗi xã có 1 con bò đực giống Sind thuần (hoặc laisind có tỷ lệ máu ngoại trên 70%), tuy nhiên hầu hết số bò đực giống này không phát huy được tác dụng, nguyên nhân do bò đực giống quá to trong khi bò cái địa phương có thể trọng nhỏ nên không phối giống trực tiếp được, một phần nữa là do bò đực giống được chăn dắt riêng trong khi đó hầu hết đàn bò của các hộ chăn nuôi được chăn thả theo phương thức quảng canh, ngoài ra một số con giống kém chất lượng nên ảnh hưởng tới công tác nhân giống lai và ảnh hưởng đến tâm lý người dân đối với việc đầu tư đực giống ngoại có năng suất và chất lượng cao. Nói chung công tác giống trong chăn nuôi bò của xã trong những năm qua còn rất hạn chế và kết quả của chương trình cải tạo đàn bò của tỉnh triển khai tại địa phương chưa cao. Do vậy, để nâng cao năng suất và phát triển chăn nuôi bò ở Lương Thông thì việc cải tạo chất lượng đàn bò là một vấn đề rất quan trọng.
4.2.3. Biến động nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò của xã Lương Thông
Thức ăn sử dụng chủ yếu trong chăn nuôi bò ở Lương Thông hiện nay là cỏ tự nhiên, ngoài ra người dân còn tận dụng một số phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp như rơm, lá mía, thân ngô, cỏ trồng... Căn cứ vào số liệu ở bảng 4.1 cho thấy, tổng diện tích của một số loại cây trồng mà phụ phẩm có thể sử dụng làm thức ăn cho bò lại tương đối ổn định, diện tích lúa toàn xã khoảng 167,7ha và một diện
tích đáng kể của các cây trồng cho thức ăn tinh là ngô, sắn, đỗ tương ... nên hàng năm xã Lương Thông có hàng chục ngàn tấn phụ phẩm nông nghiệp có khả năng dùng làm thức ăn gia súc. Các loại thức ăn tinh sản xuất ra hầu hết được bán về vùng xuôi, còn lại các loại thứ ăn thuộc loại phụ phẩm nông nghiệp chỉ cho ăn tươi với số lượng không đáng kể. Trong khi đó, nếu quy đổi ra cỏ tươi thì: 1 kg cỏ khô thay được 4 - 5 kg cỏ tươi; 1 kg rơm thay được 2 kg cỏ tươi; 1 kg khoai lang, sắn thay được 2 kg cỏ tươi; 1 kg cám thay thế được 6 kg cỏ tươi. Như vậy khi người chăn nuôi không sử dụng triệt để, có hiệu quả các loại thức ăn trên là đã bỏ hoặc sử dụng không hiệu quả một lượng thức ăn rất lớn. Với khối lượng thức ăn đó có thể nuôi được thêm hàng chục ngàn con bò nếu chúng được sử dụng một cách đúng kỹ thuật và hiệu quả.
Bảng 4.6. Bãi chăn thả và diện tích một số cây trồng có phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi chủ yếu
Đvt: ha
Hiện nay bãi chăn thả trâu bò của xã khoảng 223 ha, diện tích bãi chăn thả tuy có giảm đi qua các năm nhưng vẫn đảm bảo cho việc mở rộng quy mô đàn bò so với hiện tại với mật độ 210 con/ha, nhưng với quy mô đàn bò ngày càng tăng với tốc độ tăng bình quân 9,39% trong khi diện tích đồng cỏ ngày càng giảm với tôc độ
Cây trồng Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Tốc độ tăng trưởng (%) 2017/2016 2018/2017 TB - Lúa ruộng cả
năm 167,70 132,02 167,70 78,72 127,03 102,88
- Ngô 452,70 487,30 448,00 107,64 91,94 99,79
- Lạc 58,90 61,50 60,00 104,41 97,56 100,99
- Đỗ tương 185,00 185,70 207,90 100,38 111,95 106,17
- Khoai 30,00 30,00 30,00 100,00 100,00 100,00
- Cây thức ăn gia
súc khác 33,50 31,00 30,00 92,54 96,77 94,66
- Bãi chăn thả 240,00 231,00 223,00 96,25 96,54 96,39
Cộng 1.249,80 1.245,42 1.252,60 99,65 100,58 100,11
(Nguồn: UBND xã Lương Thông )
bình quân là 4,61%, đây là vấn đề cần chú trọng giải quyết khi phát triển chăn nuôi bò theo hướng hàng hóa với quy mô lớn trong tương lai. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê hiện nay xã có khoảng 10 ha đất chưa sử dụng, vì vậy một phần diện tích đất này có thể được quy hoạch làm bãi chăn thả hoặc diện tích trồng cỏ khi quy mô chăn nuôi tăng lên. Bên cạnh đó, ở một số xã thấp nơi mà diện tích đồng cỏ bị thu hẹp nhiều thì diện tích trồng cây thức ăn gia súc lại tăng lên, làm tốc độ tăng trung bình của cả xã lên 8,92%, điều đó cho thấy người dân địa phương đã và đang chú ý đến việc bổ sung thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt khi xu hướng chăn nuôi theo phương thức bán thâm canh đang được người dân dần dần áp dụng.
Tuy nhiên, số lượng các loại thức ăn trên phụ thuộc theo mùa vụ và điều kiện tự nhiên, nên trong năm có thời điểm (vụ đông) hầu hết các địa bàn của xã vẫn xảy ra tình trạng thiếu thức ăn cho bò.