7. Bố cục của luận văn
2.1.3. Những cơ chế, chính sách điều chỉnh ngành dầu khí Việt Nam
Từ năm 1988, với chính sách mở cửa của Chính phủ Việt Nam, hoạt động dầu khí trong nước đã bước hướng tới một kỷ nguyên mới; hoạt động hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí không còn gói gọn trong việc chỉ có liên doanh Vietsopetro mà mở rộng cho hàng loạt đối tác nước ngoài khác tham gia vào quá trình này.
Để có cơ sở điều chỉnh các tổ chức nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam, trong đó có các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, Luật đầu tư nước ngoài
đã được ban hành ngày 29 tháng 12 năm 1987; sau khi được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, Luật đầu tư được hoàn chỉnh năm 2005, đến nay, Luật đã điều chỉnh tương đối đầy đủ các quan hệ trong đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí.
Một bộ luật quan trọng nữa điều chỉnh các quan hệ trong việc thăm dò, khai thác dầu khí đó là Luật Dầu khí ra đời ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008 và các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ Việt Nam như Nghị định số 48/2000/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí; Nghị định số 34/2001/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ Việt Nam về việc ban hành Quy chế đấu thầu dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; Nghị định số 115/2009/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 48/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật dầu khí và quy chế đấu thầu
dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ban hành kèm theo nghị định số 34/2001/NĐ-CP của Chính phủ.
Đây là những văn bản pháp lý quan trọng quy định chi tiết về hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam cũng như quy định các hoạt động hợp tác với nước ngoài trong thăm dò, khai thác dầu khí.
Tuy nhiên, do là một ngành kinh tế mang tính đặc thù cao nên ngoài những văn bản trên, hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam còn chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật khác như Luật bảo vệ môi trường, Luật thương mại …và các Hiệp định, Biên bản ghi nhớ được ký kết giữa Việt Nam và các nước trong lĩnh vực đầu tư, tài nguyên và năng lượng.