Các chính sách thuế trong họat động dầu khí:

Một phần của tài liệu hoạt động hợp tác trong lĩnh vực khai thác dầu khí việt nam và hàn quốc (Trang 43 - 47)

7. Bố cục của luận văn

2.4.2. Các chính sách thuế trong họat động dầu khí:

Thuế là một trong những công cụ hữu hiệu nhất của Chính phủ trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế nói chung và trong lĩnh vực thu hút FDI vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí nói riêng. Thuế có một vị trí rất quan trọng trong việc thu

hút FDI trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Để hiểu rõ về những tác động của thuế cần phải xem xét trên cả hai góc độ lợi ích và hạn chế của các chính sách thuế đem lại trong thu hút FDI.

Chính phủ Việt Nam hiện đang áp dụng các loại thuế sau đây trong họat động dầu khí:

2.4.2.1. Thuế Tài nguyên

Thuế tài nguyên đối với dầu khí được xác định trên cơ sở lũy tiến từng phần của tổng sản lượng dầu/khí thực khai thác trong mỗi kỳ nộp thuế tính theo sản lượng dầu/khí bình quân mỗi ngày khai thác được của toàn bộ diện tích hợp đồng dầu khí.

Thuế suất thuế tài nguyên hiện nay Chính phủ Việt Nam quy định đối với sản lượng dầu thô khai thác từ 4%-25% tùy thuộc vào mức sản lượng khai thác và dự án đầu tư, còn đối khai thác khí thiên nhiên từ 0%-10% tùy thuộc vào sản lượng khai thác khí thiên nhiên và dự án đầu tư.

Bảng 4: Biểu thuế tài nguyên đối với dầu thô

STT Sản lượng khai thác Dự án khuyến khích

đầu tư

Dự án khác

I Đối với dầu thô

1 Đến 20.000 thùng/ngày 6% 8% 2 Trên 20.000 thùng đến 50.000 thùng/ngày 8% 10% 3 Trên 50.000 thùng đến 75.000 thùng/ngày 10% 12% 4 Trên 75.000 thùng đến 100.000 thùng/ngày 12% 17% 5 Trên 100.000 thùng đến 150.000 thùng/ngày 17% 22% 6 Trên 150.000 thùng/ngày 22% 27%

II Đối với khí thiên nhiên, khí than

1 Đến 5 triệu m3/ngày 0% 0%

2 Trên 5 triệu m3 đến 10 triệu m3/ngày 3% 5%

3 Trên 10 triệu m3/ngày 6% 10%

Nguồn: Nghị định số 05/2009/NĐ-CP ngày 19/01/2009 của Chính phủ.

Qua biểu thuế suất thuế tài nguyên đã nêu ở trên cho thấy mức thuế suất thuế tài nguyên của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với các nước trong láng giềng như Trung Quốc (0-12.5%), Malaysia (10%), Indonesia (20%); trong khi thềm lục địa Việt Nam chủ yếu là các mỏ vừa và nhỏ nên chưa thực sự khuyến khích được các nhà đầu tư nước ngoài tích cực đầu tư vào dầu khí của Việt Nam.

Thuế Tài nguyên có thể nộp cho Nhà nước bằng dầu hoặc bằng tiền tùy theo cục thuế qui định, nhưng hiện nay Việt Nam chưa có Nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động nên các tổ chức tiến hành khai thác dầu khí nộp thuế Tài nguyên cho Chính phủ bằng tiền.

2.4.2.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Điều 33 Luật dầu khí năm 1993 quy định các tổ chức, cá nhân tiến hành tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 50% trên thu nhập chịu thuế trong kỳ nộp thuế.

Trong trường hợp đặc biệt tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí có thể được miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Việc miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp do Chính phủ quy định. Thủ tướng Chính phủ quyết định các trường hợp cụ thể được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong hai năm tiếp theo. Đối với dự án khuyến khích đầu tư dầu khí được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong một năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong một năm tiếp theo.

2.4.2.3. Thuế nhập khẩu.

Đối với các tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trực tiếp nhập khẩu hay ủy thác nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa sau:

- Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí, kể cả linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, thay thế, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng…

- Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí mà trong nước chưa sản xuất được. - Trang thiết bị y tế và thuốc cấp cứu sử dụng trên các giàn khoan và công trình nổi khi được Bộ Y tế chấp thuận;

- Hàng tạm nhập tái xuất phục vụ cho hoạt động dầu khí;

- Trang thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động dầu khí; Nhà thầu phụ và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu để cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí thông qua hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa nêu trên.

2.4.2.4. Thuế xuất khẩu.

Hàng tạm nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu nhưng không sử dụng hết được miễn thuế xuất khẩu khi tái xuất; Phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu.

2.4.2.5. Thuế giá trị gia tăng

Đối với các tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trực tiếp nhập khẩu hay ủy thác nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hóa sau:

- Thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dung thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần thiết cho hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.

- Trong trường hợp nhập khẩu dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng nhưng trong dây chuyền đồng bộ có thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được thì không tính thuế giá trị gia tăng cho cả dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ đó;

- Vật tư nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần thiết cho hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ;

- Hàng tạm nhập tái xuất phục vụ cho hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí. Nhà thầu phụ và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu để cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí thông qua hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hóa nêu trên.

Nhận xét chung về chính sách thuế đối với họat động dầu khí của Việt Nam:

Bảng so sánh dưới đây cho chúng ta thấy rằng các loại thuế suất tại Việt Nam còn cao hơn các nước lân cận, mức thu hồi chi phí cho nhà thầu còn thấp so với các nước lân cận.

Bảng 5: So sánh các loại thuế đối với dầu

và khí thiên nhiên của Việt Nam so với các nước trong khu vực

Nội dung Việt Nam Trung Quốc Malaysia Indonesia

Thuế tài nguyên 6 - 28% 0 - 12.5% 10% 20%

Thuế thu nhập 50% 33% 40% 35%

Thúê xuất khẩu 4% Không 20% Không

Thuế chuyển lợi nhuận Không Không Không 20%

Chi phí thu hồi đầu 35% 50% 50% 100%

Chi phí đào tạo Có Không Không Không

Nguồn: petrotimes.vn

Theo Nghị định số 05/2009/NĐ-CP ngày 19/01/2009 của Chính phủ Việt Nam thì thuế suất thuế tài nguyên đối với dầu thô từ 6-22% (với dự án khuyến khích đầu tư), 8-27% (dự án khác) ứng với mức sản lượng từ 20.000-150.000 thùng/ngày. Đối với khí thiên nhiên, thuế suất thuế tài nguyên từ 0-6% (với dự án khuyến khích đầu tư), 0-10% (dự án khác) ứng với mức sản lượng khai thác từ 5-10 triệu m3/ngày. Như vậy có thể thấy các mức thuế hiện nay đều cao hơn các nước khác trong khu vực (Trừ Thuế thu hồi đầu vào), do đó khó thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, chưa khuyến khích được các nhà đầu tư hiện có mở rộng phạm vi thăm dò, khai thác.

Một phần của tài liệu hoạt động hợp tác trong lĩnh vực khai thác dầu khí việt nam và hàn quốc (Trang 43 - 47)