7. Bố cục của luận văn
2.1.2. Những đóng góp của ngành dầu khí vào tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam
thành tựu to lớn, đưa ngành dầu khí ngày càng phát triển, xứng đáng là ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam. Đến nay tập đoàn PVN đã hoàn thành đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động 26 dự án, trong đó có 03 dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí là Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; Nhà máy điện Cà Mau 1, 2 và Đường ống dẫn khí PM3 - Cà Mau; Nhà máy Điện Nhơn Trạch 1 và 23 dự án trọng điểm khác. Đang khởi công và thực hiện đầu tư xây dựng 20 dự án trọng điểm khác. Kết quả của việc triển khai các dự án đầu tư trong giai đoạn 2006 - 2010 đã góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Tập đoàn cả ở trong nước và ở nước ngoài, nâng cao uy tín của PVN trên thị trường quốc tế.
2.1.2. Những đóng góp của ngành dầu khí vào tăng trưởng nền kinh tế ViệtNam. Nam.
Dầu khí đóng vai trò quan trọng trong kinh tế toàn cầu vì thu nhập về dầu khí chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế có sở hữu nguồn thu nhập từ dầu mỏ, đặc biệt đối với những nứơc đang phát triển như Việt Nam.
So với các loại năng lượng khác, dầu khí vẫn giữ vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng trên toàn thế giới; cũng vì lẽ đó, nhiều cuộc chiến tranh, các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đều liên quan đến việc kiểm soát, cạnh tranh nguồn năng lượng và giá cả của dầu khí. Đối với bất cứ quốc gia nào, cung cấp năng lượng an toàn và ổn định là một trong những nhân tố tính toán ngoại giao quan trọng nhất. Bởi vì, vấn đề này không chỉ liên quan tới việc bảo đảm sức sản xuất và sự vận hành của toàn bộ nền kinh tế mà còn liên quan trực tiếp tới vấn đề an ninh quốc gia.
Đối với Việt Nam, vai trò và ý nghĩa của dầu khí càng trở nên quan trọng trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua, dầu khí đóng vai trò rất đáng kể vào ngân sách quốc gia với việc sản lượng không ngừng tăng và giá dầu tương đối cao trong những năm gần đây. Việc thăm dò và khai thác dầu khí có hiệu quả những năm qua và đặc biệt là phát hiện ra tầng dầu trong móng đá của mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng cùng các mỏ tương tự đã đóng góp lớn cho sự nghiệp dầu khí Việt Nam và thế giới, làm thay đổi tầm nhìn và xây dựng một
phương thức đầu tư mới trong chiến lược chung của đất nước và là điều kiện quan trọng để thúc đẩy và hấp dẫn các nhà đầu tư vào Việt Nam.
Hoạt động thăm dò khai thác dầu khí luôn đóng vai trò chủ đạo trong nguồn thu NSNN và luôn giữ vị trí số một giúp ổn định thu chi NSNN, cải thiện cán cân thanh toán. Số liệu dứơi đây sẽ chứng minh nhận định trên:
- Trữ lượng dầu khí của PetroVietnam tăng 25,2% so với thực hiện kế hoạch 2001-2005 (thực hiện 5 năm 2006-2010 là 330 triệu tấn quy dầu/thực hiện kế hoạch 2001-2005 là 263 triệu tấn quy dầu);
Bảng 3. Các chỉ tiêu của ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn 2001-2010 Các chỉ tiêu Giai đoạn
2001-2005
Giai đoạn 2006-2010
Mức tăng/giảm Giai đoạn 2006-2010 so với Giai đoạn 2001-2005 (±)
Trữ lượng phát hiện(triệu tấn quy dầu)
263 330 + 25,2%
Tổng sản lượng khai thác (triệu tấn quy dầu)
111,14 116,83 + 5,1% Tốc độ tăng doanh thu 17%/năm Gấp 2,8 lần
Nộp ngân sách Nhà nước Gấp 2,3 lần
Kim ngạch xuất khẩu + 95%
Nguồn: www.pvn.vn
- PetroVietnam đạt mốc khai thác 300 triệu tấn dầu quy đổi vào ngày 02/9/2009 và khai thác tấn dầu thô thứ 250 triệu vào ngày 12/10/2009.
- Doanh thu ngành dầu khí chiếm trung bình 18-20% GDP cả nước. Năm 2010, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đạt kỷ lục mới về doanh thu với mức 478,4 nghìn tỷ đồng, tăng 59% so với năm 2009, nộp ngân sách Nhà nước 128,9 nghìn tỷ đồng, tăng 41% và chiếm 1/3 tổng thu ngân sách Nhà nước5.
- Nộp ngân sách Nhà nước tăng 11%/năm, chiếm trung bình từ 25 đến 30% tổng thu ngân sách hàng năm.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 5%/năm; hàng năm chiếm trung bình 15% trên tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
- Giá dầu trung bình thực hiện cả giai đoạn 2006 - 2010 là 74,2USD/thùng. - Tốc độ tăng trưởng dịch vụ dầu khí đạt trung bình 44%/năm (so với mục tiêu kế hoạch 5 năm đã đề ra là trung bình 20%/năm), chiếm trung bình 27%/năm trong tổng doanh thu toàn Tập đoàn (cao hơn so với mục tiêu chiến lược ngành đề ra là chiếm từ 20-25% tổng doanh thu toàn Tập đoàn).
- Vốn chủ sở hữu tăng 2,4 lần so với đầu kỳ kế hoạch (vốn chủ sở hữu năm 2010 là 184 nghìn tỷ đồng so với vốn chủ sở hữu cuối năm 2005 là 76,2 nghìn tỷ đồng).
- Hệ số nợ/tổng tài sản là 0,36 - đảm bảo an toàn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư; Năng suất lao động trung bình đạt 8,4 tỷ đồng/người/năm.
Trong bối cảnh khu vực hoá, toàn cầu hoá các nền kinh tế, việc hội nhập thành công và phát triển đều tuỳ thuộc vào sự nỗ lực vươn lên của từng quốc gia, từng doanh nghiệp trong nền kinh tế, và cũng phụ thuộc nhiều vào chính sách điều chỉnh của mỗi quốc gia. Nhận thức được điều đó, ngành Dầu khí Việt Nam đã xác định mục tiêu chiến lược phát triển từ nay đến năm 2020 là: Phấn đấu xây dựng ngành Dầu khí Việt Nam phát triển toàn diện, xây dựng tổng công ty Dầu khí Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, hoạt động đa chức năng, tham gia tích cực vào quá trình hợp tác khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu nhiên liệu năng lượng, sản phẩm hoá dầu cho nền kinh tế trong thế kỷ 21, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Trong định hướng chủ đạo làm cơ sở để hoạch định cho từng giai đoạn để phát triển đã được đề ra trong chiến lược phát triển của tổng công ty Dầu khi Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 có nội dung: “Phát huy nội lực, kết hợp với tăng cường hợp tác đầu tư nước ngoài theo nhiều hình thức, hội nhập bình đẳng vào cộng đồng Dầu khí khu vực và quốc tế”.
Như thế Việt Nam phải có chiến lựơc phát triển ngành dầu khí bền vững, có khả năng cạnh tranh cao và bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước; phát triển ngành dầu khí đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh-
quốc phòng, tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, “Điều đó đòi hỏi ngành dầu khí phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong đó đặc biệt coi trọng việc xây dựng nguồn nhân lực, xây dựng năng lực khoa học- công nghệ và năng lực tổ chức điều hành của bộ máy quản lý các cấp". Đây chính là những định hướng rất có giá trị để Việt Nam ngoài việc tự lực thăm dò, khai thác các mỏ dầu mới thì việc hợp tác với nước ngoài, trong đó các tập đoàn, tổng công ty dầu khí của Hàn Quốc cũng sẽ là một trong những đối tác quan trọng trong khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu để tổ chức các liên doanh tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.