7. Bố cục của luận văn
2.2.2. KNOC và quá trình tham gia vào hoạt động khai thác dầu khí tại Việt Nam
Nam.
Là nước đi sau trong lĩnh vực khai thác tài nguyên ở nước ngoài, nhưng với các kế hoạch nâng cao năng lực dự trữ dầu và mở rộng mạnh mẽ quy mô KNOC
nêu trên, Hàn Quốc đang chính thức tham gia vào cuộc đua khai thác, sở hữu “vàng đen” với các cường quốc trong khu vực và thế giới. Việt Nam là nước có tiềm năng trong khai thác dầu khí, và là điểm đến hấp dẫn của nhiều quốc gia. Vì vậy KNOC đã từng bước phát triển và đầu tư vào thị trường này, chính thức từ năm 1992.
Với những chính sách ưu đãi trong lĩnh vực khai thác dầu khí của Việt Nam, KNOC với PetroVietnam cùng các công ty khác đã tiến hành thăm dò khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam, có thể kể đến như Cửu Long JOC, liên doanh tổng công ty thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (chiếm 50% vốn) với Công ty Dầu khí Conoco Phillips (Anh - 23,25%), Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Hàn Quốc (KNOC - 14,25%), Công ty SK (Hàn Quốc - 9%) và Công ty Geopetrol (Monaco - 3,5%) đã tiến hành công tác thăm dò và khai thác dầu khí tại Lô 15-1 thềm lục địa Việt Nam.
Ngoài ra, KNOC cũng đang tham gia khai thác tại Lô 11-2 với đóng góp vào liên doanh tương đương 39.75%. Trong đó 75% tổng đầu tư vào Lô 11-2 là của các công ty Hàn Quốc, bao gồm: LG, Deasong, Deawoo, Samhoan, Huyndai, Seoul Pte. Đây là Lô thăm dò, khai thác đầu tiên mà KNOC hợp tác với Tổng công ty dầu khí Việt Nam từ tháng 5 năm 1992 đến nay.
Với những khả năng hiện có, KNOC đã từng bước tham gia vào quá trình tìm kiếm, khai thác và chế biến dầu khí tại Việt Nam và đạt được nhiều thành công.