Các chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng, giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng (Trang 40 - 45)

3.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài

3.2.4 Các chỉ tiêu phân tích

Nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi bò ở xã Lương Thôngnhằm đánh giá thực tế tình hình chung về chăn nuôi bò của toàn xã cũng như tình hình nuôi bò ở nông hộ. Vì vậy hệ thống các chỉ tiêu phân tích được sử dụng ở đây bao gồm có:

Chỉ tiêu phân tích tình hình chăn nuôi bò của toàn xã Lương Thôngvà chỉ tiêu phân tích tình hình chăn nuôi bò ở nông hộ, cụ thể như sau:

3.2.4.1 Chỉ tiêu phân tích tình hình chung về chăn nuôi bò trong toàn xã

Là những chỉ tiêu tổng quát nhằm đánh giá tình hình chung về chăn nuôi bò trong toàn xã, cụ thể là:

- Số lượng và tốc độ phát triển đàn bò của xã hàng năm: Là tổng số đàn bò của xã trong những năm gần đây và tốc độ tăng đàn bình quân của đàn bò trong thời kỳ nghiên cứu. Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá sự diễn biến và chiều hướng biến thiên về số lượng của đàn bò ở Lương Thông trong một số năm gần đây.

- Biến động cơ cấu đàn bò của xã: Bao gồm cơ cấu đàn bò theo mục đích chăn nuôi và cơ cấu đàn bò theo giống. Cơ cấu đàn bò theo mục đích chăn nuôi là số lượng bò ở các độ tuổi khác nhau (bò hậu bị, bò trưởng thành,..) và được sử dụng theo các hướng sản xuất khác nhau (cày kéo, sinh sản, ...). Cơ cấu giống là số lượng bò thuộc các giống khác nhau (bò nội, bò lai, bò ngoại thuần) trong tổng số đàn bò của xã. Chỉ tiêu này nhằm đánh giá tình hình phát triển của đàn bò, và đặc biệt là đánh giá những tiến bộ về công tác giống và chương trình Sind hóa đàn bò của xã.

- Biến động nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò của xã: Là tất cả các nguồn chính phẩm và phụ phẩm có thể dùng cho chăn nuôi bò của xã. Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá tiềm năng về thức ăn cho chăn nuôi bò của xã như diện tích đồng cỏ, nguồn thức ăn phụ phẩm trong nông nghiệp...

- Công tác thú y và vệ sinh, phòng bệnh cho đàn bò của xã: Là chỉ tiêu đánh giá về công tác thú y, số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ thú y và tình hình tiêm phòng hàng năm cho đàn bò của xã. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình hoạt động của mạng lưới thú y, công tác phòng trừ dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe đàn gia súc của địa phương.

3.2.4.2 Thực trạng phát triển chăn nuôi bò của hộ nông dân ở xã Lương Thông Là những chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi bò ở cấp nông hộ.

Một số chỉ tiêu đã được dùng để đánh giá là:

- Quy mô chăn nuôi bò của hộ: Là số lượng bò được nuôi của mỗi hộ, theo từng vùng sinh thái. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá sự quan tâm và mức độ đầu tư cho chăn nuôi bò:

- Mục đích chăn nuôi bò của hộ: Là chỉ tiêu để đánh giá về mục đích và trình độ chăn nuôi bò của hộ. Nếu hộ chỉ nuôi bò với mục đích cày kéo, tận dụng là chính chưa có chăn nuôi theo kiểu sản xuất hàng hóa thì chứng tỏ trình độ chăn nuôi của hộ còn hạn chế. Trên cơ sở của việc phân tích chỉ tiêu này có thể giúp hộ thay đổi về mục đích và nâng cao trình độ chăn nuôi.

- Thức ăn cho chăn nuôi bò của hộ: Đây là một trong những chỉ tiêu đánh giá về tiềm năng cho chăn nuôi bò của hộ, đồng thời nhằm xác định một cách cụ thể hơn về các nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò ở cấp hộ. Đặc biệt là tình hình và mức độ sử dụng các nguồn thức ăn để chăn nuôi bò của hộ. Từ đó có thể đánh giá về tiềm năng cũng như tìm ra các biện pháp nhằm tránh sự lãng phí và sử dụng hợp lý các nguồn phụ phẩm để nuôi bò và phát triển đàn bò.

- Phương thức nuôi bò của hộ: Chỉ tiêu này đánh giá mức độ đầu tư cho chăn nuôi và trình độ chăn nuôi bò của hộ, trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp để nâng cao kỹ thuật chăn nuôi và mức đầu tư cho chăn nuôi bò theo hướng sản xuất hàng hoá.

- Tình hình chăm sóc và nuôi dưỡng bò của hộ: Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá tình hình cũng như trình độ của chủ hộ về việc chăm sóc, nuôi dưỡng bò như: Sử dụng thức ăn và đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho đàn bò, công tác vệ sinh phòng bệnh và chữa bệnh cho bò, công tác giống … Từ đó tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao việc chăm sóc và nuôi dưỡng đàn bò.

- Tình hình tiêu thụ bò của hộ: Nhằm đânh giá mức độ tiêu thụ, các kênh tiêu thụ, thời điểm tiêu thụ và khả năng nắm bắt thông tin thị trường tiêu thụ bò của hộ nông dân. Từ đó xác định những giải pháp cần thiết để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của hộ.

- Thu nhập từ chăn nuôi bò của hộ: Là chỉ tiêu về mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ, từ đó có thể so sánh về mức thu nhập từ chăn nuôi bò của hộ so với tổng thu và so với thu nhập từ chăn nuôi nói chung. Từ đó đánh giá sự đóng góp của việc chăn nuôi bò vào thu nhập của hộ, trên cơ sở đó sẽ tìm các biện pháp nhằm phát triển nuôi bò để nâng cao tỷ trọng thu nhập từ ngành sản xuất này trong tổng thu của hộ.

- Một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò của hộ: Sử dụng các chỉ tiêu này nhằm xác định, so sánh và đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò theo các vùng sinh thái, theo phương thức chăn nuôi và so với các vật nuôi khác. Để tính toán hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi của hộ, các chỉ tiêu kinh tế được sử dụng cụ thể như sau:

(1) Giá trị sản xuất (GO):

- Giá trị sản xuất (GO) của hộ: là phần giá trị sản xuất tạo ra trong năm của hộ từ bò đã bán, bò đang nuôi hiện tại, được tính cụ thể như sau:

GO = QiPi Trong đó: Q: Số lượng bò

P: Giá đơn vị của sản phẩm bò i: Loại bò

Giá trị sản xuất (2018) = GO tăng lên của bò đang nuôi + GO tăng lên của bò đã bán trong năm + chi phí giống đầu tư trong năm 2018

Trong thực tế điều tra người dân không có thói quen cân đo, trọng lượng của

bò vào đầu năm hoặc cuối năm để so sánh mức độ tăng trọng của bò được nuôi. Giá trị bò nuôi thường được hộ định lượng bằng giá trị (cáp giá) vào 2 thời điểm: thứ nhất vào lúc bò đẻ 6 tháng tuổi (hoặc là chi phí mua giống); thứ hai vào thời điểm bán thịt (hoặc giá trị hiện tại cáp theo giá thị trường với bò đang nuôi). Do đó, GO tăng lên của bò được tính chung cho cả chu kỳ nuôi của mỗi con bò sau đó được phân bổ trở lại theo thời gian nuôi trong năm 2015, cụ thể là:

GO tăng lên của bò = [giá trị hiện tại (với bò đang nuôi) hoặc giá trị bán (với bò đã bán) – chi phí giống ban đầu] * thời gian nuôi trong năm / tổng thời gian nuôi bò.

(2) Tổng chi phí sản xuất trung gian (IC), gồm những chi phí vật chất đã sử dụng để tạo ra giá trị sản xuất trong năm 2018, bao gồm các loại: chi phí giống đầu tư trong năm 2018, chi phí thú y, thức ăn, chi phí thuê lao động, chi phí lãi vay và các chi phí sản xuất vật chất khác. Đối với chi phí lao động, do thực tiễn trong sản xuất chăn nuôi bò ở các nông hộ chủ yếu là tận dụng các lao động dư thừa do đó những khó khăn trong việc tính toán một cách tách biệt số giờ lao động được đầu tư vào mỗi loại hoạt động trong ngày. Đồng thời với hộ gia đình chăn nuôi bò vì người chăn nuôi vừa là chủ vừa là người lao động nên không thể tách riêng tiền lương ra khỏi tiền lãi. Vì vậy, trong chi phí trung gian không tính phần công lao động của hộ đã đầu tư vào sản xuất chăn nuôi.

(3) Giá trị gia tăng (VA): Là toàn bộ phần giá trị sản xuất được tăng lên trong quá trình sản xuất của 1 năm về chăn nuôi bò:

VA = GO – IC

Trong đó: VA: Giá trị gia tăng GO: Giá trị sản xuất IC: Chi phí trung gian (4) Thu nhập hỗn hợp (MI)

MI = VA – F Trong đó: MI: Thu nhập hỗn hợp

VA: Giá trị gia tăng

F: Chi phí cố định (mức khấu hao tài sản cố định)

- Mức khấu hao tài sản cố định: trong chỉ tiêu này đối tượng để tính khấu hao gồm chuồng trại và các loại tài sản cố định khác phục vụ cho chăn nuôi bò có giá trị

sử dụng trên một năm như máy cắt cỏ, máy bơm nước, dụng cụ thú y,.. Với chuồng trại và các loại tài sản cố định khác được tính chung cho tổng đàn trâu và bò, sau đó được phân bổ trở lại theo số lượng bò trong năm (Vì bò có chu kỳ sinh học và thời gian nuôi dài hơn so với lợn và gà, nên để tính toán hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò của hộ bằng cách tính kết quả theo thời gian chăn nuôi (từ khi nuôi đến khi bán) sau đó tính trung bình 1 năm)(5)

Tỷ suất thu nhập hỗn hợp trên giá trị sản xuất: Được tính bằng tỷ số giữa thu nhập hỗn hợp và tổng thu nhập từ chăn nuôi bò trung bình 1 năm, theo công thức:

Tỷ suất thu nhập hỗn hợp giá trị sản xuất = MI/GO Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của lao động gia đình.

(6) Tỷ suất thu nhập hỗn hợp chi phí trung gian: Được tính bằng tỷ số giữa thu nhập hỗn hợp và tổng số chi phí trung gian chăn nuôi bò thị trung bình 1 năm, theo công thức:

Tỷ suất thu nhập hỗn hợp chi phí sản xuất = MI/IC Đây là chỉ tiêu nhằm xác định hiệu quả chi phí của việc đầu tư.

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay việc xác định hiệu quả chăn nuôi bò gặp rất nhiều khó khăn vì có nhiều yếu tố chi phối, khó có thể xác định chính xác được. Đối với chỉ tiêu hiệu quả của lao động gia đình, đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả chăn nuôi nhưng trong điều kiện thực tế hiện nay không thể xác định được chỉ tiêu này, vì khó phân bổ thời gian sử dụng trong chăn nuôi bò và khó quy đổi giá trị lao động trẻ em và người già theo lao động trong độ tuổi lao động (vì trong chăn nuôi bò chủ yếu là người già và trẻ em). Hơn nữa, giá cả đầu vào và đầu ra của chăn nuôi luôn biến động và việc sử dụng được các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho chăn nuôi ở các địa phương rất khác nhau. Do vậy, việc tính toán các chỉ tiêu trong nội dung nghiên cứu chỉ mang tính chất thời điểm và chỉ mang tính tương đối.

Phần 4

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng, giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)