Một số tồn tại, hạn chế của ngành dầu khí Việt Nam

Một phần của tài liệu hoạt động hợp tác trong lĩnh vực khai thác dầu khí việt nam và hàn quốc (Trang 33 - 35)

7. Bố cục của luận văn

2.1.4. Một số tồn tại, hạn chế của ngành dầu khí Việt Nam

Dầu khí là một trong những ngành đầu tư hấp dẫn nhất. Kim ngạch xuất khẩu Dầu khí chiếm tỷ trọng đáng kể và đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế nhiều nước. Riêng với ngành Dầu khí Việt Nam, cơ hội đầu tư có nhiều, nhưng vốn đầu tư còn hạn chế.

Hơn nữa, sản lượng dầu thô của một số mỏ chủ chốt của Việt Nam đã giảm mạnh, trong những năm sắp tới tạo ra thách thức lớn về nhiệm vụ bổ sung sản lượng từ các mỏ mới. Công tác tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ mới phải được đẩy nhanh, mạnh mới có thể đáp ứng nhu cầu nâng cao sản lượng dầu. Vì vậy, vấn đề thu hút đầu tư trong lĩnh vực khai thác dầu khí là một giải pháp không thể thiếu.

Tuy nhiên, hành lang pháp lý đối với việc thu hút đầu tư, hợp tác trong hoạt động khai thác dầu khí chưa thật sự thích hợp để có bước đột phá và hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài trong đó có Hàn Quốc. Mặc dù đã đưa ra những định hướng cho phát triển ngành Dầu khí, song để thực hiện được những định hướng đó, không phải là vấn đề một sớm một chiều. Vì vậy Việt Nam cần nắm bắt những cơ hội đồng thời phải vượt qua những thách thức, mới hy vọng đạt được những định hướng đề ra. Đó là những vấn đề:

Hiện nay chưa có một nguồn năng lượng nào thay thế được nguồn năng lượng Dầu khí, cho nên phát triển ngành công nghiệp Dầu khí là vấn đề mà cả thế giới quan tâm, đặc biệt là các nước phát triển. Đối với Việt Nam các mỏ lớn đã và đang khai thác; nếu có các biện pháp, chính sách kêu gọi các nhà đầu tư thì trong tương lai không xa Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào phát triển ngành Dầu khí tương xứng với tiềm năng của nó.

Ngoài ra, như ta đã biết ngành Dầu khí là ngành cần đầu tư nhiều vào khoa học công nghệ. Điều quan trọng là Việt Nam làm thế nào để có được khoa học công nghệ đó và vận dụng như thế nào cho phù hợp với tình hình phát triển ngành Dầu khí hiện nay.

2.1.4.2. Tìm kiếm mỏ mới bổ sung.

Qua mấy chục năm tìm kiếm thăm dò, các mỏ dầu khí ở vị trí địa lý thuận lợi hầu như đã phát hiện gần hết nên địa bàn thăm dò chuyển sang những vùng đầy khó khăn như vùng biển sâu, hiểm trở, điều kiện khai thác khắc nghiệt. Việc khai thác các mỏ hiện đang hoạt động ngày cũng càng khó khăn vì trữ lượng đang cạn kiệt, đòi hỏi phải áp dụng công nghệ kỹ thuật phức tạp để tăng hệ số thu hồi dầu, tìm thêm các tầng Dầu khí mới thường là ở rất sâu hoặc qui mô nhỏ bé.

2.1.4.3. Công nghệ hóa dầu và chế biến dầu khí.

Dầu khai thác được đưa đến các nhà máy lọc dầu để chế biến. Phần lớn các nhà máy này đã được xây dựng từ lâu nên công nghệ trở thành lạc hậu, chi phí sửa chữa bảo dưỡng cũng tăng cao hoặc phải xây dựng nhà máy lọc dầu mới rất tốn kém. Tương tự như vậy, việc vận chuyển dầu thô hoặc các sản phẩm lọc dầu trong bối cảnh những yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường ngày càng nghiêm ngặt, đòi hỏi phải hoán cải hoặc đóng mới các phương tiện vận tải và xây dựng lại các cảng biển để tiếp nhận. Tất cả những điều đó đòi hỏi phải sử dụng công nghệ ngày càng hiện đại hơn, đầu tư lớn hơn, bao gồm cả đầu tư phát triển hạ tầng, cho nên giá thành sẽ cao.

Những yếu tố nói trên cộng thêm các yếu tố thời tiết, đầu cơ hoặc chính trị càng làm cho giá dầu khí chao đảo, biến thiên không thể kiểm soát được, tác động

xấu đến quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Thách thức lớn nhất đối với các mục tiêu đã nêu trên là làm sao thông qua công tác thăm dò có thể gia tăng trữ lượng xác minh trong lúc vốn đầu tư cho nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò hạn hẹp và cấu trúc địa chất của Việt Nam phức tạp làm cho tiềm năng Dầu khí tích tụ thành mỏ có giá trị thương mại không cao.

2.1.4.4. Phát triển ngành dầu khí, nhưng phải đảm bảo an tòan về môi trường sống.

Một hạn chế thường thấy trong ngành dầu khí là sự tác động có hại của chất thải phóng xạ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người trong quá trình khai thác, do vậy trong hoạt động khai thác chế biến dầu khí, khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ con người do các chất phóng xạ có trong dầu cần phải được quan tâm đúng mức để giảm bớt các nguy cơ mất an toàn cho những người làm việc trong môi trường này.

Như vậy, Việt Nam cần có những chính sách, luật lệ và chính sách đầu tư hấp dẫn hơn các nước trong khu vực nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng vào việc khai thác và chế biến dầu khí, và hạn chế những bất cập nêu trên.

Một phần của tài liệu hoạt động hợp tác trong lĩnh vực khai thác dầu khí việt nam và hàn quốc (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w