7. Bố cục của luận văn
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của KNOC:
Hàn Quốc là nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ 5 thế giới, với 97% dầu nguyên liệu cho chế biến phải nhập khẩu. Tăng năng lực dự trữ và khai thác các nguồn năng lượng ở nước ngoài đang là yêu cầu cấp thiết để bảo đảm kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng bền vững trong tương lai.
Từ khi thành lập vào năm 1979, Tập đoàn dầu khí Quốc gia Hàn Quốc là một tập đoàn quan trọng tại Hàn Quốc đã tiến hành nghiên cứu về ngành công nghiệp dầu mỏ thế giới và trong nước; đồng thời tiến hành nhiều dự án dự trữ thăm dò và sản xuất dầu khí. Trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí Tập đoàn đã hoạt động có hiệu quả cao, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc. Đặc biệt, tập đoàn đã có những nỗ lực liên tục để cung cấp các thông tin chi tiết về ngành
công nghiệp dầu mỏ của Hàn Quốc cho các nước khai thác dầu trên thế giới học hỏi kinh nghiệm.
KNOC có tham vọng phát triển thành một công ty hàng đầu thế giới về khai thác dầu. Để đạt được mục tiêu này, ngoài việc tham gia vào phát triển dầu khí trong nước và quốc tế, công ty còn tăng khối lượng dự trữ dầu và sản xuất thông qua việc sáp nhập và mua lại các công ty dầu cuả các nước.
Ngày 4/8/2008, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch phấn đấu thành trung tâm dự trữ dầu lớn của khu vực. Đồng thời sẽ đầu tư 19 tỷ USD để đưa Tổng công ty dầu khí quốc gia Hàn Quốc phát triển thành doanh nghiệp tầm cỡ thế giới. Giai đoạn một, Hàn Quốc sẽ đầu tư 320 triệu USD để nâng dung tích dự trữ dầu tại cảng Yeosu lên 6 triệu thùng vào tháng 12/2011. Trước khi công bố kế hoạch nâng cấp các trung tâm dự trữ dầu nói trên, Hàn Quốc đã xây dựng phương án tăng cường đầu tư cho Tổng công ty dầu khí quốc gia Hàn Quốc (KNOC) – doanh nghiệp chủ lực trong việc khai thác dầu mỏ ở nước ngoài. Theo đó, Hàn Quốc đã lên kế hoạch thay đổi chiến lược đảm bảo nguồn cung cấp dầu mỏ. Chiến lược mới sẽ chuyển trọng tâm từ tìm kiếm các mỏ dầu sang mua lại các mỏ dầu có thể khai thác ngay. Theo kế hoạch trên, Chính phủ sẽ đầu tư 19 tỷ USD trong thời gian 5 năm, đến năm 2012, nhằm đưa KNOC từ vị trí 98 lọt vào danh sách một trong 60 công ty khai thác dầu lớn nhất thế giới.
Với số tiền này, KNOC có đủ khả năng mua lại các mỏ dầu hay các công ty khai thác dầu nước ngoài, nhằm mục tiêu nâng sản lượng dầu khai thác từ 50.000 thùng/ngày lên 300.000 thùng/ngày vào năm 2012. Số chuyên gia trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ cũng sẽ được tăng lên 2.500 người, gấp 5 lần hiện nay. Chính phủ quyết định sẽ tích cực cùng với KNOC xúc tiến việc mua lại các công ty khai thác dầu mỏ nước ngoài.