Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
4.1.2. Kinh tế - xã hội
Xã Lương Thông có 25 xóm hành chính với tổng số hộ là 872 hộ, với dân số trung bình 4.679 nhân khẩu, bao gồm 5 dân tộc cùng sinh sống: Kinh 02 hộ chiếm 0,1 %, Tày 245 hộ chiếm 26,7 % , Nùng 135 hộ chiếm 14,8%; Dao 280 hộ chiếm 30,8 %; Mông 250 hộ chiếm 27,5% các hộ nhân dân sống rải rác,toàn xã có 665 hộ nghèo chiếm 73,0% số hộ (số liệu năm 2016 ).
Xã có 1 trạm Y tế, có 2 y sĩ, có 2 bác sỹ, 01 nữ hộ sinh, 01 điều dưỡng.
Có 11/25 xóm có đường ô tô đến trung tâm xóm, 16/25 xóm có điện. Đến thời điểm hiện nay 15/25 xóm đã có công trình nước sinh hoạt đáp ứng 47,9%
nhu cầu tổng dân số.
Về Giáo dục: Xã có 9 trường gồm 5 trường Tiểu học, 3 trường mầm non và 01 trường Trung học cơ sở.
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động xã Lương Thông năm (2016 -2018)
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%)
I. Tổng nhân khẩu Khẩu 4.559 100,00 4.650 100,00 4.679 100,00
II. Tổng số hộ Hộ 861 100,00 866 100,00 872 100,00
III. Tổng số lao động Người 2.552 100,00 2.622 100,00 2.691 100,00
1. Lao động nông nghiệp Người 1.929 75,59 1.949 74,34 1.979 73,5
2. Lao động phi nông nghiệp Người 623 24,41 673 25,66 712 26,5
IV. Một số chỉ tiêu bình quân - - - - - - -
1. BQ khẩu/ hộ Kh/hộ 5,295 - 5,248 - 5,076 -
2. BQ lao động/hộ LĐ/ hộ 2,963 - 2,959 - 2,917 -
3.BQ Số lao động/ khẩu LĐ/ khẩu 0,559 - 0,572 - 0,574 -
(Nguồn: UBND xã Lương Thông năm 2018)
Qua bảng 4.2 ta thấy: Bình quân khẩu/hộ năm 2016 là 5,295%. Năm 2018 bình quân khẩu/hộ là 5,076% khẩu.Như vậy cho thấy dân số có xu hướng giảm xuống nhưng không nhanh. Ta thấy cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua 3 năm cụ thể: Lao động nông nghiệp năm 2016 chiếm 75,59%, năm 2017 là 74,34%, năm 2018 là 73,5%. Lao động phi nông nghiệp năm 2018 là 26,5% tăng 2% so với năm 2016. Nguồn lao động toàn xã khá dồi dào, phong phú thích hợp cho sản xuất phi nông nghiệp.
4.1.2.2. Kinh tế
Cây trồng chính trên địa bàn xã là Lúa, Ngô, Thuốc lá, đỗ tương, rau, đậu, khoai sắn các loại. Mỗi năm trồng được 2 vụ lúa, 2 vụ ngô nhưng do thời tiết khắc nghiệt, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật, khả năng thâm canh chưa cao nên năng suất chưa cao, chưa tận dụng hết diện tích. Vật nuôi chủ yếu là Bò, Trâu, Lợn, Gà, Vịt. Người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp là chính. Mương thuỷ lợi được kiên cố hoá; đáp ứng khoảng 70% diện tích đất ruộng.
Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là tự cung tự cấp chưa thành hàng hoá, một số cây trồng thành hàng hoá nhưng còn hạn chế thông tin tiếp cận thị trường.
* Những thuận lợi:
- Đất lâm nghiệp còn rộng: Là một xã vùng cao núi đá có điều kiện để phát triển tài nguyên rừng, nhân dân chịu khó, có nhiều điều kiện để phát triển trồng trọt chăn nuôi.
- Khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.
* Những khó khăn:
- Dân trí không đồng đều, bà con nông dân chưa mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chưa đầu tư chuyên canh do đó sản phẩm nông nghiệp chưa thành hàng hoá. Một số hộ dân còn tập quán canh tác lạc hậu, phong tục tập quán một số nơi còn lạc hậu gây lãng phí ảnh hưởng đến kinh tế của dân.
- Giao thông đi lại còn khó khăn, nhân dân thiếu thông tin thị trường.
Bảng 4.3: Cơ cấu kinh tế của xã Lương Thông qua 3 năm (2016 - 2018)
STT Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Giá trị
(Tỷ đồng) CC (%) Giá trị
(Tỷ đồng) CC (%) Giá trị
(Tỷ đồng) CC (%)
1 Tổng giá trị sản xuất 51.035 100 53.027 100 56.966 100
1.1 Nông nghiệp 41.807 81,91 44.167 83,29 47.824 83,95
1.1.1 Trồng trọt 32.472 63,62 34.203 64,51 37.700 66,18
1.1.2 Chăn nuôi 9.269 18,16 9.846 18,56 10.000 17,56
1.1.4 Lâm nghiệp 66 0.13 118 0,22 123 0.21
2 Công nghiệp – TTCN 3.224 6,32 2.340 4,41 2.523 4,43
3 Thương mại và dịch vụ
6.004 11,77 6.520 12,3 6.619 11,62
(Nguồn: UBND xã Lương Thông năm 2018)
Qua bảng 4.3 ta thấy: Tổng giá trị sản xuất kinh tế của xã Lương Thông tăng lên qua 3 năm 2016 – 2018. Được thể hiện cụ thể:
- Năm 2018: Tổng giá trị sản xuất là 56.966 (tỷ đồng), tăng mạnh so với các năm, năm 2017 là 53.027 (tỷ đồng), năm 2016 là 51.035 (tỷ đồng).
- Về sản xuất nông nghiệp: Chủ yếu được chia ra làm 3 ngành chính đó là trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Qua bảng ta thấy giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ rất lớn so với các ngành và tăng lên qua các năm.
+ Trồng trọt: Trồng lúa, trồng ngô, cây hoa màu và cây thuốc lá vẫn là cây sản xuất mũi nhọn mang lại giá trị sản xuất cao cho toàn xã. Năm 2016 giá trị sản đạt 32.472 tỷ đồng, chiếm 63,62% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2016. Năm 2017 đạt 34.203 tỷ đồng, chiếm 64,51%, tăng lên 1.574 tỷ đồng so với năm 2016. Năm 2018 đạt 37.700 tỷ đồng, chiếm 66,18%.
+ Chăn nuôi: Cũng là ngành mang lại giá trị cao cho người dân, chủ yếu ở đây là chăn lợn, gà, và trâu, bò giá trị sản xuất cũng tăng qua các năm.
+ Lâm nghiệp: Với diện tích trồng gồm cả rừng sản xuất và rừng phòng hộ nên rừng sản xuất đến tuổi thu hoạch của toàn xã trải qua 3 năm cũng thay đổi đáng kể góp phần đẩy mạnh cơ cấu sản xuất trong các ngành.
- Phi nông nghiệp: Chủ yếu là thu nhập từ công nghiệp& TTCN, thương mại và dịch vụ. Phi nông nghiệp không có sự thay đổi lớn qua các năm thu nhập từ công nghiệp & TTCN còn có xu hương giảm xuống.
4.1.2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
* Về nông nghiệp:
Một trong những vai trò đầu tiên và quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp là cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống dân cư. Song bên cạnh đó cũng quan tâm đến phát triển kinh tế giúp người dân sống tại địa phương có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chính vì vậy, trong những năm qua, xã Lương Thông không ngừng phấn đấu, đưa vào sản xuất các giống cây trồng cho năng suất và chất lượng cao vừa đảm bảo đủ lương thực cho người dân như: cây lúa, cây ngô, vừa phát triển được kinh tế như: cây thuốc lá, cây lạc.
Bảng 4.4: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã qua 3 năm (2016 - 2018)
Chỉ tiêu
2016 2017 2018
DT NS SL DT NS SL DT NS SL
(ha) (Tấn/ha) (Tấn) (ha) (Tấn/ha) (Tấn) (ha) (Tấn/ha) (Tấn)
Lúa 167,7 38,66 648,29 123,02 37,43 460,51 167,7 38,05 638,03
Ngô 452,7 33,25 1505,32 487,3 32,95 1605,46 448 32,23 1443,99
Lạc 58,9 18,36 108,14 61,5 18,67 114,80 60 18,36 110,16
Khoai 30 54,16 162,49 30 54,16 162,49 30 54,16 162,49
Đậu tương 185 11,22 207,57 185,7 11,42 212,14 160 11,42 182,78
Thuốc lá 82 20,91 171,46 86,9 21,62 187,91 86 23,46 201,76
Đỗ các
loại 54 7,85 42,41 54 7,85 42,41 54 7,85 42,41
(Nguồn: UBND xã Lương Thông năm 2018)
Qua bảng 4.4 ta thấy, diện tích các loại cây trồng ít thay đổi nhưng năng suất và sản lượng của một số cây trồng qua các năm tăng. Nguyên nhân là chính quyền địa phương đã rất chú trọng đến các hoạt động sản xuất của người dân, đầu tư vào hệ thống thủy lợi, giao thông, cung cấp các loại giống mới với năng suất cao, có cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp, mở các lớp tập huấn về sản xuất, làm cánh đồng mẫu để nhân giống, tăng cường làm giao thông, thủy lợi nội đồng, phòng trừ sâu bệnh đúng lúc, đúng thời điểm, đúng thuốc, đúng liều lượng.
* Về chăn nuôi:
Thường xuyên quan tâm đến công tác phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm.Tổ chức triển khai thực hiện tốt việc tiêm phòng cho đàn gia súc, lập kế hoạch phòng chống dịch bệnh chống rét nhằm ổn định đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã. Tổng đàn gia súc năm 2018 là khoảng 7.858 con, gia cầm là khoảng 33.558 con.
Bảng 4.5: Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm (2016 - 2018) ĐVT: Con
Chỉ tiêu Năm
2016
Năm 2017
Năm 2018
So sánh %
17/16 18/17 BQ Tổng đàn bò 2.184 2.269 2.310 103,89 101,8 102,84
Tổng đàn trâu 608 518 600 85,17 115,7 100,43
Tổng đàn lợn 4.490 5.356 5.503 101,40 102,8 102,1 Tổng đàn gia cầm 34.163 28.510 33.558 83,45 117,7 100,57
(Nguồn: UBND xã Lương Thông năm 2018) Qua bảng trên ta thấy tổng đàn gia súc và gia cầm tăng lên theo từng năm, cụ thể qua 3 năm tổng đàn bò bình quân tăng 2,84%, đàn trâu tăng 0,43%. Vì người dân nuôi trâu, bò để lấy sức kéo, lấy thịt và nhờ tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp như: rơm rạ, lá ngô, cây lạc... để chăn nuôi nên đàn trâu bò tăng dần qua các năm.