3.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin thứ cấp được thu thập từ các báo cáo nghiên cứu có sẵn, các tài liệu, số liệu liên quan đến cơ sở lí luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế, qua các báo
cáo tổng kết hàng năm, các số liệu thống kê của xã Lương Thông, tham khảo các khóa luận tốt nghiệp. Cụ thể bao gồm:
- Số liệu tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Lương Thông qua các báo cáo cuối năm năm 2017, 2018.
- Số liệu về chăn nuôi bò của xã thu thập từ các báo cáo và tài liệu của ủy ban xã Lương Thông.
Đây là những số liệu được công bố, đảm bảo tính chính xác và khách quan của đề tài nghiên cứu. Từ đó có những đánh giá ban đầu về tình hình sản xuất, những thuận lợi - khó khăn trong sản xuất tại địa phương mà người dân gặp phải.
3.4.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài, như: Các số liệu về tình hình cơ bản của hộ; kết quả sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất khác của hộ; vốn đầu tư của hộ; lao động và sử dụng lao động của hộ; cách tổ chức sản xuất của hộ; tình hình tiêu thụ sản phẩm bò của hộ; các khó khăn vướng mắc của hộ; sự quan tâm của chính quyền địa phương trong hoạt động sản xuất của hộ; các nhận định, đánh giá về tình hình phát triển kinh tế xã hội và phát triển chăn nuôi bò của xã...
Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra, phỏng vấn được xây dựng theo mục đích nghiên cứ'u với các đối tượng thu thập thông tin là 60 hộ gia đình chăn nuôi bò thuộc 3 xóm: Lũng Rịch, Lũng Kiến và Lũng Rẩy
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng một số chỉ tiêu như số tương đối, số tuyệt đối...để phân tích tình hình chăn nuôi bò của các hộ dân và một số cơ sở trên địa bàn nghiên cứu đồng thời dùng để so sánh hiệu quả kinh tế giữa các hình thức chăn nuôi khác nhau của các hộ chăn nuôi bò.
Số tuyệt đối trong thống kê là chỉ tiêu phản ánh quy mô, khối lượng của các hiện tượng kinh tế xã hội ở một số thời gian và địa điểm cụ thể. Số tuyệt đối được chia làm 2 loại là số tuyệt đối thời kỳ và số tuyệt đối thời điểm.
Số tương đối trong thống kê là chỉ tiêu phản ánh sự tương quan số lượng
trong 2 trị số chỉ tiêu có liên hệ với nhau. Có rất nhiều loại số tương đối như số tương đối kế hoạch, số tương đối động thái, số tương đối kết cấu, số tương đối so sánh, trong đề tài chỉ sử dụng hai loại số tương đối là số tương đối kế hoạch và số tương đối so sánh.
3.2.3.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích
Kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất được tính toán, lượng hóa mối quan hệ qua hệ thống các chỉ tiêu khác nhau như: thu nhập hỗn hợp, giá trị gia tăng, chi phí trung gian,.. Hệ thống các chỉ tiêu đó được phân tích đánh giá thông qua sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tổ thống kê, thống kê so sánh, cụ thể là:
Phân tích so sánh giữa các xóm nhằm rút ra kết luận của sự khác nhau về thực trạng, các khó khăn cũng như tiềm năng và thuận lợi trong chăn nuôi bò giữa các xóm.
Phân tích so sánh giữa các phương thức chăn nuôi để thấy rõ sự khác nhau về qui mô, trình độ, phương thức nuôi, mục đích nuôi, tình hình giải quyết thức ăn và thu nhập từ chăn nuôi bò,.. giữa các nhóm hộ.
Phân tích so sánh giữa các giống bò nuôi để xem xét giống bò nào có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn, phù hợp hơn với đièu kiện của các hộ nuôi bò và các nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò.
2.2.3.3 Phương pháp chuyên gia
Trao đổi với một số cán bộ của Sở NN &PTNT, phòng nông nghiệp các huyện, cán bộ khuyến nông của Trung tâm khuyến nông tỉnh, cán bộ thú y của các xã vùng nghiên cứu, trao đổi thảo luận với các hộ chăn nuôi bò từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu
3.2.3.4 Phương pháp phân tích SWOT
Là phương pháp này giúp ta có cái nhìn từ nhiều phía để thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu, những nguy cơ và thách thức để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt nhất cho phát triển chăn nuôi bò.
- Strengths – Các điểm mạnh (S): Đây là những điểm mạnh để phát triển chăn nuôi bò của hộ, những yếu tố nội tại của hộ như vốn, lực lượng lao động, kinh nghiệm sản xuất…
- Weaknesses – Các điểm yếu (W): Đây là những điểm còn chưa hoàn thiện, chưa tốt, các yếu tố yếu kém bên trong của hộ trong phát triển chăn nuôi bò như:
thiếu vốn, thiếu kỹ thuật chăn nuôi, thiếu tính năng động…
- Opportunities – Các cơ hội (O): Đây là các yếu tố bên ngoài, là những cơ hội, yếu tố có lợi, hoặc sẽ đem lại lợi thế cho hộ chăn nuôi bò: Chính sách của Nhà nước, địa phương khuyến khích chăn nuôi bò, nhu cầu thịt bò của người tiêu dùng nhiều…
- Threats – Các mối nguy (T): Đây là những tác động tiêu cực từ bên ngoài mà hộ có thể phải đối mặt như sự cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi vùng khác, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải tuân thủ…