Tiềm năng dầu khí của Việt Nam:

Một phần của tài liệu hoạt động hợp tác trong lĩnh vực khai thác dầu khí việt nam và hàn quốc (Trang 58 - 60)

7. Bố cục của luận văn

3.2.2.2.Tiềm năng dầu khí của Việt Nam:

Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp với Lào và Campuchia, phía Đông nhìn ra Biển Đông, có diện tích đất liền khoảng 330.000 km2 và khoảng 1 triệu km2 thềm lục địa và khu vực đặc quyền kinh tế, bao gồm 7 bể trầm tích chính là: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu, Hoàng Sa và Trường Sa.

Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là nguồn trữ lượng dầu mỏ và khí thiên nhiên rất triển vọng. Phần lớn trữ lượng dầu khí nằm ở ngoài khơi thềm lục địa.

Theo báo cáo của Bộ Kế họach và Đầu tư: “Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, trong đó các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất. Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 02 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ mét khối”8.

Tuy có trữ lượng dầu khí vào loại trung bình, nhưng Việt Nam đã có tên trên bản đồ các nước sản xuất, xuất khẩu dầu khí toàn thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN. Hiện Việt Nam đang khai thác 18 mỏ, trong đó có những mỏ dầu có trữ lượng lớn vào hàng nhất nhì khu vực Đông Nam Á như mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng, Đại Hùng, Lan Tây, Đồi Mồi, Phương Đông, Hồng Ngọc...

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng chính thức cho biết:

+ Kết quả tìm kiếm thăm dò cho đến nay đã xác định được các bể trầm tích Đệ Tam có triển vọng dầu khí như Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay-Thổ Chu, Tư Chính-Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa, trong đó các bể: Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay-Thổ Chu và Sông Hồng gồm cả đất liền (miền võng Hà Nội) đã phát hiện và đang khai thác dầu khí.…

8Báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam đến 2020 - Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và

+ Công tác tìm kiếm - thăm dò dầu khí đã xác định được trữ lượng dầu khí của các mỏ đã phát hiện là 1,3 tỷ tấn qui dầu; các nghiên cứu đánh giá tiềm năng còn lại của Việt Nam cũng ước đạt 2,8 đến 3,6 tỷ tấn quy dầu, đủ khả năng cân đối bền vững cho hoạt động khai thác, đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam cho thời gian tới. Với nguồn năng lượng - tài nguyên dồi dào và phong phú như vậy, hai nước càng có nhiều tiềm năng và càng cần hợp tác tích cực hơn trong tương lai.

+ 18 mỏ dầu khí PetroVietnam đang triển khai khai thác bao gồm 17 mỏ trong nước và 1 mỏ ở nước ngoài, với tổng sản lượng khai thác dầu khí đến hết tháng 5/2010 đạt trên 317 triệu tấn quy dầu (trong đó, khai thác dầu là trên 259 triệu tấn và khai thác khí là trên 58 tỷ m³.)

+ Mới đây nhất, theo tin từ Vietsovpetro, vào lúc 0 giờ ngày 27/6/2011, khi thử vỉa ở tầng cát kết tuổi Mioxen dưới tại chiều sâu 3.377-3.396 mét, giếng khoan thăm dò số 50 ở khối sụt phía Tây Bắc mỏ Bạch Hổ đã cho dòng dầu tự phun mạnh. Lưu lượng dầu ở côn 24mm là 714 mét khối/ngày (4.560 thùng/ngày) với áp suất làm việc trên miệng giếng là 34 ATM, nhiệt độ trên miệng giếng là 61 độ C.

Đây là vỉa dầu khí mới dạng bẫy địa tầng – chắn kiến tạo, độc lập với các phát hiện dầu khí trước đây tại vòm nâng của mỏ Bạch Hổ.

Về hiệu quả sử dụng tài nguyên:

Trong thời gian qua, Petrovietnam đã đẩy mạnh thu hút đầu tư và thực hiện đầu tư ở cả trong nước và nước ngoài để khai thác dầu khí. Nguồn vốn và tài nguyên khai thác được đã đưa vào sử dụng và cho kết quả tích cực đối với nền kinh tế VN:

+ Tập đoàn PVN đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại với 3 hệ thống đường ống dẫn khí (Rạng Đông - Bạch Hổ, Nam Côn Sơn và PM3 Cà Mau) đang được vận hành an toàn và hiệu quả, hàng năm đang cung cấp 8 tỷ m³ khí khô cho phát triển công nghiệp và các hộ tiêu thụ dân sinh trong cả nước.

+ 3 nhà máy điện (Nhà máy điện cà Mau 1, 2 và Nhơn Trạch 1) sử dụng khí đồng hành với công suất lắp đạt đạt 1.950 MW, được đưa vào vận hành đúng tiến độ, góp phần tích cực vào việc đảm bảo an ninh năng lượng điện quốc gia.

+ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, biểu tượng tiêu biểu của ngành công nghiệp lọc hoá dầu Việt Nam, đã đi vào hoạt động đúng hẹn để phục vụ cho phát triển kinh tế và giảm nhập siêu cho đất nước.

+ Nhà máy Đạm Phú Mỹ sử dụng khí đồng hành là nguyên liệu chính đã được vận hành chính thức từ năm 2004, đến nay đã sản suất được gần 3,5 triệu tấn Urê, góp phần tích cực trong việc bình ổn thị trường giá phân Urê, hỗ trợ đắc lực cho nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp ở trong nước thời gian qua, đảm bảo an ninh lương thực của đất nước.

+ Cùng với việc đầu tư phát triển các lĩnh vực trong một nền công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, các hoạt động thương mại, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tài chính, bảo hiểm dầu khí, dịch vụ xây lắp dầu khí, dịch vụ tổng hợp, dịch vụ vận tải… cũng đã được hình thành, phát triển và có tỷ trọng đóng góp đáng kể trong doanh thu của Tập đoàn PVN; trong những năm gần đây, doanh thu từ lĩnh vực dịch vụ dầu khí luôn chiếm tỷ trọng 25 - 30% trong tổng doanh thu toàn Tập đoàn.

Một phần của tài liệu hoạt động hợp tác trong lĩnh vực khai thác dầu khí việt nam và hàn quốc (Trang 58 - 60)